Dàn ý Tả Sông Hồng

Dàn ý tả sông Hồng lớp 5Tả dòng sông HồngBài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Dàn ý tả sông Hồng lớp 5

  • Dàn ý Tả sông Hồng ngắn gọn
  • Dàn ý Tả sông Hồng mẫu 1
  • Dàn ý Tả sông Hồng Mẫu 2
  • Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 3
  • Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 4
  • Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 5
  • Văn Tả cảnh dòng sông Hồng lớp 5
  • Dàn ý Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước)

Dàn ý Tả sông Hồng ngắn gọn

a) Mở bài: Giới thiệu về con sông mà em muốn miêu tả: sông Hồng

b) Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của dòng sông:

  • Mặt sông rộng, bằng phẳng, nước chảy chậm, êm đềm
  • Dòng sông thoáng đãng, lúc nào cũng lồng lộng gió trời
  • Nước sông có màu hồng pha đỏ cam do chứa rất nhiều phù sa
  • Lòng sông rất sâu, đáy sông là bùn đất và những trầm tích của các đồ vật bị cuốn xuống dưới sông sau các trận mưa lũ
  • Hai bên bờ sông có khúc là thành phố hiện đại, có khúc là làng quê yên bình, có khúc là những khu vườn rộng lớn trồng hoa và lúa, rau màu
  • Trên mặt sông luôn có rất nhiều tàu bè qua lại nhộn nhịp và tấp nập
  • Có những khúc sông được xây bờ kè vững chắc, nhưng có những khúc sông hai bên bờ hoàn toàn là cây cỏ tự nhiên, mọc xanh mướt, um tùm, bò lan xuống cả mặt nước

c) Kết bài: Nêu tình cảm, cảm xúc của em dành cho con sông mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả sông Hồng mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả:

  • Con sông đó có tên là gì? Em muốn tả cảnh của con sông đó ở địa phận của tỉnh nào? (hoặc ở khu vực nào)
  • Con sông ấy có gì đặc biệt để em chọn đó là cảnh sông nước mình muốn miêu tả lại?

b) Thân bài:

- Tả bao quát con sông Hồng:

  • Sông Hồng chảy từ nơi nào và kết thúc ở đâu?
  • Khúc sông Hồng mà em muốn miêu tả là đoạn nào của cả dòng sông?
  • Đọan sông Hồng mà em muốn miêu tả rộng bao nhiêu mét? Chiều sâu của nó là bao nhiêu? Có sự chênh lệch lớn giữa các vị trí không?

- Tả chi tiết đoạn sông Hồng:

  • Nước sông có màu gì? Vì sao lại có màu sắc đó?
  • Nước sông có đầy không? Mực nước đó có khi nào thay đổi không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
  • Trong nước sông có các loài động vật, thực vật nào sinh sống? Những loài nào là tự nhiên, loài nào do con người nuôi trồng? Chúng có sinh trưởng tốt không?
  • Hai bên bờ sông có kiến trúc nào? Đó là khu dân cư hay ruộng đồng? Từ lần đầu em nhìn thấy khúc sông Hồng cho đến nay, cảnh hai bên bờ sông có thay đổi nhiều không?

- Tả ý nghĩa của dòng sông Hồng:

  • Cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực đồng bằng sông Hồng, góp phần tạo nên vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
  • Tẩm bổ phù sa cho đất đai hai bên bờ sông, giúp nông nghiệp phát triển
  • Cung cấp nguồn thủy sản phong phú, đa dạng
  • Trở thành một con đường vận chuyển hàng hóa thuận tiện

- Tả hoạt động của con người:

  • Người dân dẫn nước sông Hồng về để trồng lúa nước, dùng để tưới tiêu
  • Người dân đánh bắt tôm cá trên sông
  • Người dân vận chuyển hàng hóa bằng thuyền bè trên sông
  • Người dân xây dựng bờ kè, các khu vườn, khu nhà… dọc hai bên bờ sông

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho con sông Hồng mà mình vừa miêu tả

Dàn ý Tả sông Hồng Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu về dòng sông Hồng.

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát về con sông:

  • Con sông đã có lâu chưa? Là sông tự nhiên hay sông đào?
  • Chiều dài và chiều rộng, chiều sâu của sông có gì đặc biệt?
  • Sông chảy qua những địa hình nào? (thành phố, làng quê, cánh đồng, đồi núi…)

- Tả chi tiết dòng sông:

  • Mặt sông (màu sắc, tốc độ chảy thay đổi như thế nào trong ngày, theo từng mùa)
  • Lòng sông (nước sông chứa đựng những gì, thế giới sinh vật sống dưới sông Hương đa dạng ra sao…)
  • Hai bên bờ sông (nhà cửa, đường phố, cây cối…)

- Tả hoạt động của con người:

  • Trên mặt sông (tàu bè chở người, chở khách, đánh bắt tôm cá…)
  • Hai bên bờ (đi bộ, tập thể dục, ngắm cảnh…)
  • Sáng tác thơ ca, vẽ tranh, chụp ảnh… ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương

3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho dòng sông Hồng

Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu về sông Hồng

Gợi ý: Dải đất hình chữ S mềm mại được bồi tụ lên từ biết bao dòng sông đẹp. Vùng núi Tây Bắc có con sông Đà “tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình”, đất Huế mộng mơ có con sông Hương với điệu hò điệu hát nao nức lòng người. Còn vùng đồng bằng Bắc Bộ lại đặc trưng với con sông Hồng “Hồng Hà mênh mông vẫn chảy đều nối tiếp”.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và vị trí của sông Hồng

