Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài ❤️️ 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài ❤️️ 23+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Mẫu Dàn Bài Giới Thiệu Về Chiếc Áo Dài Việt Nam Được SCR.VN Chọn Lọc.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Cách Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài
  • Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài Việt Nam – Mẫu 1
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Hay Nhất – Mẫu 2
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài Ngắn Gọn – Mẫu 3
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Ngắn Nhất – Mẫu 4
  • Dàn Ý Thuyết Minh Áo Dài Chi Tiết – Mẫu 5
  • Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Đầy Đủ – Mẫu 6
  • Dàn Bài Thuyết Minh Về Áo Dài Nâng Cao – Mẫu 7
  • Dàn Ý Thuyết Minh Áo Dài Chọn Lọc – Mẫu 8
  • Dàn Bài Giới Thiệu Về Áo Dài Ngắn Hay – Mẫu 9
  • Dàn Ý Giới Thiệu Về Áo Dài Đơn Giản – Mẫu 10

Cách Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài

Tham khảo cách lập dàn ý thuyết minh về áo dài với các bước cụ thể dưới đây để nắm được những nội dung cơ bản khi làm bài.

👉 Bước 1: Dẫn dắt giới thiệu về chiếc áo dài cần thuyết minh

  • Là trang phục truyền thống của đất nước Việt Nam
  • Là biểu tượng cho vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Việt

👉 Bước 2: Thuyết minh chi tiết về chiếc áo dài

  • Khái quát về nguồn gốc, quá trình ra đời và phát triển của chiếc áo dài.
  • Hình dáng và cấu tạo của chiếc áo dài: gồm 5 bộ phận chính là cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần dài.
  • Công dụng, vai trò và giá trị của chiếc áo dài trong đời sống của người Việt Nam xưa và nay.

👉 Bước 3: Khẳng định vị trí của chiếc áo dài

  • Áo dài là niềm tự hào của đất nước
  • Áo dài giúp lưu giữ và lan toả vẻ đẹp văn hoá của dân tộc

Lập Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài Việt Nam – Mẫu 1

Mẫu lập dàn ý thuyết minh về áo dài Việt Nam dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cho mình định hướng làm bài cụ thể nhất.

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam

Ví dụ: Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

2.Thân bài:

a. Nguồn gốc

  • Xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
  • Trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ.
  • Được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần.
  • Có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.

b. Chất liệu:

  • Thường được may bằng những loại vải mềm
  • Chủ yếu được may bằng vải lụa.

c. Cấu tạo: Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần.

-Cổ áo:

  • Thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc.
  • Ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp.

-Thân áo:

  • Quy ước tính từ cổ đến eo
  • Có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông.
  • Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo.

-Tà áo:

  • Gồm tà trước và tà sau.
  • Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau.
  • Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết

-Tay áo:

  • Có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài.
  • Thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo.

-Quần: Thông thường, áo dài thường được mặc kết hợp với quần.

  • Thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân.
  • Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen.

c. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài (trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam):

  • Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay
  • Nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt.
  • Trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt.
  • Chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng.
  1. Kết bài: Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.

Ví dụ: Áo dài Việt Nam là một trong những nét đẹp truyền thông, gắn liền với phong tục và văn hóa của người Việt Nam. Bảo vệ nét đẹp áo dài Việt Nam là bảo vệ văn hóa và phong tục của ta vậy.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Thuyết Minh Về Áo Dài 🌹 16 Bài Văn Về Chiếc Áo Dài Ngắn Gọn

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Hay Nhất – Mẫu 2

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài hay nhất để luyện tập trau dồi cho mình cách viết thuyết minh sinh động, giàu hình ảnh.

I. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.

Ví dụ: Nhắc đến tổ quốc, bạn nghĩ đến điều gì? Còn nhắc đến Việt Nam, có bao nhiêu con tim đã kéo gọi một bóng hình chữ S, một tô phở bò đậm hương, một tấm bánh trưng ngày Tết, và cũng bao nhiêu tâm trí mơ về một tà áo dài thướt tha. Chiếc áo dài từ lâu đã là một biểu tượng văn hóa gắn liền với đất nước và với dân tộc, một nét đặc trưng của riêng hương sắc Việt Nam.

