Dàn Ý Sóng Của Xuân Quỳnh ❤️️14 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay
Có thể bạn quan tâm
Dàn Ý Sóng Của Xuân Quỳnh ❤️️ 24+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Mẫu Tư Liệu Tham Khảo Giúp Bạn Học Tốt Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 12.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Dàn Ý Sóng Của Xuân Quỳnh – Mẫu 1
- Dàn Ý Phân Tích Sóng Hay Nhất – Mẫu 2
- Dàn Ý Sóng Ngắn Gọn Đơn Giản – Mẫu 3
- Dàn Ý Sóng Ngắn Nhất – Mẫu 4
- Sơ Đồ Dàn Ý Sóng Chi Tiết – Mẫu 5
- Dàn Ý Bài Thơ Sóng Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
- Dàn Ý Phân Tích Sóng Nâng Cao – Mẫu 7
- Dàn Ý Sóng Khổ 1 2 – Mẫu 8
- Dàn Ý Sóng Khổ 3 4 – Mẫu 9
- Dàn Ý Sóng Khổ 1 2 3 4 – Mẫu 10
- Dàn Ý Sóng Khổ 3 4 5 – Mẫu 11
- Mẫu Lập Dàn Ý Sóng Khổ 5 6 7 Bài Sóng – Mẫu 12
- Dàn Ý Khổ 5 6 7 Bài Sóng Ngắn Gọn – Mẫu 13
- Dàn Ý Sóng Khổ 8 9 – Mẫu 14
Dàn Ý Sóng Của Xuân Quỳnh – Mẫu 1
Tham khảo dàn ý Sóng của Xuân Quỳnh dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những định hướng làm bài cụ thể.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
- Giới thiệu bài thơ Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.
II. Thân bài
1.Bản chất, quy luật của “sóng” và “em”
-Khổ 1:
- Sử dụng nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).
- Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được bản tính của sóng, nên “sóng ” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
-Khổ 2:
- “Ôi con sóng… và ngày sau vẫn thế”: dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời.
- “Nỗi khát vọng tình yêu… ngực trẻ”: liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương, khát vọng tình yêu là khát vọng đặc trưng muôn đời của tuổi trẻ.
2.Những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
–Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
–Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình tình yêu.
3.Nỗi nhớ, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu
-Khổ 5:
- Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
- Người phụ nữ bày tỏ nỗi nhớ một cách trực tiếp, mạnh dạn, chân thành “Lòng em nhớ đến anh”, cách nói thậm xưng “Cả trong mơ còn thức” thể hiện nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức, thường trực trong suy nghĩ.
-Khổ 6:
- Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
- Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.
4.Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
-Khổ 7: Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ… Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
-Khổ 8:
- “Cuộc đời tuy dài thế / Năm tháng vẫn đi qua”: cảm giác cô đơn nhỏ bé trước cuộc đời, nỗi lo âu về sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô tận.
- “Như biển kia… bay về xa”: cảm giác bất an trước cái dễ đổi thay của lòng người giữa “muôn vời cách trở”. Nhưng đây còn là vượt lên sự lo âu phấp phỏng đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng.
-Khổ 9:
- “Làm sao”, đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu” bằng tình yêu và cùng tình yêu
- Khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.
III. Kết bài
-Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng
-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.
- Nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị,…
Giới thiệu tuyển tập 💧 Mở Bài Sóng Của Xuân Quỳnh 💧 20 Đoạn Văn Hay Nhất
Dàn Ý Phân Tích Sóng Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc mẫu dàn ý phân tích Sóng hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
I. Mở bài:
Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Bài thơ diễn tả tâm hồn của người phụ nữ đang yêu với những rung động, trăn trở, băn khoăn đầy khao khát.
II. Thân bài:
1.Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác 29.12.1967. Lúc này trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ vô cùng ác liệt, dữ dội
2.Hai khổ thơ đầu: Những đặc điểm về tình yêu của con người nói chung và người con gái nói riêng
- Xuân Quỳnh đã sử dụng những đặc tính của sóng để biểu đạt những sắc thái của tình yêu trong “em” có sự “dữ dội” mà cũng rất “dịu êm”, có “ồn ào” nhưng vẫn “lặng lẽ”. Có những biểu hiện đối lập cùng tồn tại, sóng bất thường và tình yêu của em cũng bất thường như sóng.
- Sóng luôn tự tìm về biển nên mới “tìm ra tận bể”: những bí ẩn của sóng và những bí ẩn trong nỗi niềm của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật tinh tế.
- Con sóng tình yêu muốn vượt ra khỏi những gì hạn hẹp để đến với bể lớn tình yêu bát ngát. Nỗi niềm của “em”, của người phụ nữ đang yêu được Xuân Quỳnh hiểu thấu và nói lên bằng hình ảnh thơ cụ thể mà cũng thật trừu tượng.
