Dàn ý Tả Người Thân Yêu Và Gần Gũi Nhất Với Mình Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
Top 11 Dàn ý Tả người thân trong gia đình lớp 5
- Văn tả người thân trong gia đình lớp 5
- Dàn ý Tả bố của em lớp 5
- Dàn ý Tả bố của em Mẫu 1
- Dàn ý Tả ba của em Mẫu 2
- Dàn ý Tả mẹ của em lớp 5
- Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 1
- Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 2
- Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 3
- Dàn ý Tả ông bà của em lớp 5
- Dàn ý Tả ông của em mẫu 1
- Dàn ý Tả bà của em mẫu 2
- Dàn ý Tả bà của em mẫu 3
- Dàn ý tả bà ngoại của em mẫu 4
- Dàn ý Tả anh chị của em lớp 5
- Dàn ý tả anh chị của em mẫu 1
- Dàn ý tả anh chị của em mẫu 2
Lập dàn ý Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…) được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các bài văn mẫu hay, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo cách xây dựng bài văn miêu tả, củng cố vốn từ,
Văn tả người thân trong gia đình lớp 5
Học sinh tham khảo các bài văn mẫu hay nhất tại đây: Tả một người thân của em
Dàn ý Tả bố của em lớp 5
Dàn ý Tả bố của em Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu người thân yêu quý của em: Bố
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát về bố:
- Bố của em tên là gì? Năm nay bao nhiêu tuổi? Bố có vẻ ngoài trẻ hơn hay già hơn tuổi thật?
- Công việc của bố em là gì? Bố đã làm công việc đó lâu chưa? Đó có phải là công việc yêu thích của bố không? Hằng ngày, bố làm việc có vất vả và bận rộn không?
- Bố có chiều cao, cân nặng khoảng bao nhiêu? Vóc dáng của bố như thế nào? (gầy gò, vạm vỡ, cân đối…)
- Nước da của bố có màu sắc như thế nào? Màu sắc đó là do bẩm sinh hay do tác động từ môi trường?
- Miêu tả chi tiết về bố:
- Khuôn mặt: hình dáng khuôn mặt, đôi mắt, gò má, khuôn miệng, nụ cười, lông mày… - bộ phận nào của em giống với bố nhất? Em có thích điều đó không?
- Kiểu tóc: độ dài, màu sắc, kiểu dáng… Bố để kiểu tóc như thế lâu chưa? Vì sao bố lại để kiểu tóc đó?
- Bàn tay, bàn chân: đặc điểm làn da khi chạm vào, ngón tay ngón chân có gì đặc biệt? Vì sao bàn tay bố lại có đặc điểm như thế? Khi bố xoa đầu, vuốt tóc em thì em có cảm giác như thế nào?
- Trang phục: khi đi làm, ở nhà, đi chơi… Bố có phải là người có nhiều quần áo và chú ý vào trang phục của mình không? Chủ yếu các trang phục ấy là do bố mua hay ai mua giúp bố?
- Hành động: bố thường làm gì mỗi ngày? Bố thường làm gì cùng em? Bố thích làm gì vào ngày nghỉ, thời gian rảnh rỗi?
- Tính cách: đặc điểm tính cách của bố là gì? Từ nhỏ bố đã có tính cách như thế hay là do thời gian dài rèn luyện mà có? Em học được nét tính cách gì của bố?
- Các mối quan hệ: mọi người xung quanh có yêu quý bố của em không? Điều đó được thể hiện qua những hành động gì? Vì sao mọi người lại dành tình cảm như thế cho bố của em?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho bố của mình
Dàn ý Tả ba của em Mẫu 2
1. Mở bài: giới thiệu ba của em
2. Thân bài:
- Tả ngoại hình ba của em
- Ba em năm nay đã 50 tuổi
- Ba em có dáng người cao, gầy
- Ba thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, ba thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái
- Khuôn mặt ba rất góc cạnh, trông rất ốm
- Mái tóc ba có vài sợi bạc
- Ba có đôi mắt long lanh biết nói
- Vầng trán ba rất cao
- Mũi ba cao và thẳng
- Đôi môi của ba dày và tươi
- Đặc điểm nổi bật của ba về khuôn mặt là có nốt ruồi to ngay cạnh mắt phải
- Tả tính tình của ba
- Ba rất yêu thương cả nhà
- Ba rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc
- Ba đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa
- Ba luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì
- Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người
- Tả hoạt động của ba
- Ở nhà ba rất thích trồng cây và chăm sóc cây
- Công việc chính của ba là làm công nhân ở nhà máy
- Ba làm từ sáng đến tối
- Ba đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ba
- Em yêu ba như thế nào?