II. Thân bài:

1.Lịch sử chiếc áo dài

  • Chiếc áo dài đã có từ rất lâu. Áo dài có từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ban đầu được áp dụng tại hai vùng là Thuận Hóa và Quảng Nam. Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước sau phân tranh Đàng Ngoài – Đàng Trong, áo dài được phổ biến rộng rãi và trở thành quốc phục của triều Nguyễn.
  • Sau khi quân Pháp tràn vào nước ta, chiếc áo dài được thay đổi về kiểu dáng, gọi là áo dài Lemur, thêm nhiều nét phương Tây, “lai căng” nên không được nhiều người ủng hộ.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt một số nét từ áo Lemur, cùng với đó ông cũng đưa thêm yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành áo dài cổ kính, ôm sát thân và hai vạt trước tự do.
  • Trải qua nhiều thay đổi theo dòng chảy lịch sử và sự vận động của đời sống, chiếc áo dài ngày nay đã được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ và nếp sống hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống đặc trưng.
  • Năm 2017 đã chứng kiến sự thay đổi lớn trong kiểu dáng của áo dài với “áo dài cách tân” được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.

2.Cấu tạo của chiếc áo dài

  • Cổ áo: Kiểu cổ điển, cổ áo cao từ bốn đến năm centimet. Ngày nay, những người thợ may đã cắt giảm bớt chi tiết cổ áo, thay bằng cổ tròn, cổ tim, cổ chữ U, cổ thấp để tạo sự thoải mái hơn cho người mặc.
  • Thân áo: Thân áo được tính từ phần cổ đến eo. Cúc áo được đính chéo từ cổ sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Từ eo, thân áo được xẻ làm hai tà ở hai bên hông. Ngày nay, kiểu áo dài đính khuy cũng không còn phổ biến như trước mà kiểu có khóa kéo sau lưng được ưa chuộng hơn bởi tính tiện lợi và nhanh gọn.
  • Tà áo: Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Xưa thì tà trước bằng tà sau, nhưng ngày nay có nhiều loại áo có tà trước ngắn hơn tà sau, phù hợp với việc di chuyển.
  • Tay áo: Tay áo dài được may ôm sát tay, dài đến qua cổ tay, những thiết kế năng động hơn thì phần tay áo thường dài đến qua khuỷu tay một chút.
  • Quần: Quần áo dài là quần ống rộng, dài đến gót chân.
  • Chất liệu: Áo dài thường được may bằng bằng những loại vải nhẹ để tạo độ bay và có độ co giãn thích hợp như lụa hoặc voan.
  • Màu sắc: Áo dài học sinh thường mang sắc trắng tinh khôi, phù hợp với lứa tuổi học trò. Các bà, các mẹ, các cô thường lựa chọn những mẫu áo dài đa dạng hơn với những tà áo được thêu hoa, vải có họa tiết,… với đủ các loại màu sắc chất liệu.

3.Ý nghĩa của tà áo dài

  • Là quốc phục của Việt Nam, mang màu sắc văn hóa đất nước ra với bạn bè quốc tế, cùng bao nhiêu bóng dáng yêu kiều của người phụ nữ sải bước trên những đấu trường nhan sắc và trí tuệ.
  • Tà áo dài còn trở thành trang phục công sở như tiếp viên hàng không, giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng,…
  • Mỗi ngày hội tựu trường, ta lại thấy những bóng áo dài trắng của nữ sinh tinh khôi, thấy bóng cô dịu dàng trong những tà áo dài,… Mỗi ngày cưới, ta lại thấy cô dâu mới e ấp trong tà áo dài đỏ khi ra mặt quan viên hai họ….
  • Tạo cảm hứng cho bao nhà thiết kế, hàng loạt những bộ sưu tập thời trang đã được ra đời dựa trên chiếc áo dài truyền thống, để nét hiện đại và cổ truyền hòa hợp với nhau.