- “con sóng ngày xưa…ngày sau vẫn thế…” : con song muôn đời vẫn thế, luôn trẻ trung, vĩnh hằng, bất diệt với thời gian, năm tháng cũng như tình yêu luôn tồn tại, gắn liền với ước mơ, khao khát về hạnh phúc, cuộc sống của tuổi trẻ
3.Hai khổ 3 và 4: Nguồn cội của tình yêu khiến tác giả có những trăn trở của riêng mình.
- Trước không gian bao la vô ngần, thời gian hữu hạn nhân vật “em” bất giác nghĩ về “anh”, về “em”, về tình yêu của chúng ta. Lấy cớ hỏi sóng đến từ đâu nhưng cái chính là muốn hỏi về chính nguồn cội tình yêu của mình. Ở đây ta thấy được nhà thơ nhấn mạnh niềm khát khao yêu và được yêu, được nhận thức về chính bản thân mình và về tình yêu bất hủ muôn đời.
- Tình yêu từ lâu vốn dĩ chứa đựng nhiều điều bí ẩn, khó lí giải. Khi yêu người ta khó phân định rõ ràng, trái tim lúc này không dễ dàng tuân theo một qui luật rõ ràng. Vì thế mà nhà thơ đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi “khi nào ta yêu nhau?” nhưng rồi cũng như sóng và gió, không thể cắt nghĩa chúng.
4.Khổ 5 và 6: Sự sóng đôi hai hình tượng em và sóng để diễn tả nỗi nhớ
-Hình tượng sóng nhớ thương bờ:
- Dưới những tầng sâu của đại dương, nỗi nhớ của con sóng cuồn cuộn đến dày vò. Một khi kìm nén không nổi, sóng trào dâng lên mặt biển từng đợt ào ạt, lan rộng, sóng cứ xôn xao, thao thức, điên đảo. Như thế mới thấy nỗi nhớ bao trùm cả không gian chiếm lĩnh luôn thời gian, cuốn hút mọi tâm tư, đó chính là lúc người con gái đang bị nhấn chìm trong biển nhớ.
- Qua đó thể hiện một tình yêu nồng nàn, đắm say nhưng vô cùng kín đáo.
-Cái tôi trữ tình lúc này tách ra khỏi hình tượng sống để bày tỏ, mạnh dạn nói cho cạn kiệt nỗi nhớ của mình:
- Giọng thơ thì thầm, thủ thỉ, ân cần bộc bạch nỗi nhớ nhung. Không ngủ được, chợp mắt rồi lại mơ, thao thức nhớ nhung. Đó là quy luật của tình cảm tình nhiên của người đang yêu. Nỗi nhớ khắc khoải vượt ra khỏi lí trí.
- Nỗi nhớ đi từ cõi ý thức sang vô thức, tiềm thức.
- Qua đó thấy được tình yêu của người con gái chân thành, sâu thẳm, và duy nhất. Một tâm hồn đẹp, khi kín đáo biểu lộ lúc chân tình bày tỏ nỗi lòng nhưng vẫn mang nét nữ tính
-Nỗi nhớ dịu lại, nhân vật “em” tự soi chiếu lòng mình để nhận ra những điều mới mẻ của tình yêu.
- “Nghĩ”: động từ vừa gợi sự nghĩ ngợi mà cũng là đang tơ tưởng, đây là một biểu hiện của nỗi nhớ nhẹ nhàng, sức cuốn hút của tình yêu.
- Xuân Quỳnh có cách nói lạ: “xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam” để thấy được sự trắc trở, thử thách đến với tình yêu. Hơn nữa nổi rõ lên phẩm chất và sức mạnh của tình yêu, người con gái mang một tâm hồn trẻ, đẹp, thủy chung và son sắc
5.Còn lại: Tình yêu luôn gắn liền với những khó khăn, trắc trở như thế mới thấy khát vọng tình yêu đẹp đến thế nào.
- Khó khăn, thách thức trong tình yêu chưa bao giờ khiến người con gái chùn bước, sau tất cả sóng “con nào chẳng tới bờ” thì với “em” có gian truân thế nào lòng vẫn một mực ‘hướng về anh”
- Nhân vật trữ tình chìm đắm trong suy tư, ngẫm về cuộc đời, ý thức về quan hệ giữa con người với vũ trụ, thấy thời gian vô tình, đời người càng trở nên ngắn ngủi. Xuân Quỳnh thể hiện niềm tiếc, lo âu về việc nắm lấy hạnh phúc hiện tại.
- Tiếp tục là sự nhận thức về thời gian một đi sẽ không trở lại, không thể tìm thấy cuộc đời lần thức hai nên nhà thơ thể hiện rõ sự nuối tiếc, nỗi buồn vươn vấn chỉ biết gửi khát vọng của mình vào đất trời vô tận.
III. Kết bài:
- Ngôn ngữ thơ giản dị, nhạc thơ, âm hưởng thơ nhẹ nhàng, da diết, giàu chất suy tư, trí tuệ.