- Em hứa với ba sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.
- Em sẽ sống tốt để ba mẹ yên lòng.
Dàn ý Tả mẹ của em lớp 5
Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 1
a. Mở bài
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến - mẹ của em.
- Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:
“Đố ai đếm được lá rừngĐố ai đếm được hết từng trời caoĐố ai đếm được vì saoĐố ai đếm được công lao mẹ già.”
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủNăm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”
“Mẹ già ở tấm lều tranhSớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”
“Những khi trái nắng trở trời,Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.Trọn đời vất vả triền miên,Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”
“Ví dầu mẹ chẳng có chiChỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”
b. Thân bài
- Miêu tả về mẹ:
- Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngày
- Miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹ
- Tính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.
- Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:
- Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đình
- Tình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm
- Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).
c. Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.
- Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.
Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 2
1. Mở bài:
- Dẫn thơ hoặc ca bài, bài hát nói về mẹ
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”
- Trong cuộc đời này, không ai yêu thương, quan tâm, chăm sóc và lo lắng cho mình bằng mẹ.
- Với em, mẹ là người quan trọng nhất, người em yêu quý và kính trọng nhất
2. Thân bài:
- Đoạn 1: Tả ngoại hình
- Mẹ không phải là người phụ nữ đẹp. Hình ảnh mẹ trong em thật giản dị nhưng cũng rất cao quý
- Dáng mẹ gầy, nhìn dáng mẹ tôi đã thấy được bao nỗi vất vả, lo toan…
- Dáng đi của mẹ uyển chuyển, nhẹ nhàng…
- Khuôn mặt mẹ không được trắng trẻo mà đã bị nắng mưa làm đen sạm đi…
- Đôi mắt mẹ trong tôi thật đẹp, nó lấp lánh niềm vui khi…, nó đượm buồn khi …., nó dịu dàng ấm áp khi…Trên đôi mắt ấy đã có những nếp nhăn trước tuổi.
- Sống mũi mẹ không cao nhưng rất hài hòa với khuôn mặt của mẹ.
- Nụ cười tươi luôn nở trên môi mẹ dù khó khăn vất vả như thế nào chăng nữa
- Tôi nhận ra bàn tay mẹ thô ráp, chiếc áo mẹ đã bạc màu, đôi vai mẹ gầy hơn trước.
- Hình như trông mẹ già hơn cái tuổi bốn mươi của mẹ. Mái tóc dài mượt ngày trước giờ đã ngắn và mỏng đi khá nhiều, thấp thoáng đã thấy những sợi bạc.
- Đoạn 2: Tả về tính cách, hoạt động
- Mẹ là một giáo viên luôn tận tụy với công việc. Những đêm khuya khi tôi đã ngủ, tôi thấy mẹ vẫn miệt mài bên bàn làm việc với những chồng vở của học sinh. Mẹ cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ trong bài làm…
- Với gia đình, mẹ luôn chu toàn mọi việc, chăm sóc ân cần cho cả gia đình…Một mình mẹ lo hết cả công việc nhà, làm tròn trách nhiệm trong công việc ở trường.
- Mẹ là một người vợ hiền, một người dâu thảo.
- Tả về kỉ niệm với mẹ, sự quan tâm của mẹ với mình (đoạn 3)
- Với tôi, mẹ luôn dành sự quan tâm nhiều nhất: Lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ còn dành chút thời gian ít ỏi khi nghỉ ngơi để hướng dẫn tôi học tập.
- Ánh mắt mẹ dịu dàng, hiền hậu chỉ cho tôi từng lỗi sai, giúp tôi hiểu bài hơn.
- Mẹ luôn bên tôi khi tôi gặp khó khăn, động viên an ủi khi tôi vấp ngã. Mẹ hứng hết nỗi cực nhọc để tôi có được cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.
3. Kết bài:
- Nêu tình cảm với mẹ
- Tôi sẽ cố gắng….
Dàn ý Tả mẹ của em mẫu 3
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu người thân mà em miêu tả
- Giống như vầng thái dương tỏa rạng nơi nơi, mẹ là người duy nhất trong cuộc đời này đem đến cho chúng ta ánh sáng ấm nồng của tình yêu thương, sự hạnh phúc, của bàn tay khích lệ, động viên. Công lao trời bể ấy, chẳng gì có thể sánh nổi mãi thẳm sâu trong trái tim mỗi người, họ vẫn luôn in dấu hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó mà đẹp đẽ đến vô ngần.