III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về đối tượng được thuyết minh.

Ví dụ:

“Chiếc áo quê hương dáng thướt thaNon sông gấm vóc mở đôi tà”

Đinh Vũ Ngọc trong “Chiếc áo dài Việt Nam” đã vẽ nên đôi tà áo dài như thế. Bao tà áo dài đã tung bay trong gió, bao bóng áo thướt tha đã đi qua thời gian và tới bao miền đất. Áo dài là nếp sống không thể thiếu trong văn hóa người dân đất Việt, là chất vàng của phù sa văn hóa nước Nam mà đi đâu tim người cũng mang theo.

Gợi ý cho bạn 💧 Thuyết Minh Về Chiếc Nón Lá 💧 15 Bài Văn Về Cái Nón Lá Hay

Dàn Ý Thuyết Minh Về Áo Dài Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo mẫu dàn ý thuyết minh về áo dài ngắn gọn dưới đây để nắm được những nội dung trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng.

I. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh – chiếc áo dài Việt Nam.

II. Thân bài:

a. Nguồn gốc: Do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt tiền đề phát triển, ban đầu gọi là áo dài ngũ thân.

b. Cấu tạo:

  • Gồm hai bộ phận chính là áo và quần rộng ống mặc kèm bên trong tà áo.
  • Phần hông áo được may sát với vòng eo của người phụ nữ, để tôn triệt để các đường cong và vẻ uyển chuyển của người phụ nữ.
  • Tà áo: gồm có hai tà trước sau, độ dài của tà áo thì tùy theo sở thích, công dụng của bộ áo mà người ta may dài hẳn đến mắt cá chân, hay may lửng đến giữa bắp chân hoặc là ngắn vừa qua đầu gối,… một số mẫu thiết kế sẽ có kiểu tà trước ngắn hơn, tà sau được may rộng và kéo dài.
  • Cổ áo: Với các bộ áo truyền thống thì cổ áo cao tầm 4 – 5 cm, hoặc có các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ vuông, cổ hình chữ u, cổ thuyền, thậm chí có những bộ áo được thiết kế kiểu cúp ngực, không cổ,…
  • Thân áo, được ghép lại với nhau bằng hàng cúc bấm chéo từ cổ áo xuống nách áo, sau đó theo dọc thân đến phần xẻ tà, hoặc may khóa kéo ở phía sau lưng, hoặc ở bên hông để tiện cho việc mặc áo.
  • Phần tay áo ngày nay đã số được may sát, ôm với cánh tay, có kiểu tay lỡ hoặc tay dài đến cổ tay. Với áo tay dài đôi khi phần cổ tay sẽ hơi rộng ra một chút hoặc biến thể tùy theo mẫu thiết kế để tăng thêm phần điệu đà, duyên dáng.
  • Quần áo dài thường được may rộng rãi và dài trùm qua mắt cá, ống quần được may loe ra nhìn để trông được thướt tha giống như mặc váy bên trong, hoặc cũng có thể may ống đứng, ngắn hơn,… Vải may mềm có độ rủ, và màu sắc tương đồng với màu áo, hoặc có thể chọn vải màu trắng.

c. Công dụng và ý nghĩa:

  • Sử dụng được trong nhiều trường hợp từ thông thường như đi học, đi chơi, đến các trường hợp trang trọng ví như dự tiệc, lễ lộc, trong việc cưới xin.
  • Biểu tượng cho truyền thống văn hóa của người Việt, đại diện cho bản sắc của cả một dân tộc.
  • Là một trong những đề tài được yêu thích trong giới nghệ thuật, thời trang,…

III. Kết bài: Nêu cảm nhận chung.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Ngắn Nhất – Mẫu 4

Mẫu dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài ngắn nhất dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp các em học sinh chuẩn bị tốt trước kỳ thi và bài kiểm tra trên lớp.

I. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam

  • Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
  • Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này.

II. Thân bài:

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

  • Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian… chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu.
  • Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.

b. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.

c. Kiểu dáng:

  • Áo dài từ cổ xuống đến chân.
  • Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
  • Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
  • Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
  • Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
  • Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. Đây là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam.
  • Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.

d. Ý nghĩa:

  • Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các cô.
  • Áo dài Việt Nam đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
  • Từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành tác phẩm mỹ thuật.

III. Kết bài:

  • Ngày nay có nhiều kiểu áo thời trang của nước ngoài du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
  • Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục. Đó là tâm hồn, cốt cách của người Việt gửi vào vẻ tha thướt, quyến rũ của chiếc áo.

Giới thiệu tuyển tập 🍀 Thuyết Minh Về Quê Hương Em 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Dàn Ý Thuyết Minh Áo Dài Chi Tiết – Mẫu 5

Dựa vào dàn ý thuyết minh áo dài chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai nội dung bài văn đầy đủ ý.

1.Mở bài:

  • Chiếc áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của đất nước.
  • Chiếc áo dài mang theo một bề dày lịch sử từ khi nó ra đời đến nay.

2.Thân bài:

a/ Lịch sử chiếc áo dài

  • Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Do sự di cư của hàng vạn người Minh Hương, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra đời chiếc áo dài để tạo nét riêng cho người Việt
  • Chiếc áo dài thay đổi theo từng giai đoạn và lý do khác nhau: Chiếc áo dài đầu tiên là chiếc áo dài giao lãnh. Đó là loại áo giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai tà trước không buộc lại, mặc cùng váy thâm đen.
  • Do việc đồng áng, chiếc áo giao lãnh được thu gọn thành áo tứ thân với hai tà trước vốn được thả tự do nay cột lại cho gọn gàng, mặc cùng váy để tiện cho việc lao động. Đó là chiếc áo tứ thân dành cho người phụ nữ lao động bình dân.
  • Áo tứ thân dành cho phụ nữ thuộc tầng lớp quí tộc, quan lại thì lại khác: Ngoài cùng là chiếc áo the thâm màu nâu non, chiếc áo thứ hai màu mỡ gà, chiếc áo thứ ba màu cánh sen. Khi mặc không cài kín cổ, để lộ ba màu áo. Bên trong mặc chiếc yếm đào đỏ thắm. Thắt lưng lụa màu hồng đào hoặc màu thiên lý. Mặc với váy màu đen, đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng.
  • Áo tứ thân là một trang phục đẹp và mang theo những ý nghĩa đặc biệt: Phía trước có hai tà, phía sau có hai tà tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt có tác dụng như một cái yếm, nằm phía bên trong hai vạt lớn, tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng. Năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định, giữ cho nếp áo được ngay thẳng, kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ quấn quýt.
  • Khi Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài lại một lần nữa thay đổi. Chiếc áo tứ thân được thay đổi thành chiếc áo dài. Chiếc áo dài này do một họa sĩ tên Cát Tường (tiếng Pháp là Lemur) sáng tạo nên nó được gọi là áo dài Lemur. Chiếc áo dài Lemur này mang nhiều nét Tây phương không phù hợp với văn hóa Việt Nam nên không được mọi người ủng hộ.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng.
  • Chiếc áo dài ngày nay: Trải qua bao năm tháng, trước sự phát triển của xã hội chiếc áo dài ngày nay dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay.

b/ Cấu tạo:

-Các bộ phận:

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngay nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu rất đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,…
  • Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.
  • Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và bắt buộc dài qua gối.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần áo dài thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng xu thế thời trang hiện nay thì chiếc quần áo dài có màu đi tông với màu của áo.

