Dàn ý Vẻ đẹp Tài Hoa Nghệ Sĩ Của Người Lái đò - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Hình tượng người lái đò được phân tích qua vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, ý chí quật cường và cả tấm lòng khiêm nhường đáng mến. Từ đây, ta thấy rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng
Nội dung chính Show- Dàn ý vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò
- NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- NGUYỄN TUÂN
- Vẻ đẹp ngoại hình của ông lái đò:
- Vẻ đẹp tâm hồn tính cách:
- Sự thông minh, linh hoạt, dũng cảm như một một viên tướng tài ba, như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác Sông Đà:
- Sự khiêm nhường và phong thái ung dung mang cốt cách nghệ sĩ
- LIÊN HỆ MỞ RỘNG:
Dàn ý vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- NGUYỄN TUÂN
MỞ BÀI:
- Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
Mở bài tham khảo
“ Nếu ở Pháp, Chateaubriand được mệnh danh là “ Chàng kỵ sĩ phiêu bạt” thì ở Việt Nam ta, Nguyễn Tuân vẫn được nhiều người thân mật gọi là “Chàng tài tử phiêu lãng” với câu nói bất hủ mà ông thích: “ Khi tôi chết, xin hãy thuộc da tôi làm chiếc vali”. Trên con đường phiêu lưu khám phá vẻ đẹp của quê hương sau Cách mạng tháng Tám, ông đã đến với Sông Đà tự nhiên như người nghệ sĩ tìm được cái đẹp tuyệt đích. Ở đây, nhà văn đã khám phá ra vẻ đẹp hoang sơ của một vùng Tây Bắc hoang sơ kì bí, đặc biệt là vẻ đẹp ở con người, thứ mà ông gọi là “ thứ vàng mười đã qua thử lửa”. Vẻ đẹp ấy được thể hiện trọn vẹn qua hình tượng người lái đò Sông Đà....
THÂN BÀI:
- Tác giả tác phẩm
- Khái quát về vấn đề cần nghị luận, giải thích ý kiến
Tham khảo:
“ Thế giới nhân vật trong trang văn Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc thấp thoáng giữa vườn lan “ nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự hoa thơm cỏ quý.” (Hương Cuội). Một Huấn Cao, tử tù chân vướng xiềng, cổ đeo gông, vung bút viết lên tấm lụa bạch những chữ như rồng bay, phượng múa, thể hiện “ hoài bão tung hoành của một đời người.” ( Chữ người tử tù) . Và hình ảnh ông lái đò Tây Bắc có “tay lái ra hoa”. Đó đều là những con người tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.
Vẻ đẹp ngoại hình của ông lái đò:
Dẫn dắt:
“ Có lẽ Nguyễn Tuân đã dành nhiều ưu ái cho người lái đò mà ông coi là “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” . Giữa thiên nhiên hung bạo ác liệt đến ghê sợ của dòng sông Đà, hình ảnh con người nhỏ bé hiện lên với sức mạnh phi thường. Để làm nổi bật nhân vật của mình, nhà văn đã đặt người lái đò trong hoàn cảnh khắc nghiệp: Vượt qua thứ “ kẻ thù số một” của Tây Bắc, dòng sông Đà quanh năm làm mình làm mẩy với người dân nơi đây. Tuy công việc rất đỗi gian nan nguy hiểm, nhưng ở người lái đò vẫn toát lên những phẩm chất hiên ngang quả cảm của người anh hùng lao động với tài nghệ lái đò hiếm thấy. Thiên nhiên nguy hiểm số một chính là bệ đỡ để tôn vinh tài năng và giá trị con người...
Vẻ đẹp của người lái đò, trước hết là ở ngoại hình đẹp đẽ của người lao động chân chính..”
- Bước vào tuổi bảy mươi, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch: nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “ Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng.”
- Cặp mắt tinh anh, nhãn lực xa vời vời. Trên ngực ông nổi lên những “củ nâu” thương tích trên “chiến trường Sông Đà” mà Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là “ thứ Huân Chương lao động siêu hạng”. Ông lái đò Sông Đà này có “tay lái ra hoa” đã từng bao lần vào sinh ra tử vượt qua biết bao trùng vi thạch trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi ải nước”.
- Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có sáu mái chèo đã ngược xuôi Sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, cánh kiến về xuôi, ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần Sông, thần Đá.
- Nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình mà còn nhấn mạnh vào sự gắn bó với nghê sông nước của con người ấy. Dấu ấn nghề nghiệp đã in hằn lên ngoại hình cảu nhân vật. Đó là một linh hồn muôn thuở của sông nước miền Tây.
Vẻ đẹp tâm hồn tính cách:
- Sự từng trải, giàu kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về luồng lạch trên Sông Đà:
Dẫn dắt: Nhiều năm lăn lộn trên chiến trường sông Đà, người lái đò đã tích lũy cho mình một vốn sống và vố hiểu biết sâu sắc về con sông Đà
- Ông hiểu Sông Đà như chính bản thân mình, nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả những luồng nước của con thác hiểm trở “ trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở.
- Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá và Sông Đà như một trường thiên anh hùng mà ông đã thuộc từng dấu chấm câu, từng dấu chấm than và cả những đoạn xuống dòng. Cuộc đời của người lái đò Sông Đà cũng như một bản anh hùng câ hào hùng lãng mạn đến lạ kì.
Tham khảo:
Có lẽ bao tình cảm đam mê, yêu quý sông Đà của Nguyễn Tuân được gửi gắm vào nhân vật ông lái đò, nên nhà văn đã để nhân vật của mình gắn bó với sông Đà đến mức máu thịt, hiểu và yêu dòng sông đến mức thuộc lòng từng tên thác tên ghềnh,hơn một nghìn tên dù dễ hay khó đều hội tụ lắng đọng thành một dòng chảy trong trái tim của ông lái đò hay chính là trái tim của Nguyễn Tuân. Ông thuộc dòng sông như thuộc một "bản trường ca, thuộc đến từng dấu chấm dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng". "Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông ,thần đá, ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước". Chính vì thế mà
ông lái đò đã khuất phục, chế ngự được sự hung bạo của dòng sông Đà. Ông không phải thần thánh mà chỉ là một người lao động bình thường bằng xương bằng thịt nhưng với trí dũng song toàn nên ông vẫn chiến thắng thiên nhiên nghiệt ngã để tồn tại lao động sáng tạo trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Sự thông minh, linh hoạt, dũng cảm như một một viên tướng tài ba, như một người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác Sông Đà:
Dẫn dắt: Cuộc sống của người lái đò Sông Đà là một cuộc chiến đấu hằng ngày. Và ngày nào cũng phải giành những cái sông từ tay những con thác. Vẻ đẹp này được Nguyễn Tuân thể hiện sống động qua hình ảnh ông đò lúc vượt thác. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò lá sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày dặn kinh nghiệm thủy chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy:
- Sông Đà đã bày ra “ năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ ở phía tả ngạn sông.” Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa trông như sơ hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất, sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công chiếc thuyền tới tấp:
“ Mặt nước hò la vang dậy quang mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm lấy thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt.”
- Nén chịu nỗi đau thể xác, người lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo lần lượt qua trùng vi thạch trận, chiến thắng thác dữ bằng những động tác điêu luyện, táo bạo và hết sức chuẩn xác: “Dòng nước hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.” Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân ải nước bên bờ bên trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa từ nhưng đứa thì ông tránh mà rảo chèo lên đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Chiếc thuyền cứ đà ấy mà lao đi như mũi tên, vượt qua vòng vây cuối cùng, cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó
- Để làm nổi bật hình tượng và vẻ đẹp của người lái đò, nhà văn đã sáng tạo một đoạn văn tràn đầy không khí trận mạc, đã tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với bầy thủy quái sông Đà nham hiểm và xảo quyệt. Thoạt nhìn , đó là một cuộc chiến không cân sức bởi một bên là thiên nhiên lớn lao , dữ dội và hiểm độc với trùng trùng lớp lớp dàn trận bủa vây, có sự hợp sức của nhiều thế lực “sóng”, “ nước”, “đá”, “gió”... còn bên kia chỉ là những con người nhỏ bé trên một con thuyền đơn độc và vũ khí trên tay chỉ là những chiếc cán chèo. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn, tên nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm và sẵn sàng giao chiến. Cả một trận địa đá với những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm đã được bày ra để sẵn sàng dìm chết con thuyền. Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm.
- Vượt qua trùng vi thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “ Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”. Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “ vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng.” Đúng là bọn đá sóng nước hiểm trở!
- Đến trùng vi thứ ba, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và những pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải “phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được”, tiến về phái khung thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đá đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay lái ra hoa”
- Như vậy, người lái đò đã vượt qua thác dữ bằng một chiến thắng thật ngoạn mục.
- Có hai nguyên nhân chính làm nên chiến thắng của ông lái đò:
+ Chiến thẳng của sự ngoạn mục của sự ngoan cường, dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống
+ Chiến thắng của tài trí con người người của sự hiểu biết ( nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá) và kinh nghiệm của một người lâu năm gắn bó với nghề Sông Nước.
- Từ cuộc chiến đầu ác liệt với thác dữ sông Đà, từ sự bình dị của những người lái đò sau chiến thắng ( không lưu danh tên tuổi, chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua), có thể thấy Nguyễn Tuân đã khẳng định ngợi ca vẻ đẹp của những người lao động bình thường, âm thầm, giản dị nhưng đã và đang làm nên những kì tích lớn lao trong cuộc chiến đấu của thiên nhiên hung dữ.