  • Em không biết sông Hồng có từ bao giờ. Từ thuở tấm bé, em đã được nghe danh con sông này qua lời kể của ông bà, qua lời ru của mẹ.
  • Qua tìm hiểu em biết được Sông Hồng chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Con sông trước nhà em chính là một nhánh của sông Hồng.

b. Tả vẻ đẹp của dòng sông

  • Quang cảnh sông Hồng đẹp như tạc ra từ bức tranh thủy mặc.
  • Nhìn từ xa dòng sông như dải lụa khổng lồ mềm mại uốn quanh làng xóm.
  • “Sông Hồng đỏ nặng phù sa” nên nước sông không trong xanh như những con sông khác mà phớt một màu hồng đào. Đó cũng chính là nguồn gốc của tên sông.
  • Mặt sông rộng như chiếc gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh của cả đất trời. Bầu trời xanh, mây trắng, nắng vàng, tất cả thu gọn trong ống kính của nhiếp ảnh gia sông Hồng.
  • Nổi trên bề mặt sông là những đợt sóng nước nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Sóng lắn tăn như đang đung đưa theo nhịp nhạc của thiên nhiên.
  • Vào buổi sáng sớm, nắng đậu trên mặt nước, gió khẽ thổi làm mơn man gợn sóng, tất cả tạo cho sông Hồng vẻ quyến rũ lạ kì.
  • Trưa hè nắng gắt, dòng nước sông lóng lánh như có ai thả những viên ngọc xuống mặt nước.
  • Về đêm, sông nhuộm màu đen thẳm rì rào khúc hát ru của đất trời.

c. Hoạt động diễn ra trên sông

  • Hai bên bờ là bãi bồi phù sa, là vùng đất thích hợp cho nông dân tận dụng trồng cây rau, cây ngô để cung cấp cho cuộc sống sinh hoạt.
  • Sông là nơi giao thương buôn bán với nhiều thuyền đánh cá giăng buồm thả lưới, là nơi kinh doanh với nhiều thuyền khai thác cát đi lại ngày đêm.
  • Vào buổi chiều hè lộng gió, trẻ em thường được người lớn dẫn ra tắm sông. Vì thế, đối với nhiều người, sông Hồng là một phần kỉ niệm tuổi thơ.
  • Vào ngày cuối tuần lại có đội tình nguyện đi dọc bờ sông nhặt rác còn sót lại, môi trường sông biển vì thế mà sạch đẹp hơn nhiều.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về sông Hồng.

Gợi ý: Sông Hồng không chỉ làm nên vẻ đẹp cho đất nước ta mà còn là một biểu tượng văn hóa từ ngàn đời. Dù sau này có đi đến những chân trời mới, hình ảnh con sông Hồng quê hương vẫn sẽ in đậm trong trí nhớ em.

Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 4

Tả cảnh sông Hồng

1. Mở bài: Giới thiệu chung:

  • Dòng sông em định tả có tên là gì? ở đâu? (Sông Hồng, thị xã Sơn Tây.)
  • Tại sao em lại chọn tả dòng sông ấy? (Sông Hồng gắn bó với tuổi thơ em.)

2. Thân bài: Tả dòng sông:

a) Buổi sớm:

  • Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
  • Bãi mía bờ dâu bên kia sông xanh mờ mờ.
  • Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
  • Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang; tiếng mái chèo khua nước...
  • Nắng lên, mặt nước lấp lánh, đỏ đậm phù sa, cuồn cuộn trôi xuôi.
  • Hoạt động trên bến cảng tấp nập, nhộn nhịp...

b) Buổi chiều:

  • Người lớn, trẻ con xuống sông tắm mát.
  • Dòng sông như giang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
  • Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

  • Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
  • Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương

Dàn ý tả con sông Hồng mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về sông Hồng

Gợi ý: Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi. Sông chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông nhuốm đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Tôi và con sông đã trở nên thân thiết.

2. Thân bài:

a) Tả khái quát cảnh sông nước

  • Dòng sông dài chảy qua nhiều đoạn.
  • Dòng sông có nước trong veo, rất xanh và mát.
  • Dòng sông cung cấp phù sa tốt cho mùa màng.
  • Dòng sông mang nước sạch cho cây trái tốt tươi.

b) Tả chi tiết

- Buổi sáng

  • Dòng sông hiền hòa chạy nhẹ nhàng.
  • Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
  • Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông

- Buổi trưa

  • Dòng sông nằm phẳng lặng
  • Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa

- Buổi chiều

  • Dòng sông phản xạ ánh nắng mặt trời đẹp lung linh.
  • Bọn trẻ con thì nô đùa quanh sông
  • Một số thuyền đi thả lờ đặt cá

c) Lợi ích dòng sông

  • Cung cấp nước sinh hoạt, giúp cây trái tốt tươi.
  • Mang lại nguồn lợi thủy sản: tôm, cua, cá…

3. Kết bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về dòng sông Hồng.

Văn Tả cảnh dòng sông Hồng lớp 5

>> Xem các bài văn hay tại Tả cảnh dòng sông Hồng

Dàn ý Tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước)

  • Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một hồ nước)
  • Lập dàn ý bài văn miêu tả con suối lớp 5
  • Lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước lớp 5
  • Lập dàn ý Tả cảnh biển lớp 5
  • Dàn ý tả hồ nước lớp 5

Từ khóa » Dàn ý Tả Dòng Sông Hồng Quê Em Lớp 6