-Chất liệu vải và màu sắc của chiếc áo dài:

  • Chọn vải để may áo dài ta nên chọn vải mềm và có độ rũ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,…
  • Màu sắc cũng rất phong phú. Chọn màu sắc để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc.

c/ Công dụng:

  • Chiếc áo dài ngày nay là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
  • Chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
  • Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch.

d/ Bảo quản:

  • Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
  • Chiếc áo dài may đẹp là đường chỉ phải sắc sảo, ôm sát, vừa vặn với người mặc. Ở Nam bộ, chiếc áo dài được cách điệu thành áo bà ba mặc với quần đen ống rộng cũng rất đẹp. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam.

3.Kết bài:

  • Dù hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài
  • Áo dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ta: dịu dàng, duyên dáng nhưng cũng rất hợp mốt, hợp thời.

Tham khảo trọn bộ 🍃 Thuyết Minh Về Loài Hoa Ngày Tết 🍃 15 Bài Thuyết Minh Hay Nhất

Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Đầy Đủ – Mẫu 6

Tham khảo dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài đầy đủ dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài văn của mình.

1.Mở bài: Giới thiệu chung về áo dài (Là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam)

2.Thân bài:

a. Nguồn gốc: Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ bao giờ, hình dáng ban đầu của nó ra sao? Trong cuốn sách Kể chuyện chín mùa, mười ba vua triều Nguyễn của ông Tôn Thất Bình (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997) có ghi lại là chiếc áo dài được hình thành từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Như vậy, chiếc áo dài được ra đời từ thế kỉ thứ 18. Tuy ban đầu còn thô sơ nhưng đã rất kín đáo.

b. Chất liệu: Có thể may bằng nhiều loại vải, thông dụng là gấm, lụa, the … Các quan chức thì mới cho dùng xen the, đoạn … còn gấm vóc và các thứ rồng phượng thì dành cho các vua, chúa, vương công.

c. Kiểu dáng chiếc áo:

-Ngày xưa:

  • Đối với người phụ nữ Việt Nam trước đây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non đi chung với váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc thắt lưng màu thiên lí hay màu đào.
  • Lễ phục thì có những tấm áo mớ ba. Đó là loại áo dài gồm 3 chiếc: ngoài cùng là chiếc áo tứ thân bằng vải the thâm màu nâu non hoặc tam giang; chiếc áo thứ hai có màu mỡ gà, chiếc thứ ba là màu cánh sen. Khi mặc những chiếc áo dài này, các cô thường chỉ cài cúc cạnh sườn. Phần từ ngực áo đến cổ chỉ lật chéo để lộ ba màu áo ra ngoài. Bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm, đầu đội nón quai thao trong rất duyên dáng, kín đáo.
  • Thường phục may áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay có thể rộng hẹp tuỳ ý. Áo thì từ hai bên nách trở xuống phải khâu kín, không cho xẻ mở.
  • Lễ phục thì may áo cổ đứng dài tay, vải xanh, chàm hoặc đen, trắng tùy nghi. Cổ áo có thể viền và lót. Cũng kể từ thế kỉ 18, các phụ nữ biết thêu thùa hoa lá quanh cổ áo để tăng thêm vẻ đẹp, chất liệu vải ngày càng tốt hơn.

-Ngày nay:

  • Chiếc áo dài được dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn. Đầu thế kỉ 20, phụ nữ Việt Nam chỉ mặc có một chiếc áo dài, bên trong là chiếc áo cộc và thay chiếc váy bằng chiếc quần dài.
  • Tùy theo lứa tuổi, chiều dài áo buông xuống dài ngắn khác nhau, lúc thì đến đầu lúc thì chấm bàn chân.
  • Cho đến nay, chiếc áo dài truyền thống tương đối ổn định.

d. Ý nghĩa:

  • Giờ đây chiếc áo dài của phụ nữ đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Đó là niềm tự hào của trang phục dân tộc.
  • Chiếc áo dài vừa kín đáo, vừa e ấp, vừa khêu gợi được những nét đẹp kiều diễm, mảnh mai của người phụ nữ Việt Nam.

3.Kết bài: Chúng ta hãnh diện về chiếc áo dài và trân trọng nâng nó lên hàng quốc phục hoặc gọi tên một cách hình ảnh là chiếc áo dài quê hương.