2. Thân bài
- Ngoại hình:
- Năm nay mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi, mẹ là một người nông dân chất phác, hiền lành nơi vùng quê thanh bình, yên ả với ngôi nhà nhỏ hạnh phúc.
- Dáng người mẹ dong dỏng cao với mái tóc dài qua lưng, đen như gỗ mun. Lúc nào mái tóc ấy cũng mềm mượt như những dòng suối trong lành, mát rượi.
- Dấu ấn thời gian dường như đã ít nhiều lưu lại trên gương mặt mẹ. Một vài nếp nhăn- dấu hiệu của sự lo toan công việc đã xuất hiện nhưng lúc nào mẹ cũng vui tươi rạng rỡ. Mỗi khi mẹ cười rất xinh một nụ cười tươi như nhành hoa mới nở, một nụ cười ấm áo như ánh ban mai.
- Em yêu quý nhất là đôi mắt của mẹ, đôi mắt bồ câu mà chất chứa cả biển trời yêu thương. Đôi mắt ấy lúc nào cũng ngập tràn tình cảm dành cho những người xung quanh nhưng cũng có lúc lại buồn rầu về những điều phiền lòng, lúc lại chất chứa sự động viên, khích lệ cho những người xung quanh.
- Sự vất vả ngược xuôi của cả một đời người hiện lên rõ nhất qua đôi bàn tay. Đôi bàn tay không trắng trẻo, mịn màng mà có chút thô ráp, điểm mấy chấm đồi mồi. Nhưng mỗi lần nắm vào bàn tay ấy, nó như một ngọn lửa truyền hơi ấm, sức mạnh để em bước tiếp những chặng đường phía trước dẫu còn lắm gian lao.
- Sở thích, tính cách:
- Mẹ rất thích nấu ăn và nấu rất ngon. Cả nhà đều gọi mẹ là người đầu bếp tài ba. Với những nhiên liệu đơn giản, qua bàn tay khéo léo của mẹ mà trở nên hấp dẫn vô cùng.
- Vào thời gian rảnh rỗi, mẹ thường may quần áo cho cả nhà với những bộ đồ rất đẹp và hợp. Mẹ là người yêu cái đẹp nên mẹ luôn chăm sóc tận tình cho những cây hoa ngoài vườn. Nhờ có bàn tay mẹ, khu vườn luôn xanh tốt, trổ sắc, khoe hương thơm ngát.
- Trong gia đình, mẹ sống rất tình cảm, luôn quan tâm, chăm sóc, hi sinh bản thân rất nhiều vì những người xung quanh. Với hàng xóm láng giềng, mẹ sống rất thân thiện, giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, chia sẻ với niềm vui. Trong xóm, ai cũng quý mẹ từ những đứa trẻ con cho đến những người trung niên.
- Là người lo toan hầu hết các công việc trong nhà, mẹ là người tính toán và sắp xếp mọi việc rất chu toàn từ việc dạy con đến việc đối nội, đối ngoại.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm với mẹ: Mẹ là cánh tay luôn chở che, là bờ vai ta dựa mỗi khi ta vấp ngã, mẹ hi sinh cho ta thật nhiều. Yêu mẹ biết bao nhiêu! Em luôn tự nhủ sẽ học tập và rèn luyện thật tốt, để bù đắp và làm mẹ vui lòng.
Dàn ý Tả ông bà của em lớp 5
Dàn ý Tả ông của em mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em muốn miêu tả: ông nội
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình của ông:
- Cao 1m60, nặng 62 kg, hơi mập nhưng vẫn khỏe mạnh
- Khuôn mặt ông tròn bầu, phúc hậu
- Trán ông khá cao một phần do tóc đã rụng bớt
- Tóc ông khá dày ở phần phía sau, lấm tấm sợi bạc
- Ông rất thích cười, khi cười đôi mắt híp lại, để lộ rõ vết chân chim ở đuôi mắt và nếp nhăn ở trán
- Ông để râu nhưng không dài, và thường vệ sinh rất sạch sẽ
- Ông có cái bụng tròn như ông địa, em rất thích xoa bụng ông, ngồi tựa vào bụng ông
- Ông thích mặc áo bà ba màu sáng, đi guốc gỗ như các ông cụ thời xưa
- Khi có dịp quan trọng, ông mới mặc áo sơ-mi và quần tây
- Tả tính cách, hoạt động của ông:
- Ông là giáo viên về hưu, tham gia lớp dạy học tình nguyện cho làng trẻ SOS, nên một tuần sẽ sang làng dạy học ba buổi tối
- Ông dành nhiều thời gian đọc sách, chơi cờ tướng và tập thể dục dưỡng sinh
