Dàn ý Suy Nghĩ Về Mối Quan Hệ Giữa Học Và Hành Từ Bài Bàn Luận Về ...

Đề bài

Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".

Dàn ý suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành từ bài Bàn luận về phép học

Dàn ý 1

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề

Ông bà ta xưa ta có câu “ học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”. Học và hành là hai vấn đề càn thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “ học” và “ hành”.

II. Thân bài:

1. Giải thích “ học” và “ hành”.

- Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.

- Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.

=> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ

2. Học để làm người

Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế

Ví dụ:

- Học ăn, học nói, học gói, học mở

- Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học

a. Phê phán những lối học lệch lạc

- Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ

- Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học

b. Những phương pháp học đổi mới

- Học phải được phổ biến rộng khắp

- Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó

- Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công

4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

- Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.

- Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành => khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.

III. Kết bài

- Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành

- Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.

Tham khảo: Top 3 bài văn nghị luận về học tập suốt đời chọn lọc hay nhất

Dàn ý 2

1. Mở bài. 

- Trong bài bàn luận về phép học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ sở phép dạy học của Chu Tử (Chu Đôn Dư - một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc).

2. Thân bài.

* Nội dung phép học. 

- Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài.

- Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học được áp dụng vào thực tế (học để hành).

- Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho dân, cho nước.

* Giải thích. 

- Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Thế nào là học và hành?

- Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học ở ngoài đời.

- Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.

* Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? 

- Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn.

- Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực nào.

- Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật thì lại càng phải học và học không ngừng.

- Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội.

* Bình luận. 

- Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.

- Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học được vào thực tế.

3. Kết bài

- Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.

- Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.

>> Xem bài mẫu: Từ bài Bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

--------------------

Từ dàn ý suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành từ bài Bàn luận về phép học mà Đọc tài liệu đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 8 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

Từ khóa » Dàn ý Từ Bài Bàn Luận Về Phép Học