Đón đọc tuyển tập 💧 Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc 💧 15 Mẫu Hay

Dàn Bài Thuyết Minh Về Áo Dài Nâng Cao – Mẫu 7

Đón đọc mẫu dàn bài thuyết minh về áo dài nâng cao dưới đây để tham khảo thêm những thông tin cần thiết để bổ sung vào bài viết của bản thân.

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về áo dài

Ví dụ: Áo dài là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài mang lại nét đẹp duyên dáng, đằm thắm làm say lòng người của người phụ nữ Việt. Bởi vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:

“Có phải em mang trên áo bayHai phần gió thổi một phần mâyHay là em gói mây trong áoRồi thở cho làn áo trắng bay”(Tương tư – Nguyên Bá)

II. Thân bài:

a. Luận điểm 1: Nguồn gốc, lịch sử

  • Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam
  • Cách đây khoảng vài nghìn năm, theo như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ, phụ nữ Việt đã mặc trang phục với 2 tà áo xẻ.
  • Trải qua những thay đổi trong lối sống, nếp sống văn hóa Việt, áo dài từng có thời gian bị cấm song cho đến nay, áo dài đang ngày càng được yêu thích bởi sự duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát của nó.

b. Luận điểm 2: Chất liệu và cấu tạo

-Chất liệu: Áo dài được may bằng vải mềm, rũ, thường là lụa tơ tằm.

-Cấu tạo: Áo dài truyền thống Việt Nam gồm 5 phần chính: cổ áo, thân áo, tay áo, tà áo và quần.

  • Cổ áo cổ điển cao từ 4-5 cm, ôm sát vào cổ. Ngày nay, cổ áo dài được cách tân hơn rất nhiều, có cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U,… Ở cổ áo thường được đính ngọc, thể hiện sự sang trọng, quý phái.
  • Thân áo được tính từ phần cổ xuống đến eo, có đính cúc từ cổ chéo đến vai rồi xuống kéo xuống ngang hông
  • Tà áo được xẻ từ eo xuống đến gót chân. Áo dài có 2 tà: tà trước và tà sau. Độ dài 2 tà tùy vào sở thích thiết kế, thường là tà sau dài hơn tà trước. Trên tà áo, người thợ thủ công thường thêu hoa văn hoặc bài thơ lên để tăng vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát cho áo dài.
  • Tay áo được tính từ phần vai xuống đến cổ tay hoặc khuỷu tay (áo tay lỡ), hoặc cũng có thể làm tay cộc tùy sở thích, ôm sát lấy cánh tay khiến cho áo dài càng thon gọn.
  • Áo dài được mặc với quần lụa, ống rộng, chạm đến gót chân. Màu sắc của quần thường là màu đen hoặc trắng.

c. Luận điểm 3: Phân loại áo dài

  • Áo dài được chia làm 2 loại chính: áo dài cổ điển và áo dài cách tân
  • Áo dài cách tân có sự thay đổi về thiết kế ở cổ và độ dài tà áo, đáp ứng nhu cầu và sở thích của người mặc. Ngày nay, áo dài cách tân rất được ưa chuộng, đặc biệt là trong các ngày lễ, tết bởi phần tà áo ngắn hơn khá nhiều, dễ hoạt động nhưng vẫn giữ được nét duyên dáng, dịu dàng của áo.

d. Luận điểm 4: Ý nghĩa của áo dài trong truyền thống văn hóa Việt Nam

  • Áo dài là trang phục truyền thống Việt Nam, được chọn làm quốc phục và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, dịu dàng, đằm thắm mà lại không kém phần sang trọng, thanh lịch cho người phụ nữ Việt Nam.
  • Tà áo dài đã đi vào đời sống văn hóa nghệ thuật, đi vào thơ ca nhạc họa và trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thể hiện tình cảm yêu mến, say đắm cuẩ người con trai dành cho người con gái.
  • Bài thơ “Áo trắng” của Huy Cận: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xưa em đến mắt như lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
  • Bài “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên Sa: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…
  • Hình ảnh chiếc áo dài cũng xuất hiện nhiều trong các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ: Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Sỹ Luân, Nguyễn Đức Cường,…
  • Trong hội họa không thể không kể đến bức họa “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân
  • Trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác, áo dài cũng được đưa vào như một tình cảm, một sự tự hào về văn hóa dân tộc Việt Nam.