- Ông rất yêu thương con cháu, luôn bao dung, từ tốn giảng giải chứ không quát mắng hay đánh đập
- Ông được các bạn nhỏ trong xóm yêu quý vì vừa hiền lành, lại hay chỉ bài cho các bạn ấy
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho ông của mình
Dàn ý Tả bà của em mẫu 2
1. Mở bài
- Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người bà kính yêu của em
- Mở bài gián tiếp: giới thiệu về bà thông qua những câu ca dao về tình cảm bà cháu, gợi ý:
“Hôm qua có chiếc bánh bòBà chia cho cháu phần to nhất nhà ,Mỗi lần cháu chạy chơi xa,Mẹ kêu về đánh thì bà lại can”
“Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu
2. Thân bài
- Giới thiệu chung về bà:
- Năm nay bà bao nhiêu tuổi? Trông trẻ hơn hay đúng tuổi
- Bà cao, nặng bao nhiêu? Nhìn tổng quát thì gầy hay đầy đặn, hơi mập…
- Miêu tả ngoại hình:
- Làn da nhăn nheo, đôi chỗ nhìn rõ những sợi gân xanh nổi lên
- Lưng bà đã hơi còng, nếu đi đường xa thì phải chống gậy
- Tóc bà bạc trắng gần hết, đôi chỗ lấm tấm vài sợi màu đen, bình thường bà sẽ bối gọn phía sau bằng một chiếc kẹp vô cùng điệu nghệ
- Đôi mắt trũng, mờ đục, không sáng bóng như hồi còn trẻ, nhưng tình yêu thương thì vẫn đong đầy không bao giờ cạn
- Hàm răng đã thưa và yếu hơn, khi ăn thì ăn rất chậm và không thể ăn được các món cứng, dẻo
- Bà thường mặc những bộ bà ba tối màu, chỉ khi đi dự tiệc, đám cưới hay các dịp quan trọng thì bà sẽ mặc áo dài nhung màu đỏ tươi
- Miêu tả hành động:
- Bà đã về hưu khá lâu rồi, thỉnh thoảng bà đi ra ngoài gặp đồng nghiệp cũ, còn phần lớn thời gian bà ở nhà, hay đi loanh quanh trong xóm
- Mỗi sáng, bà dậy sớm, mở cổng, tập một bài thể dục nhẹ nhàng rồi mới vào nhà ăn sáng
- Xong xuôi, bà lại ra vườn tưới nước, tỉa lá cho mấy luống rau và chậu cây cảnh
- Chiều chiều, bà cùng các bà hàng xóm ngồi uống trà, nhai trầu tâm sự
- Đến tối lại ngồi xem phim, trò chuyện cùng con cháu
- Tuy không có gì quá đặc biệt, nhưng bà đều trải qua rất vui vẻ và hạnh phúc
- Bà đặc biệt dành nhiều thời gian cho em: hát ru em ngủ, kể chuyện cho em nghe, bảo vệ em khi bị mẹ mắng, dạy em những bài học dân gian thú vị, có gì ngon bà cũng dành phần em…
3. Kết bài
- Em rất yêu quý bà
- Mong sao bà luôn mãi mạnh khỏe, sống lâu bên cạnh con cháu
Dàn ý Tả bà của em mẫu 3
1. Mở bài: giới thiệu bà của em
Ví dụ: nhà em có 5 người gồm ba mẹ, em tôi, tôi và bà tôi. Bà là người gắn bó với chị em tôi từ thuở nhỏ. Bà lo cho chị em tôi từng bữa cơm, từng giấc ngủ, chính vì thế mà chị em tôi rất yêu bà.
2. Thân bài: tả bà của em
a. Tả bao quát bà em
- Bà em năm nay 77 tuổi
- Bà rất yêu thương và chăm sóc cho chị em tôi
- Bà có rất nhiều người con và cháu
b. Tả chi tiết bà em
- Tả ngoại hình của bà em
- Bà em đã già, bà có mái tóc trắng bạc
- Bà nhỏ con
- Bà em có gương mặt ốm
- Tay chân của bà run run
- Bà rất hay cười, bà rất xinh đẹp
- Bà đi rất chậm
- Bà hay mặc đồ bà ba
- Bà em rất thích nhai trầu, miệng bà bao giờ cũng chóp chép nhai trầu
- Tả tính tình của bà:
- Bà em rất hiền hòa
- Bà rất thương con cháu
- Bà rất quan tâm và yêu thương mọi người
- Bà em luôn giúp đỡ mọi người trong xóm
- Tả hoạt động của bà:
- Bà em thường nấu ăn cho em ăn
- Bà em dẫn em của em đi học
- Bà kể chuyện cho chị em em nghe
- Bà thường trồng rau rất nhiều sau vườn
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà
Ví dụ: Em rất thích những lúc bà kể chuyện em nghe. Những câu chuyện của bà rất hay và thú vị. em rất yêu bà của em.