- Đề tài tình yêu và bài thơ sóng luôn mang một nét riêng chỉ có ở Xuân Quỳnh…
Gợi ý cho bạn 💕 Kết Bài Sóng Của Xuân Quỳnh 💕 20 Đoạn Văn Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Ngắn Gọn Đơn Giản – Mẫu 3
Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý Sóng ngắn gọn đơn giản để các em học sinh cùng tham khảo:
1.Mở bài:
- Đề tài tình yêu trong thi ca.
- Sóng của Xuân Quỳnh với những quan điểm tình yêu.
2.Thân bài:
a. Khổ thơ đầu:
- Quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh vừa mang tính chất truyền thống đằm thắm, thủy chung, lại cũng mang vẻ hiện đại đầy khao khát và tự do. Khuyến khích người phụ nữ chủ động, tự tin tìm kiếm cho mình một tình yêu đích thực.
- Mang đến cho chúng ta những liên tưởng về những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, đôi khi là sự nồng nhiệt, cháy bỏng, là sự rung động mạnh mẽ, sự lắng đọng, thấu hiểu giữa hai tâm hồn đồng điệu.
b. Khổ thơ thứ 2: “Ôi con sóng…bồi hồi trong ngực trẻ”
- Đức tính thủy chung, son sắt trong tình yêu của người phụ nữ.
- Khao khát tình yêu mãnh liệt, thể hiện quy luật muôn đời tình yêu vẫn luôn đem lại cho con người sự say mê, thôi thúc con người kiếm tìm.
c. Khổ thơ thứ 3, 4 “Trước muôn trùng…khi nào ta yêu nhau”
- Sự băn khoăn muốn lý giải tình yêu, nhưng tác giả chợt nhận ra điều ấy chỉ là vô nghĩa.
- Mở ra quan điểm hướng tới tình yêu bằng tất cả trái tim, sống và cống hiến hết mình cho tình yêu của mình thêm nồng nàn sâu sắc, lắng nghe từng nhịp đập của đôi tim để cảm nhận thật rõ niềm hạnh phúc quý giá lúc còn có thể.
d. Khổ thơ thứ 5, 6, 7 “Con sóng…một phương”:
- Tấm lòng chung thủy, sâu sắc thể hiện qua nỗi nhớ vượt không gian và thời gian của tác giả.
- Luôn hướng tới một tình yêu thủy chung, son sắt (Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh – một phương).
e. Hai khổ thơ cuối:
- Hình tượng sóng là đại diện cho con người trong công cuộc tìm kiếm tình yêu, quan điểm trong tình yêu lúc nào cũng có những trắc trở, chông gai, nhưng chỉ cần người ta có hy vọng, không mất niềm tin vào tình yêu và cuộc đời, sẵn sàng vượt qua mọi chông gai thách thức thì tin rằng sóng nào cũng tới bờ, người có tình ắt hẳn sẽ về với nhau.
- Xuân Quỳnh cũng nhận thức được năm tháng đang dần trôi đi mà bản thân vẫn còn chơi vơi trên bước đường hạnh phúc, thôi thúc trong tâm hồn nữ sĩ những khao khát mạnh mẽ về một tình yêu đích thực, khao khát được hòa tan vào biển lớn tình yêu vĩnh cửu, được sống hết mình một lần vì tình yêu cho khỏi uổng phí đời người.
- Ước vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử để làm đẹp cho cuộc đời (Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ).
3.Kết bài: Nêu cảm nhận.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Bài Sóng Xuân Quỳnh 🌹 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Ngắn Nhất – Mẫu 4
Mẫu dàn ý Sóng ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (tiểu sử, phong cách thơ…)
- Giới thiệu khát quát về bài thơ “Sóng” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính….)
II. Thân bài
1.Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
- Thủ pháp đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ → Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữu khi yêu
- Hình ảnh ẩn sụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường → Quan niệm mới về tình yêu: yêu là tự nhân thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa
- Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa … Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ
2.Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu
- Sử dụng dày đặc các câu hơi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu
- Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lí giải
3.Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu
-Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu… trên mặt nước…”, “ngày đêm không ngủ được” → Nỗi nhớ da diết, sâu đậm
- Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức” → Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả
- Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình
-Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu:
- “Em”: phương Bắc phương Nam – “Hướng về anh một phương” → Lời thể thủy chung son sắt tuyệt đối
- “sóng” : ngoài đại dương → “Con nào chẳng tới bờ” → quy luật tất yếu.
- Lòng thủy chung là sức mạnh để tình yêu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tới với bến bờ hạnh phúc
- Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu
4.Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt
- Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế … Mây vẫn bay về xa”
- “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
- Khát khao của nguời phụ nữa được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với mooitj tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian
III. Kết bài
-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Nội dung: Bài thơ là sự cảm nhận về tình yêu từ hình tượng sóng với tất cả những sắc thái, cung bậc (nỗi nhớ, sự thủy chung, trắc trở) và cả khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu của một tâm hồn phụ nữ luôn chân thành, khát khao hạnh phúc.
