Dàn Ý Tả Dòng Sông Quê Em Và Bài Văn Tả Con Sông Hay Nhất ...

Dàn Ý Tả Dòng Sông Quê Em và Bài Văn Tả Con Sông Hay Nhất 2024

Lập dàn ý tả dòng sông quê và bài văn tả con sông quê hương em của học sinh giỏi năm 2019. Bài văn giúp các em tham khảo và làm bài tập tốt hơn, không được sao chép để làm bài tập và bài kiểm tra.

Dàn Ý Tả Dòng Sông Quê Em và Bài Văn Tả Con Sông Hay Nhất 2019

Nội dung bài viết

Toggle
  • I. Dàn Ý Tả Dòng Sông Quê Em
    • 1, Mở bài tả dòng sông 
    • 2, Thân bài tả con sông quê hương
    • 3, Kết bài
  • II. Bài Văn Tả Dòng Sông Quê Hương Em
    • 1, Mở bài tả con sông quê hương
    • 2, Thân bài tả dòng sông 
    • 3, Kết bài
    • Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :
  • Bình Luận Facebook

I. Dàn Ý Tả Dòng Sông Quê Em

1, Mở bài tả dòng sông 

Giới thiệu dòng sông em định tả: Tên gì? ở đâu?

2, Thân bài tả con sông quê hương

Tả bao quát

– Nhìn từ xa dòng sông như một con trăn khổng lồ, dài ngoằn nghèo.

– Dòng sông nằm giữa một bên là dân làng, một bên là cánh đồng lúa.

– Mặt sông rộng tầm 6 mét.

Tả chi tiết

– Ban ngày:

+ Nước sông thay đổi tùy theo sự thay đổi của sắc trời: xanh ngắt khi mặt trời lên cao, đỏ rực lúc chiều tà.

+ Cá ở sông nhiều vô kể, nuôi sống dân làng tôi từ bao đời nay

+ Gió thổi nhè nhẹ làm những bông sen trên sông đung đưa, đưa hương sen tỏa khắp làng.

+ Ở bến sông lúc nào cũng có sẵn khoảng 3,4 con thuyền chờ đưa bà con qua sông.

+ Cứ chiều tối là lại có nhóm trẻ con tụ tập bơi lội.

– Ban đêm:

+ Những đêm trăng đẹp, dòng sông mang vẻ huyền ảo của những câu chuyện thần thoại.

+ Những đôi nam nữ hẹn hò thường chọn sông làm nơi chứng dám cho tình yêu.

+ Vang vọng tiếng kẻng của những con thuyền kéo cá tôm buổi khuya.

Kể một kỉ niệm với dòng sông

     Hồi bé tôi rất thích hái sen nhưng vì bận nên ra sông muộn, lũ trẻ con trong làng đã hái hết. Tôi đã khóc rất nhiều. Vậy mà hình như dòng sông hiểu, để lộ ra bông sen cuối cùng bị lá che mất, dành tặng riêng cho tôi.

3, Kết bài

Cảm nghĩ về dòng sông.

II. Bài Văn Tả Dòng Sông Quê Hương Em

Bài Văn Tả Dòng Sông Quê Hương Em

1, Mở bài tả con sông quê hương

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?”

(Nhớ con sông quê hương)

Đâu phải chỉ riêng Tế Hanh trăn trở với việc giữ gìn những kỉ niệm đẹp trên con sông quê hương? Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Hạp Lĩnh, những kỉ niệm mà tôi gửi gắm nơi đây chắc hẳn cũng không kém gì thi sĩ Tế Hanh. Dòng sông quê nhà là dòng sữa mẹ nuôi tôi khôn lớn, là khúc hát ru dạy tôi nên người, là cả nguồn động lực to lớn cho tôi vững bước những ngày sau. Yêu lắm, nơi tắm mát tuổi thơ tôi.

2, Thân bài tả dòng sông 

             Con sông cứ lững lờ, chạy dài như vô hạn chảy qua làng tôi từ bao đời nay. Nhìn từ xa, nó tựa một con trăn khổng lồ, dài ngoằn nghèo. Tuy vậy, nó lại hết mực hiền hòa, lúc nào cũng đứng về phía dân làng: mùa mưa lũ nước sông dâng cao nhưng chẳng bao giờ tràn vào làng, mùa hạn hán nước sông xuống thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ nước cho dân làng sinh hoạt. Cứ thế, cứ thế, sông bao bọc ngôi làng như một vị thành hoàng. Nó nằm giữa làng và cánh đồng lúa. Cứ mỗi mùa thu hoạch lúa chín, người ta lại thấy mặt sông tấp nập thuyền ghe nặng lúa đi lại như một phiên chợ nổi của người miền Nam. Mặt sông chỗ rộng nhất khoảng tầm sáu mét, đủ làm đuối sức những tay bơi nghiệp dư. Nó trầm mặc in bóng nếp sống thế hệ trước để tạo nên vẻ thiêng liêng, đáng kính cho thế hệ sau soi chiếu vào. Đôi khi, dòng sông lại như một vị già làng sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình sau những mệt mỏi đau đớn ngoài kia.