III. Kết bài: Khát quát về ý nghĩa của chiếc áo dài trong đời sống.

Ví dụ: Áo dài là quốc phục của nước Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt. Dù thời gian có đổi thay, những mẫu trang phục ngày càng đa dạng và hiện đại nhưng trên khắp nẻo đường ở đất nước bình yên này, tà áo dài vẫn nhẹ nhàng tung bay mang theo nét đẹp, nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Tiếp tục tham khảo 💧 Thuyết Minh Về Đồ Vật 💧 15 Mẫu Hay

Dàn Ý Thuyết Minh Áo Dài Chọn Lọc – Mẫu 8

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý thuyết minh áo dài chọn lọc giúp các em học sinh tham khảo thêm những ý tưởng làm bài phong phú hơn.

I. Mở bài: Nêu lên đối tượng được thuyết minh – Chiếc áo dài Việt Nam.

Ví dụ: Trên thế giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ

  • Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.
  • Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.
  • Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
  • Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài
  • Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.
  • Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt.

b. Hình dáng, chất liệu, màu sắc:

-Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo.

  • Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau. Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ.
  • Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ.
  • Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Ngày nay được kết hợp với nhiều kiểu cổ áo đa dạng.
  • Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…

-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt. Tuỳ theo sở thích, độ tuổi.

c. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

  • Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
  • Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

III. Kết bài: Cảm nghĩ về tà áo dài.

Ví dụ: Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.

Mời bạn đón đọc 🌜 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Học Tập 🌜 16 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Bài Giới Thiệu Về Áo Dài Ngắn Hay – Mẫu 9

Mẫu dàn bài giới thiệu về áo dài ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu ngắn gọn bố cục của bài văn và nội dung thuyết minh về chiếc áo dài truyền thống.

I. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh – chiếc áo dài Việt Nam.

Ví dụ: Nhắc đến Việt Nam thế giới nghĩ ngay đến bản sắc văn hóa đa dạng, với áo dài và nón lá, tà áo dài thướt tha duyên dáng đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, dịu dàng. Đi đến đâu xuất hiện tà áo dài đều thấy hình ảnh quê hương Việt Nam.

II. Thân bài:

a. Nguồn gốc

  • Không rõ xuất xứ những tà áo dài xuất hiện từ hàng ngàn năm trước được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ.
  • Chúa Nguyễn Phúc Khoát người có công giúp chiếc áo dài định hình.
  • Chiếc áo dài đầu tiên ra đời đó là sự kết hợp giữa váy người Chăm và chiếc váy sườn xám người Trung Hoa.
  • Áo dài là sự kết hợp của nhiều trang phục tinh hoa các nền văn hóa khác nhau.

b. Cấu tạo, hình dáng áo dài

-Áo dài gồm các phần:

  • Cổ áo: thường là cổ cao hoặc cổ tròn. So với áo dài truyền thống áo dài ngày nay thêm nhiều kiểu đặc biệt ở cổ áo như cổ chữ U, cổ tròn.
  • Thân áo: từ cổ đến eo, có 2 mảnh bó sát eo.
  • Tà áo: chia làm 2 phần tà áo trước và tà áo sau.
  • Tay áo: không có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo.
  • Phần quần: quần áo may rộng có thể cùng màu sắc với áo dài.

-Chất liệu: áo dài thường may bằng chất liệu nhẹ, mềm thoáng.