- Nghệ thuật: hình ảnh sóng đôi sóng và em, thể thơ năm chữ, ngogn ngữu dung dị, trong sáng…
-Cảm nhận về bài thơ: bài thơ cho chúng ta thấy rõ những cung bậc cảm xúc sâu lắng, thầm kín trong tình yêu. Đó là tiếng lòng, là nhịp chảy của những trái tim đang khao khát, rạo rực yêu thương.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Sơ Đồ Dàn Ý Sóng Chi Tiết – Mẫu 5
Tham khảo mẫu sơ đồ dàn ý Sóng chi tiết dưới đây để nắm được hệ thống luận điểm đầy đủ nhất.
Gửi đến bạn 🍃 Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Sóng 🍃 15 Bài Văn Hay Nhất
Dàn Ý Bài Thơ Sóng Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Đón đọc mẫu dàn ý bài thơ Sóng học sinh giỏi dưới đây để luyện tập nâng cao kỹ năng nghị luận văn học.
I. Mở bài
- Xuân Quỳnh là một nữ sĩ tài ba, nhạy cảm, luôn khát khao hạnh phúc đời thường, thơ chị luôn dạt dào tình cả, lòng trắc ẩn nhân hậu của một trái tim nữ tính.
- Bài thơ Sóng là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- Nổi bật trong bài thơ là hai hình tượng “sóng” và “em”, đây là hai hình tượng có tính chất song hành, lúc tách đôi nhưng lúc lại hòa nhập.
II. Thân bài
1.Bản tính và khát vọng của “sóng” và “em” (khổ 1, 2)
- Sóng là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Ẩn sâu hình ảnh song là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu.
- Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình. “Em” cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
- Bản chất của sóng từ “ngày xưa” đến “ngày sau” vẫn không hề thay đổi. Đó cũng chính là khát vọng muôn đời của “em”: được sống trong tình yêu bằng cả tuổi trẻ.
2.Những nỗi niềm của “em” về “sóng”, về tình yêu (khổ 3, 4)
- Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
- “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn. (Liên hệ câu thơ: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu …” trong bài Vì sao của Xuân Diệu).
3.Nỗi nhớ, lòng thủy chung của “sóng” và “em” (khổ 5, 6, 7)
- “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu – trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày – đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
- “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức” (liên hệ nỗi nhớ trong bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh).
- Dù “xuôi về phương bắc” hay “ngược về phương nam”, trải qua sóng gió cuộc đời thì lòng “em” vẫn luôn hướng về “phương anh”. Đó là phẩm chất thủy chung son sắt của “em” trong tình yêu.
4.Khát vọng tình yêu vĩnh cửu của “em” (khổ 8, 9)
- Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.
- Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.
III. Kết bài
-Nội dung:
- Nêu cảm nhận về hai hình tượng: “sóng” được khám phá dựa trên sự tương đồng, hòa hợp với “em”. Hình tượng “em” vừa mang nét truyền thống (thủy chung, dịu dàng) lại vừa mang nét hiện đại (chủ động tìm tình yêu, táo bạo thể hiện nỗi nhớ, niềm lo).
- Bài thơ đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, thủy chung. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, hạnh phúc lớn lao của con người.
-Đặc sắc nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn liền mạch
- Xây dựng thành công hình tượng “sóng”
- Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, đối lập – tương phản,…
- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng
- Cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng
- Giọng thơ phong phú, vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính
Gợi ý cho bạn 🌳 Dàn Ý Người Lái Đò Sông Đà 🌳 16 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay
Dàn Ý Phân Tích Sóng Nâng Cao – Mẫu 7
Mẫu dàn ý phân tích Sóng nâng cao dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
- Mở bài
- Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh
- Dẫn dắt giới thiệu bài thơ Sóng.
- Thân bài
a. Bốn câu thơ đầu
- Tính từ trái nghĩa “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ” thể hiện những thái cực đối lập của con sóng. Đó cũng là những tâm trạng khác nhau của người con gái trong tình yêu.
- Mượn hình ảnh dòng sông không hiểu chính mình nên tìm ra biển khơi rộng lớn tìm câu trả lời để bóng gió nói về tâm tư của người con gái trong tình yêu luôn trăn trở nhiều điều và có ước muốn lớn lao là khám phá được những băn khoăn đó.
b. Khổ thơ thứ 2
- Con sóng: ngàn năm vẫn thế, vẫn tính chất, đặc điểm ấy không bao giờ thay đổi.
- Người con gái: khát vọng tình yêu luôn thường trực, rạo rực; bao nhiêu năm vẫn hướng về tình yêu, về người yêu.
c. Khổ thơ thứ 3
- Trước biển lớn, người con gái suy tư về tình yêu của mình.
- Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?” là suy nghĩ của cô gái về cội nguồn của tình yêu.
d. Khổ thơ thứ 4
- Tự vấn về nguồn gốc của con sóng: sóng bắt đầu từ gió còn gió bắt đầu từ đâu thì không lí giải được.
