Dàn ý Phân Tích Nhân Vật Phùng Trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa

dan y phan tich nhan vat phung trong chiec thuyen ngoai xa

Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

This post: Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

I. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 1 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật Phùng: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhân vật Phùng- một người nghệ sĩ với khao khát vươn tới giá trị chân chính của nghệ thuật và ý nghĩa thực sự của đời sống con người.

2. Thân bài

a. Phùng là một người nghệ sĩ có trách nhiệm với công việc

– Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh.– Nhận nhiệm vụ đi thực tế để tìm kiếm một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch nghệ thuật thuyền và biển để xuất bản, Phùng bắt đầu hành trình của mình bằng tất cả sự tận tâm vốn có của người nghệ sĩ.– Dành suốt một tuần lễ để tìm kiếm bức ảnh vừa ý nhất.

b. Phùng là một người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm– Phát hiện được một vẻ đẹp “đắt trời cho” khi đang tác nghiệp trong một buổi sáng còn đầy hơi sương.– Cảm nhận đầy tinh tế, quan sát ti mỉ từng chi tiết của cảnh thực để thu vào tầm mắt mình những gì đẹp đẽ nhất mà tạo hoá ban tặng.– Cảm thấy tâm hồn như trong ngần, nhận ra ý nghĩa đáng trân trọng của nghệ thuật“cái đẹp chính là đạo đức”.

c. Phùng là một người tốt bụng, giàu tình thương với con người– Khi nhận ra hiện thực nghiệt ngã đằng sau bức tranh, vứt máy ảnh nhào tới, can ngăn hành động vũ phu và tàn nhẫn của người đàn ông.→ Trái tim nhân hậu, yêu chính nghĩa đã thôi thúc Phùng hành động, anh không thể cam lòng đừng nhìn kẻ yếu thế- một người đàn bà tội nghiệp phải chịu những đòn roi từ chính người chồng của mình.– Ở lại bãi biển để giúp đỡ người đàn bà hàng chài dù đã hoàn thành bộ ảnh.

d. Phùng là một người nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn, trăn trở về số phận con người– Chứng kiến cảnh bạo hành, khiến lòng anh như thắt lại.– Khi vỡ lẽ với những lý do mà người đàn bà đưa ra để từ chối yêu cầu ly hôn của chánh án Đẩu, Phùng đã hiểu hơn về cuộc sống, cuộc đời của những người hàng chài khốn khổ.– Phùng lo lắng cho số phận của những con người suốt đời cam chịu, nhẫn nhục và số phận của những đứa trẻ lớn lên trong cảnh bạo lực.=> Sự trăn trở về cuộc sống, về số phận của những con người khốn khổ.

e. Bức thông điệp từ nhân vật PhùngCần phải gắn bó với cuộc đời để thấu hiểu, cảm thông, không nên nhìn cuộc đời, con người một cách hời hợt, phiến diện. Người nghệ sĩ cần phải có cái nhìn đa chiều, nhìn vào bản chất sự việc.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về tài năng Nguyễn Minh Châu và vẻ đẹp nhân vật. 

II. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 2 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và nhân vật Phùng.

2. Thân bài

a. Nghề nghiệp– Phùng từng là một người lính, anh dành cả thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.– Hòa bình lập lại, anh làm nhiếp ảnh, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp.

b. Phẩm chất, tính cách–  Phùng là người rất trách nhiệm trong công việc:+ Những bức ảnh được anh chụp đều lên kế hoạch rõ ràng, suy tính kỹ càng.+ Nhận được nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, anh không chối từ hay ngần ngại mà sẵn sàng về bãi biển năm xưa từng chiến đấu để tác nghiệp.+ Bỏ ra cả tuần lễ để kiếm tìm và chụp lại bức ảnh ưng ý.

– Phùng là một nghệ sĩ tinh tế, có tâm hồn nhạy cảm:+ Phát hiện ra cảnh đắt trời cho giữa khung cảnh đời thường.+ Nhận ra “cái đẹp chính là đạo đức”.

