Dàn ý Phân Tích Bà Cụ Tứ Trong Vợ Nhặt Chi Tiết, Hay Nhất- Ngữ Văn 12

PHÂN TÍCH BÀ CỤ TỨ TRONG VỢ NHẶT

Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân là bức họa khắc họa sâu sắc những tháng ngày mà dân tộc ta phải chìm trong nạn đói, phải lay lắt giữa ranh giới giữa sự sống và cái chết. Đồng thời Vợ nhặt cũng là áng văn thấm đẫm tình người thông qua tình huống nhặt vợ và sự chuyển biến trong tâm lý của các nhân vật, tiêu biểu là của bà cụ Tứ. Mời bạn đọc đọc bài phân tích hình tượng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt.

Phân tích bà cụ Tứ trong vợ nhặt- CungHocVui

Phân tích bà cụ Tứ trong vợ nhặt

Hoàn cảnh:

- Nghèo khó, mất chồng, cả đời lam lũ nay còn lâm vào nạn đói.

- Cuộc đời bà là những chuỗi ngày đau khổ tiếp nối “Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”

=> Luôn phải toan tính, nặng trĩu lo toan cho những ngày sống tiếp theo chẳng một phút nào yên.

Dáng vẻ của bà cụ Tứ:

- Mang đậm dáng vẻ của người phụ nữ vất vả vì chồng con, vì mưu sinh gia đình thể hiện qua tiếng ho “húng hắng”, dáng người “lọng khọng”.

Xem thêm:

Dàn ý so sánh cụ Tứ và người đàn bà hàng chài có phân tích

Soạn vợ nhặt ngắn gọn, đầy đủ ý, có tóm tắt nội dung

Phân tích bà cụ Tứ trong Vợ nhặt qua tính cách.

- Tích cách ở đây của bà cụ Tứ được thể hiện rõ ràng qua diễn biến tâm trạng trong đêm khi có nàng dâu mới và vào sáng sớm ngày hôm sau.

- Bà tuy thiếu thốn vật chất nhưng tình yêu đối với con cái là vô bờ:

+ Bà phấp phỏng, lo âu khi thấy Tràng chào mẹ trang trọng khác thường, linh cảm mách bảo có điều gì đó khác thường.

+ Ngạc nhiên, ngỡ ngàng khi có người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình được thể hiện qua hàng loạt câu nghi vấn “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ?” “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia?” “Sao lại chào mình bằng u?”.

+ Bà không kịp nắm bắt được tình huống, không nghĩ đến cảnh con mình có vợ vào thời khắc này.

+ “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn đi thì phải”.

- Bà thấu được nhiều lí lẽ của cuộc đời, sự im lặng chất chứa bao nhiêu cái ai oán, tủi thân, trách khứ cuộc đời.

 Bà cụ Tứ là người thấu hiểu nhiều lý lẽ cuộc đời- CungHocVui

Bà cụ Tứ là người thấu hiểu nhiều lý lẽ cuộc đời

+ Khi hiểu ra cơ sự, bà không nói gì mà chỉ “cúi đầu nín lặng”.

+ “Ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con trai mình” bởi cái nghèo mà mới có được vợ, bởi bà thấu được Thị theo Tràng chỉ vì miếng ăn và bởi gia cảnh nghèo khó mà ngay cả ngày trọng đại của con trai mình cũng không được tử tế “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này mới lấy đến con mình mà con mình mới có được vợ.

+ Bà trách mình chưa làm được bổn phận của người mẹ.

+ Bà lo lắng cho tương lai của con trai và nàng dâu mới “Biết chúng nó có qua nổi cơn đói khát này không”.

+ Tuy nhiên tấm lòng nhân hậu của bà, không thể để người khác lâm vào nguy khốn nên đã chấp nhận nàng dâu mới “ Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng”.

=> Tâm trạng bà cụ Tứ diễn biến phức tạp đủ để thấy sự dằn xé trong nội tâm từ buồn, vui, lo lắng đến ai oán xót thương cho số kiếp nghèo khổ mà cảnh đời đẩy tới.

Xem thêm:

Giá trị nhân đạo trong vợ nhặt

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt

- Bà là nguồn sáng mang đến những thay đổi tích cực thông qua những dự định tương lai

+ Động viên, bảo ban các con “Nhà ta thì nghèo con ạ. Chúng mày bảo nhau liệu mà làm ăn, may ra ông giời cho khá” “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.

+ Luôn có cái nhìn tích cực cho tương lai, là chỗ dựa tinh thần duy nhất cho những cảnh đời lay lắt.

- Khuôn mặt u ám “bỗng dưng rạng rỡ” hẳn lên sau ngày đón nàng dâu mới.

- Chuẩn bị mâm cơm ngày cưới trong tâm trạng vui vẻ, đầy yêu thương. Tuy chỉ là thức chè khoán khó nuốt nhưng vẫn có cái nhìn tích cực “ Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy”.

- Truyền cho con những hy vọng về ngày mai tươi sáng “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà” “Ngoảnh đi, ngoảnh lại chả mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem”

-> Tinh thần lạc quan của người lao động nghèo khổ trong những tháng ngày phải dằn co tính mạng giữa sự sống và cái chết nhưng vẫn kiên quyết bám trụ. Tuy phải ăn uống kham khổ, ăn những thức đồ vốn dĩ không dành cho con người nhưng họ vẫn bền bỉ sống, không để nạn đói hạ thấp nhân cách mà kiên quyết hướng về sự sống, không để bản thân trở thành bọt bèo.

Ý nghĩa nhân vật

- Sự xuất hiện của nhân vật cụ Tứ như điểm sáng duy nhất trong bức tranh nạn đói khốc liệt.

- Bà là hiện thân cho vẻ đẹp của tình người và cả lòng nhân hậu mà Kim Lân đã gửi gắm vào.

- Diễn biến tâm trạng phức tạp nhưng vẫn cuối cùng vẫn chọn làm người cho thấy sự cao đẹp trong nhân cách và là cái phao tinh thần để các nhân vật bám trụ đến cuối cùng.

Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích bà cụ Tứ trong Vợ nhặt. Qua dàn ý này, ta có thể thấy vẻ đẹp của cụ Tứ cũng như người phụ nữ xưa được ẩn giấu sau vẻ bề ngoài xơ xác, đói khổ.

Tags Vợ nhặt bà cụ tứ phân tích bà cụ tứ trong vợ nhặt

Từ khóa » Nhân Vật Bà Cụ Tứ Dàn ý