- Sự lí giải, cắt nghĩa về cội nguồn của sóng dẫn đến cắt nghĩa cội nguồn của tình yêu. Tình yêu đầy bí ẩn không thể giải thích được cội nguồn của nó, thời điểm mà nó bắt đầu → Cách cắt nghĩa mới mẻ, phóng khoáng.
e. Khổ thơ thứ 5
- Tâm trạng nhớ nhung da diết, khắc khoải của con sóng, dù con sóng ở bất cứ nơi nào vẫn chỉ nhớ về bờ, hướng về ngày ngày đêm đêm cho đến khi vào được đến bờ.
- Người con gái luôn một lòng một dạ hướng về người mình yêu thương, nhấn mạnh nỗi nhớ triền miên luôn thường trực. Nỗi nhớ ấy theo họ cả vào trong mộng, sống trong giấc mơ của họ. Đó không chỉ là tấm lòng thủy chung sâu sắc của người con gái mà còn là khao khát tình yêu, được thể hiện yêu thương với người yêu của mình.
f. Khổ thơ thứ 6
- “Dẫu…” lặp cấu trúc khẳng định dứt khoát nỗi nhớ và niềm tin tuyệt đối vào tình yêu.
- Dù cho đi đến bất cứ nơi nào thì trong lòng người con gái ấy cũng luôn hướng về người yêu vì trong tim cô người yêu là phương hướng duy nhất dẫn lối cho cô vượt qua mọi khoảng cách, mọi khó khăn.
g. Khổ thơ thứ 7
- Con sóng dù ở ngoài khơi xa thế nào, dù khó khăn thế nào cũng vẫn tìm được đến bến bờ.
- Người con gái dù đa sầu đa cảm, suy tư trăn trở thế nào cuối cùng rồi cũng sẽ được hạnh phúc.
h. Khổ thơ thứ 8
- Người con gái ấy còn nhiều lo lắng, trăn trở: năm tháng còn rất dài, biển kia bao la đến đâu nhưng liệu có đủ sức để giữ những đám mây ở lại bên mình mãi mãi?
- Người con gái dù có yêu nhiều đến đâu, có khao khát nhiều đến đâu nhưng liệu có giữ được người yêu, được tình yêu này ở lại cùng mình và vẫn vẹn nguyên như lúc đầu?
i. Khổ thơ cuối
- Khi con sóng tan ra thành những bọt nước nhỏ sẽ được ở lại với biển khơi mãi mãi, sẽ không còn những đau khổ, những lo lắng. Đó cũng là ước muốn của người con gái, khao khát được sống với tình yêu, với người mình yêu thương trọn đời trọn kiếp.
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: mượn nét tương đồng của con sóng để diễn tả nội tâm của người con gái trong tình yêu giúp bạn đọc dễ hình dung ra và có những liên tưởng thú vị.
- Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ cá nhân
Đừng bỏ qua 🔥 Dàn Ý Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông 🔥 10 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay
Dàn Ý Sóng Khổ 1 2 – Mẫu 8
Mẫu dàn ý Sóng khổ 1 2 dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được bố cục để triển khai bài viết.
1.Mở bài
- Giới thiệu về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng ( Sóng là tiếng lòng của Xuân Quỳnh – Một người phụ nữ với tâm hồn nhạy cảm, mang bao cung bậc cảm xúc dạt dào, đắm thắm)
- Dẫn dắt vào vấn đề và trích dẫn đoạn thơ trên
2.Thân bài
*Khái quát chung về:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi biển thực tế ở Diêm Điền (Thái Bình, bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
- Nội dung bài thơ: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
- Cấu trúc bài thơ: Cấu trúc song hành giữa hai hình tượng sóng – em thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Nội dung đoạn thơ trên: Sóng là đối tượng để cảm nhận với những cung bậc phong phú về tâm trạng và khát vọng trong tình yêu.
*Những nội dung cần làm rõ:
-Phát hiện về những đặc tính của sóng và trạng thái trong tình yêu:
- Trạng thái đối lập, đa dạng của sóng: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ cũng là tâm trạng thất thường, phức tạp của người con gái trong tình yêu.
- Tình yêu chân chính không chấp nhận hiện tượng một chiều mà luôn khát khao tự khám phá nhận thức về mình.
- Cũng như thuộc tính vốn có của sóng không cho phép chấp nhận không gian chật hẹp của những dòng sông mà tìm đến không gian rộng mở, khoáng đạt của biển cả.
- Vì vậy trái tim của người con gái khi yêu không chấp nhận tình yêu tầm thường mà luôn kháo khát sự đồng cảm, hòa hợp, khoáng đãng, bao dung, rộng lớn…
-Sự vĩnh hằng của sóng và tình yêu:
- Sự trường tồn của sóng trước thời gian (con sóng ngày xưa – ngày sau – vẫn thế)
- Khát vọng về tình yêu trong trái tim tuổi trẻ cũng bất diệt như sóng, đó là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ, của nhân loại (Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ)
-Nghệ thuật:
- Những hình ảnh tượng trưng kết hợp với những tính từ mang ý nghĩa trái ngược đã diễn tả những cung bậc cảm xúc đa dạng của sóng và tình yêu: mạnh mẽ, cuồng nhiệt, sâu lắng.