– Phùng là một người tốt bụng, giàu lòng trắc ẩn:+ Ngỡ ngàng, kinh ngạc khi bắt gặp cảnh tượng bạo lực sau bức tranh hoàn mỹ.+ Xót xa cho thân phận người đàn bà bất hạnh, thương chị em thằng Phác.+ Căm phẫn, không chấp nhận tội ác hiện hữu, đánh trả lại người chồng để bảo vệ người đàn bà, bảo vệ lẽ phải.+ Thấu hiểu, cảm thông khi nghe người đàn bà tâm sự.+ Suy nghĩ về thân phận con người, đặc biệt là những đứa trẻ.

c. Phùng- nhân vật nhận thức mang thông điệp của tác giả:+ Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phục vụ đời sống.+ Nhìn thế giới bằng cái nhìn đa chiều để thấu rõ sự vật- hiện tượng.+ Cảm thông, yêu thương những số phận bất hạnh.

3. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật và tài năng của tác giả.

 

III. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 3 (Chuẩn)

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, dẫn dắt vào phân tích nhân vật Phùng.

2. Thân bài: 

* Phẩm chất của nhân vật Phùng– Là một nhiếp ảnh đam mê nghệ thuật– Rất tâm đắc và say sưa với công việc của mình– Yêu thương, trân trọng con người (Bất bình trước cảnh bạo lực, bênh vực, giúp đỡ người đàn bà).

* Phân tích hai phát hiện của nhân vật Phùng

– Phát hiện cảnh đẹp trong nghệ thuật: cảnh thuyền biển vào một buổi sáng mờ sương:+ Cảnh đắt trời cho “đẹp như bức tranh mực tầu”+ Khung cảnh thuyền- biển hài hòa, tuyệt mĩ.+ Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc, xúc động trước khung cảnh trời cho.=> Phùng phát hiện ra chân lí: Cái đẹp chính là đạo đức

– Phát hiện về sự thật cuộc đời: Cảnh bạo lực trong gia đình người đàn bà hàng chài+ Từ một trong những con thuyền bước ra một người đàn ông bạo lực và người đàn bà khốn khổ. Người đàn ông đánh vợ một cách vô lí và tàn bạo.+ Phùng ngỡ ngàng, bất bình trước sự thật tàn nhẫn. Sau phút kinh ngạc Phùng đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất để chạy lại bảo vệ người đàn bà.=> Phát hiện ra nghịch lí đầy trớ trêu, đằng sau bức tranh đẹp đẽ toàn bích kia là sự thật đầy trái ngang, đau khổ.

3. Kết bài:

 Đánh giá nhân vật Phùng, nêu cảm nghĩ về nhân vật 

IV. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 4 (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Phùng.

2. Thân bài:

a. Hoàn cảnh nhân vật:– Phùng từng tham gia chiến đấu, sau khi giải phóng, anh trở về làm việc cho một tòa soạn với vai trò nhiếp ảnh gia.– Để có được một bộ lịch nghệ thật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng của Phùng đã giao cho anh nhiệm vụ đi thực tế tìm chụp cảnh biển buổi sáng có sương mờ.

b. Phùng – người nghệ sĩ tha thiết với nghệ thuật, nhạy cảm với cái đẹp, có cái nhìn giản đơn và dễ thỏa mãn:– Để chụp được một bức ảnh ưng ý Phùng đã kiên nhẫn “phục kích” ở bãi biển đến cả tuần trời.– Sau mấy ngày phục kích, Phùng bỗng bắt được một cảnh “đắt” trời cho.– Phùng tưởng mình vừa “khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.=> Phùng tự dựng ra một triết lý rằng “bản thân cái đẹp là đạo đức”, và rất tâm đắc với nhận định ấy của mình.

c. Con người nhân hậu, có nhiều trăn trở với cuộc sống và số phận con người trong xã hội:

* Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình trên bãi biển:– Cảnh tượng kinh hoàng ấy khiến Phùng phải sửng sốt, bàng hoàng.– Phùng vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới để căn ngăn cảnh bạo lực gia đình đáng giận, giải cứu người đàn bà khốn khổ.– Ở lại bãi biển vài ngày để cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà li hôn chồng.