Dàn ý tả bà ngoại của em mẫu 4
1. Mở bài: Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.
2. Thân bài:
- Tả hình dáng:
- Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị.
- Mái tóc bà dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
- Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn.
- Đôi mắt bà không còn tinh anh như trước nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.
- Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
- Đôi bàn tay bà chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc.
- Tả tính tình:
- Mặc dù tuổi đã cao, thế nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dù chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.
- Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc em từng li từng tí và vẫn thường kể truyện cổ tích cho em nghe.
- Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè.
- Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà.
3. Kết bài: Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.
Dàn ý Tả anh chị của em lớp 5
Dàn ý tả anh chị của em mẫu 1
a. Mở bài: Giới thiệu về em của em.
Gợi ý: Từ đầu năm nay, cuộc sống của em đã có nhiều điều đổi khác. Bởi em đã có thêm em Cam - em gái bé nhỏ của mình. Từ lúc đó, em quyết tâm thay đổi, để trở thành một người anh trai mẫu mực, đáng tin của em gái.
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về em bé:
- Em bé năm nay đã được bao nhiêu tháng tuổi/ bao nhiêu tuổi?
- Em bé cao và nặng khoảng bao nhiêu?
- Bề ngoài của em bé như thế nào? (đáng yêu, bụ bẫm…)
- Miêu tả ngoại hình em bé:
- Mái tóc (tóc em mọc dày và dài chưa, có màu gì, mẹ thường buộc kiểu tóc gì cho em…)
- Đôi mắt (to tròn, đen láy, long lanh…)
- Cái miệng (cười toe, cười tíu tít…)
- Răng (răng sữa nhỏ xíu, răng trắng tinh, đều tăm tắp…)
- Nụ cười (ngây thơ, đáng yêu, dễ thương…)
- Bàn tay, bàn chân (nhỏ, bụ bẫm, có những ngấn nhỏ…)
- Miêu tả hoạt động của em bé:
- Dành nhiều thời gian trong ngày để ngủ
- Thích được bồng, bế
- Ăn bột, cháo xay nhuyễn
- Tập bò, tập đi, tập nói
- Thích xem hoạt hình, chơi đồ chơi
- Hoạt động của em và em bé:
- Trông em, bế em đi chơi
- Đút cháo cho em
- Tập nói, tập đi với em
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho em bé
Gợi ý: Em thương em bé lắm. Hôm nào đi học về, em cũng chạy vào, ôm và thơm lên má em ngay vì nhớ lắm. Em mong Cam lớn nhanh, khỏe mạnh để chúng em có thể cùng đi chơi với nhau.
Dàn ý tả anh chị của em mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu người cần tả
Gia đình em gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình em rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dân nên rất đỗi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học trên thành phố. Chị cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu chị của em.
2. Thân bài
a. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
b. Tả chi tiết
- Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
- Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em.
—-------------------------------------------------
Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 và Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .
Từ khóa » Kể Về Người Thân Của Em Lớp 6 Dàn ý
-
Lập Dàn ý Kể Về Một Người Thân Của Em Lớp 6
-
Dàn ý Kể Về Người Thân Của Em Lớp 6 | .vn
-
Lập Dàn ý Kể Về Người Thân Của Em Lớp 6 - Bài Giảng Miễn Phí 2022
-
Lập Dàn ý Kể Về Một Người Thân Của Em Lớp 6
-
Lập Dàn ý Kể Về Một Người Thân Của Em? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Lập Dàn Ý Kể Về Người Thân Của Em Lớp 6 - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Văn Mẫu Lớp 6: Kể Về Một Người Thân Trong Gia đình Em Dàn ý & 71 ...
-
Top 13 Dàn ý Bài Văn Tả Người Thân Trong Gia đình Chi Tiết Nhất
-
Top 18 Mẫu Kể Về Một Người Thân Của Em Hay Nhất
-
Dàn ý Kể Người Thân Của Em Lớp 6 | VFO.VN
-
Dàn ý Kể Về Người Thân Của Em Chi Tiết đầy đủ - Học Sinh Giỏi
-
Lập Dàn ý Kể Về Một Người Thân - Cuc Trang - HOC247
-
Dàn ý Kể Về Một Người Trong Trường - Thủ Thuật
-
7 Mẫu Lập Dàn Bài Tả Một Người Thân Trong Gia đình Em - Thủ Thuật