- Phép nhân hóa làm hình tượng sóng trở nên có hồn và sinh động hơn.
3.Kết bài
- Nêu suy nghĩ, cảm nhận về đoạn thơ trên (Đoạn thơ đã diễn tả một cách sâu sắc những cung bậc cảm xúc, nhưng trạng thái trong tình yêu. Con sóng là sự vĩnh hằng của biển khơi, còn tình yêu là khát khao muôn thuở của tuổi trẻ.)
- Mở rộng vấn đề bằng cảm xúc và sự liên tưởng của cá nhân
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Sóng Khổ 1 2 🌺 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Khổ 3 4 – Mẫu 9
Tham khảo mẫu dàn ý Sóng khổ 3 4 dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và nội dung nổi bật của 2 khổ thơ 3 và 4
2.Thân bài
a. Khổ thơ thứ 3: Mong muốn khám phá những bí mật của tình yêu
- Những trăn trở, nghĩ suy trong tâm trí nữ thi sĩ được gợi ra qua hàng loạt câu thơ bắt đầu với cấu trúc “em nghĩ” đầy suy tư.
- Đối diện với không gian bao la, vô tận, nhà thơ bỗng nhớ đến cái mênh mang, vô hạn của tình yêu.
- Tình yêu không chỉ mênh mang, vô tận, trong lòng đại dương mà nó còn chứa đựng bao bão tố, phong ba, bao bí ẩn khiến lòng người trăn trở, băn khoăn, khát khao kiếm tìm đáp án.
b. Khổ thơ thứ 4: Khát khao được khám phá, tìm kiếm cội nguồn của tình yêu
- Nhà thơ sử dụng một loạt câu hỏi tu từ, dập dờn theo nhịp điệu của sóng
- Nương theo con sóng đại dương, bà bắt đầu hành trình tìm kiếm nơi khởi nguồn của tình yêu, đồng thời lý giải bản chất của nó.
- “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau” vừa giống như câu trả lời đầy nũng nịu, lại như lời thú nhận về kết quả khám phá cội nguồn tình yêu.
- Tình yêu vốn là tình cảm ẩn sâu trong trái tim con người, nó trừu tượng, huyền diệu chỉ có thể cảm nhận chứ không thể giải thích rõ nguồn cội, cũng chẳng thể cắt nghĩa rõ ràng.
c. Đánh giá nghệ thuật
- Hình ảnh gợi cảm đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc cùng những câu hỏi tu từ dồn dập.
- Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp phóng túng tạo âm hưởng dào dạt. Nhịp thơ khi nhẹ nhàng, khi da diết.
- Qua đó, nhà thơ đã thể hiện được những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu cũng như khát vọng tình yêu thủy chung, tốt đẹp.
3.Kết bài
- Khẳng định lại giá trị 2 khổ thơ và tài năng nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Cảm Nhận Khổ 3 Và 4 Bài Sóng 🌹 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Khổ 1 2 3 4 – Mẫu 10
Mẫu dàn ý Sóng khổ 1 2 3 4 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
I. Mở bài:
- Xuân Quỳnh là nữ thi sĩ nổi bật trong thời kì kháng chiến chống Mĩ
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một người phụ nữ luôn da diết về tình yêu và khát vọng hạnh phúc, được mệnh danh là “bà hoàng của thơ tình.
- Sóng là một trong những bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, được sáng tác năm 1967
II. Thân bài:
– Cảm nhận về khổ 1 2 của bài thơ Sóng: khát vọng tình yêu
- Dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ là các trạng thái của sóng nhưng cũng chính là tiếng lòng của người con gái đang yêu
- Con sóng khao khát tình yêu và chủ động “tìm ra tận bể”
- Con sóng ngày xưa và ngày sau vẫn luôn nồng cháy khao khát tình yêu
- Sóng là sự hóa thân của cái tôi trữ tình, sóng và em, tuy hai mà một
– Cảm nhận khổ 3 4 bài thơ Sóng: nỗi băn khoăn của tình yêu
- Điệp từ nghĩ: thể hiện sự băn khoăn trăn trở
- Xuất hiện 2 câu hỏi tu từ càng tô thêm vẻ hoài nghi
- Cái tôi trữ tình đi tìm sự bắt nguồn của tình yêu nhưng vẫn không thể biết được “khi nào ta yêu nhau”
III. Kết bài:
4 khổ đầu bài thơ Sóng là sự khoắc khoải về tình yêu của người phụ nữ thiết tha, say đắm và chung thủy, khao khát về một tình yêu cháy bỏng nhưng mang nhiều trăng trở và đang mơ hồ đi tìm câu trả lời cho tình yêu
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng 🌼 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Khổ 3 4 5 – Mẫu 11
Tham khảo mẫu dàn ý Sóng khổ 3 4 5 dưới đây với những định hướng làm bài cụ thể nhất.