* Khi nghe câu chuyện cuộc đời người đàn bà làng chài:– Bức xúc, ra sức khuyên giải người đàn bà ly hôn với chồng, nghĩ rằng chỉ có cách này mới có thể cứu cuộc đời người đàn bà thoát khỏi cái vũng lầy hôn nhân.– Cảm thấy bất bình, khó hiểu khi người đàn bà không chịu ly hôn với chồng.– Anh không can tâm, anh không chấp nhận nổi cái sự vô lý đang xảy ra trước mắt.

* Sau khi thấu hiểu nguyên nhân người đàn bà làng chài không chịu ly hôn chồng:– Phùng trở về với cuộc sống của mình, thế nhưng anh vẫn không thôi trăn trở về câu chuyện của người đàn bà làng chài.– Phùng nhận ra trong nghịch lý luôn tồn tại những cái có lý và con người phải có tấm lòng thấu hiểu, cảm thông, cái nhìn đa diện nhiều chiều để nhận thức và sẻ chia.– Thấm nhuần tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh”.– Dần chấp nhận những nghịch lý trong cuộc sống, khi chỉ có pháp luật và sự công bằng thì vẫn chưa đủ để giải quyết hết những trái ngang trong cuộc đời.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận chung. 

V. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 5 (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2. Thân bài:

a. Giới thiệu chung:– Phùng là một nhiếp ảnh gia có tài, được cử đi thực tế để chụp một bức ảnh nghệ thuật.– Anh là người nghệ sĩ yêu cái đẹp, theo đuổi cái đẹp và có trách nhiệm với nghề.

b. Phùng là người nghệ sĩ có trách nhiệm với công việc, đam mê sáng tạo nghệ thuật– Người nghệ sĩ có trách nhiệm với công việc: Bỏ ra nhiều ngày để chụp được bức ảnh ưng ý.– Nhạy cảm với cái đẹp: tinh tế phát hiện ra một khoảnh khắc hoàn mỹ, một cảnh đẹp trời cho.– Đắm chìm trong vẻ đẹp của cảnh bãi biển trong sáng sớm, anh không ngừng bấm máy và nhận ra “bản thân vẻ đẹp là đạo đức”.– Anh là người nhạy cảm với cái đẹp, có những chiêm nghiệm sâu sắc về cái đẹp và đạo đức (cái đẹp thanh lọc tâm hồn).

c. Anh có một tấm lòng trăn trở trước những số phận con người– Trước cảnh bạo lực gia đình, anh sững sờ “kinh ngạc” như không tin vào mắt mình.– Ra tay ngăn cản hành động bạo tàn của người đàn ông, che chở bảo vệ cho người đàn bà tội nghiệp.– Dù đã chụp xong bộ ảnh, Phùng vẫn ở lại vài ngày để cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà.– Lắng nghe câu chuyện của người đàn bà, Phùng hiểu ra tất cả, thấy được những góc khuất của cuộc đời.– Anh nhận ra rằng, sau vẻ đẹp yên bình hoàn mỹ, có thể là hiện thực trần trụi, là nghịch lý cuộc đời.

d. Phùng có những nhìn nhận, chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời– Ban đầu, anh là người đơn giản, nhìn nhận cuộc đời rất đơn giản (hỏi chồng người đàn bà bị đánh có đi ngụy không)– Sau sự kiện ấy, Phùng nhận ra những nghịch lý cuộc đời, giúp anh có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.– Cuối câu chuyện, Phùng trăn trở về hình ảnh người đàn bà ven biển cũng là trăn trở cho số phận của những người lao động nghèo.– Thông qua Phùng, tác giả muốn gửi gắm chiêm nghiệm về cuộc đời, con người, người nghệ sĩ nên có cái nhìn đa chiều, nhận ra bản chất sau vẻ đẹp bề ngoài.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ về nhân vật.