             Ban ngày ta có thể thấy rõ sự thay đổi của sắc nước theo thời gian: trong veo mỗi buổi sớm mai, xanh ngắt khi mặt trời lên cao và đỏ rực lúc chiều tà. Con sông như một kho tàng bất tận của tôm cá, nuôi sống dân làng tôi từ bao đời nay. Không chỉ làm giàu thêm đời sống vật chất, con sông còn làm dịu mát đời sống tinh thần của dân làng. Nhất là vào mùa hè, chỉ cần một hương gió thoảng qua là cả đầm sen trên sông dậy hương, lan tỏa khắp làng, sẵn sàng giải tỏa mọi bức bối trong tâm hồn con người. Ở bến sông lúc nào cũng có sẵn vài con thuyền chờ đưa bà con qua sông. Chiều tối là khoảng thời gian bờ sông lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi những đứa trẻ con tụ tập bơi lội….Ban đêm, dòng sông như gạt bỏ hết mọi ồn ào, huyên náo của ban ngày mà khoác lên mình vẻ tĩnh mịch ngàn đời. Đặc biệt vào những đêm trăng đẹp, dòng sông mang vẻ huyền ảo của những câu chuyện thần thoại. Ánh trăng dát vàng lên màu nước xám xịt, làm ngẩn ngơ vài chú cá đớp bóng trăng. Những đôi nam nữ hẹn hò thường chọn sông làm nơi chứng dám cho tình yêu son trẻ:

“Anh đi nhớ mãi dòng sông

Long lanh một giải nước trong hiền hòa

Nhớ nhiều những lúc đôi ta

Bên bờ sông nhỏ chiều tà dần buông.”

Họ tin rằng, tình yêu ấy sẽ kết trái ngọt dưới sự bảo hộ của dòng sông quê hương. Thi thoảng vang vọng trong đêm còn nghe tiếng kẻng của những con thuyền kéo cá tôm buổi khuya. Dòng sông tự bao giờ đã đi vào nếp ăn, nếp nghĩ, vào trong đời sống văn hóa của người dân làng tôi. Nó xuất hiện trong tuổi thơ của những đứa trẻ; trong lời nguyện ước lứa đôi; trong cả những câu chuyện của các ông, các bà.

             Hồi bé, niềm yêu thích lớn nhất của tôi là được ra sông hái sen mỗi mùa sen nở rộ. Cảm giác được cầm bông sen vừa hái dưới nước lên như cầm được cả một gia tài quý giá vậy. Nhưng năm ấy vì thi kết thúc năm học muộn nên tôi bận ôn mà chẳng có thời gian ghé qua sông. Đến khi háo hức chạy tới dòng sông thì sen đã bị lũ trẻ con trong làng hái hết tự bao giờ. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm. Mặc bà an ủi, tôi vẫn buồn thiu mà ngồi ngẩn ngơ cả ngày trên bờ sông. Chợt cơn gió mát lạnh từ đâu thổi tới làm tôi bất giác ngẩng mặt lên. Cơn gió làm lộ ra một bông sen lấp dưới tán lá to bằng cả cái mẹt sàng gạo của bà. Tôi hét to lên vì vui sướng. A! Thì ra bởi lá che nên lũ trẻ con kia mới không tìm ra. Giây phút ấy tôi cảm thấy như dòng sông có linh hồn, có sức sống riêng và nó đặc biệt dàng phần tôi bông sen cuối cùng này. Cánh sen tôi đã đem ép khô trong trang vở và coi như một món quà đặc biệt của dòng sông.

3, Kết bài

             Dòng sông quê hương như người mẹ thứ hai nuôi dưỡng tâm hồn tôi qua bao tháng ngày. Chắc hẳn rằng sau này dù thế hệ dân làng có đi đâu về đâu thì dòng sông vẫn ở đó, chờ đợi những người con quê hương trở về, làm giàu đẹp thêm cho nơi chôn rau cắt rốn của mình. “Mảnh hồn làng” này chắc chắn là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất để tạo nên bức tranh cuộc sống trọn vẹn của tôi nói riêng và của bất kì người dân làng nào nói chung.

___HẾT___

         Trung tâm dành tặng các bạn nhỏ Bài văn tả dòng sông. Ngoài ra, trung tâm còn rất nhiều tài liệu bổ ích khác nữa, chúng mình có thể xem thêm nhé! Chỉ nên tham khảo chứ không nên sao chép để có thể tiến bộ thật nhiều trong môn học này. Hãy like và share để trung tâm có động lực giúp chúng mình nhiều hơn!

>> Lập Dàn Ý và Văn Mẫu “Bài Văn Tả Mẹ” Hay Nhất 2019

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Tả Con Chó Hay Nhât Năm 2019

>> Lập Dàn Ý và Bài Văn Tả Cô Giáo Của Học Sinh Giỏi Lớp 5,6

>> Bài Văn Tả Cây Phương Của Học Sinh Giỏi năm 2019

>> Bài Văn Tả Con Mèo Hay Nhất Của Học Sinh Giỏi 2019

>> Bài Văn Tả Ngôi Trường Hay Nhất Của Học Sinh Giỏi 2019

>> Bài Văn Tả Cây Bàng Ở Sân Trường Em Của Học Sinh Giỏi 2019

>> Bài Văn Tả Cây Mai Vàng Ngày Tết Của Học Sinh Giỏi 2019

>> Bài Văn Tả Ngôi Nhà Em Đang ở Hay Nhất năm 2019

>> Bài Văn Tả Bà Của Học Sinh Gioi Lớp 5, 6 ( Dàn Ý + Bài Văn )

>> Bài Văn Tả Bố Của Học Sinh Giỏi Năm 2019 ( Dàn Ý + Văn Mẫu )

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :

dàn ý tả dòng sông quê em

bài văn tả dòng sông

bài văn tả dòng sông quê hương em

tả dòng sông quê em

lập dàn ý tả dòng sông

văn tả dòng sông

lập dàn ý tả con sông

bài văn tả con sông

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

. trẻ tự kỷ

Từ khóa » Dàn ý Tả Con Sông Quê Em Lớp 6