1.Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm: Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ chống Mĩ với hồn thơ rất đỗi trẻ trung, tươi mát, đầy nữ tính. Có thể nói, cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, bài thơ “Sóng” đã kết tinh được tất cả những gì là sở trường nhất của hồn thơ Xuân Quỳnh.
- Khái quát nội dung khổ 3 và 4, 5: hình tượng sóng đã thể hiện niềm khao khát của người thiếu nữ muốn được yêu, được sống trong một tình yêu hạnh phúc thủy chung.
2.Thân bài:
-Khái quát về hình tượng “sóng”
- Hình tượng trung tâm và nổi trội trong bài thơ là hình tượng “sóng”, bao trùm cả bài thơ là hình tượng sóng.
- Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trẻ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả.
- “Sóng” là một trong những hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của Xuân Quỳnh. “Sóng” và “em”, vừa hòa hợp là một, lại vừa phân đôi để soi chiếu, cộng hưởng. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.
- Với hình tượng sóng, có thể nói Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thật xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.
- Hình tượng sóng đã gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: Bài thơ có một âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man, vô tận. Âm hưởng ấy được tạo dựng nên bởi thể thơ năm chữ, với những câu thơ liền mạch, từng không ngắt nhịp, các khổ thơ được gắn kết với nhau bằng cách nối vần (“Khi nào ta yêu nhau”… “Con sóng dưới lòng sâu”).
- Nhịp sóng đó cũng chính là nhịp lòng của tác giả, một tâm trạng đang xao động, trào dâng, miên man và chất chứa những khát khao, rạo rực.
-Đoạn thơ là một khám phá về sóng, mỗi khổ thơ sóng lại hiện ra một ý nghĩa khác
- “Ôi con sóng… ngực trẻ”: Ở khổ ba của bài thơ, sóng lại hiện lên với một ý nghĩa khác: Nguồn gốc của sóng cũng là nguồn gốc bí ẩn của tình yêu. Đứng trước biển, người phụ nữ muốn cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng để tìm lời đáp cho câu hỏi về sự khởi nguồn của tình yêu trong trái tim mình.
- “Sóng bắt đầu… ta yêu nhau”: Mọi nỗ lực để cắt nghĩa về tình yêu của Xuân Quỳnh cuối cùng trở nên bất lực. Nhà thơ “thú nhận” thành thực, hồn nhiên mà không kém ý nhị, sâu sắc: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.
- Khổ 5: Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ. Tâm hồn đang yêu ở đây luôn soi vào sóng để diễn tả cái sâu sắc, bao la của nỗi nhớ trong lòng mình, nó choán đầy cả tầng sâu và bề rộng, nó chiếm lĩnh trọn cả thời gian, cả ngày lẫn đêm:
- Con sóng dưới lòng sâu… Ngày đêm không ngủ được: Sóng như nỗi lòng của người con gái vậy: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức” => Em “thức” cả trong mơ => Nỗi nhớ không chỉ chiếm lĩnh ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức.
3.Kết bài:
- Khái quát lại nội dung 3 khổ thơ.
- Cảm nhận của em: Tình yêu luôn luôn quan trọng với cuộc sống của mỗi con người, mỗi chúng ta ai cũng có quyền yêu và được yêu. Và tình yêu của tuổi trẻ là tình yêu mãnh liệt và cảm xúc trong sáng nhất.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Cảm Nhận Khổ 5 6 Bài Sóng 🍀 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mẫu Lập Dàn Ý Sóng Khổ 5 6 7 Bài Sóng – Mẫu 12
Với mẫu mẫu lập dàn ý Sóng khổ 5 6 7 bài Sóng dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng ôn tập tác phẩm.
I. Mở bài
Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ hay về đề tài tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ da diết và chung thủy một lòng trong tình yêu thể hiện rất đậm nét trong khổ 5 6 7 của bài thơ. Khổ 5 6 7 cũng là đoạn hay và đặc sắc nhất trong bài thơ Sóng.
II. Thân bài
*Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu
- Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.
- Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.
- Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.
- Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.
- => Khổ thơ 5 chỉ tập trung vào nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của người con gái khi yêu.
*Sự thủy chung trong tình yêu
- Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.
- Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.
- Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.
- Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thực.
- *Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách
*Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.
- Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.
- Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc.
- Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.
- Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.
*Cả 3 khổ thơ tác giả sử dụng con sóng là hình ảnh ẩn dụ của người con gái trong tình yêu. Kết hợp các biện pháp tu từ, sự đối lập tạo nên thành công của bài thơ Sóng đặc biệt trong khổ 5 6 7.
III. Kết bài
- Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh luôn là bài thơ hay về tình yêu được rất nhiều thế hệ trẻ yêu thích.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Khổ 5 6 Bài Sóng 🌠 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Dàn Ý Khổ 5 6 7 Bài Sóng Ngắn Gọn – Mẫu 13
Mẫu dàn ý khổ 5 6 7 bài Sóng ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những luận điểm cơ bản.