VI. Dàn ý Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, mẫu 6 (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và nhân vật Phùng

2. Thân bài

* Giới thiệu khái quát về nhân vật Phùng:– Từng là người lính trong kháng chiến chống Mĩ.– Hòa bình lập lại Phùng trở thành người nghệ sĩ nhiếp ảnh.– Thực hiện nhiệm vụ chụp bộ ảnh ngày tết, Phùng đã về lại bãi biển nhỏ miền Trung- nơi anh từng chiến đấu.– Tại đây anh đã rút ra được nhiều chiêm nghiệm về cuộc đời và nghệ thuật.

* Người nghệ sĩ yêu cái đẹp:– Tâm hồn tinh tế, nhạy cảmà phát hiện ra cảnh đắt trời cho.– Phát hiện cảnh đẹp “trời cho”, Phùng cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc.– Bối rối, xúc động trước cái đẹp, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đẹp đức”.– Say mê chụp lại khoảnh khắc đắt giá.

* Có trách nhiệm với công việc:– Phục kích cả tuần trên bãi biển để săn lùng bức ảnh đẹp.– Dù chụp được rất nhiều bức tranh cảnh biển đẹp nhưng vẫn chưa ưng ý.– Đặt ra trách nhiệm cho người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ chân chính phải gắn bó với cuộc đời, với con người.– Thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật- cuộc đời; giữa người nghệ sĩ với con người.

* Yêu thương con người, có trách nhiệm với cuộc đời:– Bất bình trước cái ác, cái bạo tàn (Cảnh bạo lực gia đình của người hàng chài)– Bảo vệ người đàn bà trước hành động vũ phu, bạo lực của người chồng– Ở lại vài ngày cùng Đẩu giúp đỡ người đàn bà thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian.– Lắng nghe câu chuyện của người đàn bà à Trăn trở và hiểu được những góc khuất của cuộc sống.

3. Kết bài

Cảm nhận về nhân vật Phùng:– Người nghệ sĩ yêu cái đẹp, có trách nhiệm với công việc– Con người giàu yêu thương– Nhân vật tư tưởng truyền tải những quan niệm, tư tưởng của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

VII. Bài văn mẫu Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa (Chuẩn)

Nguyễn Minh Châu là người mở đường tinh anh cho văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới. Các tác phẩm của ông thường được xây dựng trên những tình huống nghịch lý, qua đó làm nổi bật giá trị tư tưởng. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm tiêu biểu của ông- một tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân đạo. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Phùng- một người nghệ sĩ với khao khát vươn tới giá trị chân chính của nghệ thuật và ý nghĩa thực sự của đời sống con người.

Trước hết, Phùng là một nghệ sĩ giàu trách nhiệm với công việc. Rời xa chiến trường, về với cuộc sống yên bình, anh làm nghề nhiếp ảnh. Nhận nhiệm vụ đi thực tế để tìm kiếm một bức ảnh bổ sung cho bộ lịch nghệ thuật thuyền và biển để xuất bản, Phùng bắt đầu hành trình của mình bằng tất cả sự tận tâm vốn có của người nghệ sĩ…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài văn mẫu Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa tại đây.

——————HẾT——————

Đất nước Việt Nam ta đã ngày càng phát triển. Giặc đói, giặc dốt cũng dần được xóa bỏ. Tuy nhiên, đâu đó, những cảnh bạo lực gia đình, cái nghèo, cái đói vẫn còn len lỏi. Vậy nên giá trị của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài ra vẫn luôn còn đó khiến ta phải trăn trở. Các bài viết khác nhứ Cảm nhận của em về người đàn bà làng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Phân tích Nghịch lý trong Chiếc thuyền ngoài xa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn giá trị to lớn của tác phẩm này!

Bản quyền bài viết thuộc trường Mầm Non Ánh Dương. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận. Nguồn chia sẻ: Trường Mầm Non Ánh Dương (mamnonanhduongvt.edu.vn)

Từ khóa » đàn ý Nhân Vật đẩu Trong Chiếc Thuyền Ngoài Xa