-Màu sắc đa dạng: không chỉ màu trắng truyền thống mà còn xanh, đỏ, vàng….

c. Sử dụng áo dài

  • Học sinh sinh viên mặc áo dài đến trường trong những ngày đặc biệt.
  • Người lớn mặc áo dài trong những dịp đặc biệt như lễ cưới, sự kiện, dự tiệc…duyên dáng, sang trọng.
  • Áo dài còn xuất hiện ở nhiều sự kiện lớn như Apec diễn ra ở Việt Nam.

d. Bảo quản áo dài

  • Sau khi sử dụng cần giặt sạch, phơi nơi thoáng mát.Không dùng thuốc tẩy dễ làm bay màu áo dài.
  • Nếu không mặc áo dài thường xuyên nên gấp áo lại và cho vào túi giấy giúp áo luôn mềm và sạch sẽ.

e. Ý nghĩa áo dài

  • Tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam yêu kiều, duyên dáng.
  • Trang phục đại diện cho hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

III. Kết bài: Khẳng định giá trị của chiếc áo dài

Ví dụ: Áo dài là trang phục truyền thống của nước ta, những cô gái khoác lên mình chiếc áo dài trở nên duyên dáng, xinh đẹp đến lạ kì. Khi nhắc về áo dài thế giới sẽ nghĩ ngay đến bản sắc dân tộc của người Việt Nam, hãy cùng giữ gìn và bảo tồn chiếc áo dài đến muôn đời sau.

Khám phá thêm 💕 Dàn Ý Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh 💕 14 Mẫu Hay

Dàn Ý Giới Thiệu Về Áo Dài Đơn Giản – Mẫu 10

Với mẫu dàn ý giới thiệu về áo dài đơn giản dưới đây, các em học sinh có thể liệt kê ngắn gọn những ý chính và nội dung cơ bản của bài văn.

  1. Mở bài: Giới thiệu về tà áo dài Việt Nam

Ví dụ: Một trong những hình ảnh đại diện cho truyền thống, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính là tà áo dài.

  1. Thân bài

a. Khái quát chung

  • Lịch sử ra đời: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đã bỏ bớt những nét cứng cỏi của áo Lemur, đồng thời đưa các yếu tố dân tộc làm họa tiết trên áo. Chiếc áo dài này rất được ưa chuộng và tồn tại đến bây giờ.
  • Áo dài được thiết kế với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng và được mọi người dân biết đến, tôn vinh.

b. Thuyết minh chi tiết

  • Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo thường được đính ngọc.
  • Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Thân áo dài được xẻ làm 2 tà từ vị trí eo đến hết chiều dài của áo.
  • Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau. Ngày xưa tà trước bằng tà sau nhưng ngày nay đã có nhiều loại áo tà trước ngắn hơn tà sau. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay những bài thơ.
  • Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay.
  • Chiếc áo dài được mặc với quần. Quần áo dài khi xưa may bằng vải cứng cáp, nay thường được may với vải mềm, rũ. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng. Nhưng ngày nay áo dài còn được cách tân phối cùng chiếc chân váy dài tạo vẻ dịu dàng, thanh lịch.

c. Ý nghĩa, vai trò của áo dài

  • Vai trò: tô điểm cho người phụ nữ thêm xinh đẹp, duyên dáng, tôn lên vẻ đoan trang, dịu dàng của họ.
  • Ý nghĩa: Áo dài là quốc phục của người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng cho người phụ nữ, được mặc ở trong những dịp đặc biệt (cưới hỏi, cỗ bàn, những hội nghị thượng đỉnh,…) thậm chí nhiều đơn vị đã lấy áo dài làm trang phục bắt buộc (các hãng hàng không, nhân viên ngân hàng, giáo viên,…).
  1. Kết bài: Khẳng định những giá trị của áo dài.

Ví dụ: Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào và hãnh diện của mỗi con người Việt Nam chúng ta. Vẻ đẹp chiếc áo dài gợi lên vẻ đẹp văn hoá truyền thống của đất nước và con người Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích ☘ Thuyết Minh Về Đặc Sản Quê Em ☘ 21 Món Ăn Đặc Sản Hay

Từ khóa » Thuyết Minh áo Dài Việt Nam Dàn ý