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng: Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là chùm thơ viết về tình yêu. Trong đó bạn đọc yêu thơ chị chắc chắn sẽ biết đến bài thơ “Sóng”.
- Dẫn dắt giới thiệu nội dung cần phân tích: Khi nói về nét truyền thống của người con gái trong tình yêu, khổ thơ năm, sáu và bảy đã làm tròn nhiệm vụ của mình.
II. Thân bài
- Khổ 5: Nỗi nhớ trong tình yêu
- Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu.
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu… trên mặt nước…”, “ngày đêm không ngủ được”.
- Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”.
- Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình.
- Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả.
- Khổ 6: Sự thủy chung trong tình yêu
- Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu
- “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”: ngược với cách nói thông thương.
- “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh – một phương”: Khẳng định lòng thủy chung son sắc trong tình yêu.
- Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu.
- Khổ 7: Niềm tin sâu sắc trong tình yêu
- Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”. Ở ngoài đại dương xa xôi đó, có trăm ngàn con sóng vỗ. Nhưng cuối cùng, con sóng nào cũng tìm được đến bến bờ của mình.
- Cũng giống như “em” và “anh, dù cuộc đời phải trải qua muôn ngàn sóng gió, có đôi lúc phải cách xa nhau. Thì đến cuối cùng, “em” và “anh” vẫn sẽ gặp lại nhau. Và tình cảm của đôi ta sẽ mãi mãi tồn tại.
- Khổ thơ thứ bảy không chỉ là một lời khẳng định niềm tin cho tình yêu. Mà đó cũng là một lời an ủi, động viên những người đang yêu nhau, hãy có thêm sức mạnh để vượt qua muôn ngàn “cách trở”, tìm về với bến bờ hạnh phúc.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của khổ thơ 5, 6 và 7
Gợi ý cho bạn 🌳 Cảm Nhận Về Khổ 5 6 7 Bài Sóng 🌳 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Dàn Ý Sóng Khổ 8 9 – Mẫu 14
Tham khảo mẫu dàn ý Sóng khổ 8 9 dưới đây để nắm được những ý chính khi làm bài.
1.Mở bài:
Nữ sĩ Xuân Quỳnh dành cho tình yêu một khoảng trời yêu thương lớn lao, để khi viết về nó, mỗi chữ, mỗi lời từ cây bút ấy đều khiến người đọc rung động, và “Sóng” là một bài thơ như thế.
2.Thân bài:
- Thời gian vẫn vậy, vẫn luôn khiến lòng người khắc khoải một nỗi lo, một nỗi sợ vấn vương.
- Cuộc đời tuy có dài, có rộng đó thôi, nhưng làm sao dài rộng như thời gian cơ chứ.
- Biển có rộng, có dạt dào sự bao dung, có ngày đêm vỗ sóng đợi chờ tình yêu thì mây kia vẫn bay đi, bay về những chân trời xa lắm, nơi đó chắc gì đã có biển, đã có sóng, có ” em”.
- Tác giả lo âu, nghĩ suy nhưng không vì thế mà ngừng yêu, ngừng nhớ. Trái tim vẫn đập mãnh liệt khi yêu và được yêu, vẫn muốn sống hết mình cho tình yêu của hôm nay, của hiện tại.
- Tác giả ước làm sao để có thể tan thành từng con sóng, từng con sóng ngày đêm vỗ về hạnh phúc tình yêu.
- Bởi thế mà trăm con sóng ngày đêm vỗ về nơi biển lớn của tình yêu ấy là trăm con sóng lòng xốn xang, dâng trào.
3.Kết bài:
- Qua bài thơ, Xuân Quỳnh đã nói lên tâm sự của bao người trong đó, đặc biệt là những thế hệ trẻ hôm nay.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Cuối Bài Sóng ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Từ khóa » Dàn Ts Bài Sóng
-
Văn Mẫu Lớp 12: Dàn ý Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh (6 Mẫu) Dàn ...
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh | Văn Mẫu 12
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh Hay Nhất (5 Mẫu)
-
Dàn ý Phân Tích Sóng Chi Tiết | Văn Mẫu 12 Hay Nhất - Toploigiai
-
Dàn ý Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh (ngắn ... - Toploigiai
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
-
Phân Tích Bài Sóng Của Xuân Quynh (Dàn Ý Phân Tích Sóng)
-
Dàn ý Khổ 5 6 7 Bài Sóng Của Xuân Quỳnh - Daful Bright Teachers
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh - CungHocVui
-
Dàn ý Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh ... - MarvelVietnam
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh (14 Mẫu)
-
Dàn ý Phân Tích Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh | Văn Mẫu 12 - TBDN
-
Văn Mẫu Lớp 12: Dàn ý Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sóng Sóng Của ...
-
Dàn ý Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh - Bài Giảng Miễn Phí