- Qua đó, ta thấy ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết đoán và quyết thắng. Đó là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò Sông Đà được Nguyễn Tuân khám phá và ca ngợi. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Cảnh vượt thác là bài ca chiến thắng hào hùng. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn từ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động: so sánh ngầm, nhân hóa, cường điệu.... Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp điệp trùng trùng tạo ra bức tranh hoành tráng. Nhà văn đã dụng tâm diễn tả cuộc chiến giữa ông lái đò và dòng sông theo hướng thoạt đầu tưởng chừng như không cân sức. Nhưng cuối cùng phần thắng đã thuộc về con người nhờ sự thông minh và dũng cảm. Cuộc vượt thác thật ngoạn mục, ông lái đò thực sự là một người nghệ sĩ tài hoa.
Sự khiêm nhường và phong thái ung dung mang cốt cách nghệ sĩ
Dẫn dắt: Đối với người lái đò, hiểm nguy trên dòng sông chính là một phần trong cuộc sống của ông. Khi vượt qua hiểm nguy, sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ “ sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ông cơm lam, và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh....Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua.”
- Người lái đò coi việc đối mặt với sóng nước hung bạo là chuyện thường tình, không có gì đáng nới, những hồi ức về sự hiểm nguy đều không có mà tất cả đều đã tan vào dĩ vãng ngọt ngào. Người lái đò trí dũng và tài hoa trên dòng sông hung bạo trữ tình, vẻ đẹp của người lái đò – vẻ đẹp bình dị , thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh, đầy ý chí và nghị lực, tài năng và tài hoa có khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt nó phải phục vụ con người dựng xây đất nước chính là “ chất vàng mười” của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung trong thời kì mới.
- Nguyễn Tuân đã không đặt cho nhân vật của mình một cái tên riêng mà gọi bằng một danh từ chung người lái đò hoặc ông đò. Có lẽ, nhà văn muốn làm mờ đi một con người cụ thể để khái quát nên chân dung của người lao động vô danh trên miền núi Tây Bắc. Từ một con người nhà văn muốn người đọc nghĩ đến rất nhiều người đang lặng lẽ âm thầm cống hiến cho đất nước. Người lái đò Sông Đà sinh ra bên bờ Sông Đà, toàn bộ cuộc đời đã gắn bó với dòng sông bằng cả nghệ nghiệp và sinh mênh của mình
Tham khảo:
“ Nếu trong cảnh vượt thác, ta bắt gặp hình ảnh người lái đò Sông Đà hiên ngang, hùng dũng trên sông nước , ông đò tài trí quả cảm chiến thắng Sông Đà hung dữ thì sau cuộc vượt thác ta lại mến mộ nhiều hơn chất nghệ sĩ tài tử ở con người ấy. Chiến thắng Sông Đà oanh liệt vẻ vang là thế, hiểm nguy là thế, chỉ cần lơ tay lóa mắt, ông đò sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng của mình. Vậy mà , sau cuộc vượt thác , trở lại với sông nước thanh bình thì sóng thác xèo xèo” tan trong trí nhớ”, nhà đò đốt lửa nướng ống cơm lam , bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh.. “ chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua trên cửa ải nước đủ loại quân dữ tợn vừa rồi.” Tâm thế của ông đò bình thản đến lạ lùng. Cái phi thường đã trở nên bình thường. Ông đò trở về với đời thường và tâm hồn người nghệ sĩ lại mải miết nghĩ đến việc thưởng thức cái đẹp của hương vị cơm lam và những loài đá đẹp của Sông Đà. Cái đẹp mà Nguyễn Tuân hướng đến đâu phải đâu xa, ở ngay trong những con người lao động bình dị: Những người có tâm hồn nghệ sĩ quên ngay đi những hung hãn hiểm trở của thác đá Sông Đà để thả hồn mình theo cái đẹp của cảnh sông nước đầy chất thơ. Hình như ông đò đang cho mình một tâm thế thật thanh thản bình yên để tiếp tục đưa con thuyền trôi về phía hạ lưu yên ả lặng tờ và hoang sơ mơ màng, đậm màu sắc cổ tích....
- Vẻ đẹp của hình tượng Người lái đò Sông Đà đặc sắc
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, bút pháp tương phản
- Vận dụng kiến thức của nhiều ngành nhiều lĩnh vực, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, quân sự, thể thao....
Tham khảo:
“ Xây dựng hình tượng người lái đò Sông Đà , Nguyễn Tuân đã huy động tri thức của nhiều ngành, nhiều môn nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, quân sự điện ảnh, thể thao cùng với nghệ thuật so sánh, ngôn ngữ giàu chất tạo hình, bút pháp tương phản, giúp cho người đọc chứng kiến đoạn phim hồi hộp, căng thẳng diễn tả một cuộc đấu tranh không ngừng quyết liệt giữa con người và thiên nhiên hung bạo. Xây dựng người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa uyên bác, ông luôn tiếp nhận con người trên phương diện nghệ thuật, khai thác con người với phẩm chất nghệ sĩ. Nhà văn đã phát hiện được phẩm chất cao quý trong người lao động bình thường , chất nghệ sĩ tài tử không chỉ là phẩm chất đặc quyền ở những người làm việc liên quan tới nghệ thuật mà là phẩm chất có ở bất kì ai, làm bất cứ công việc gì, khi họ đạt đến trình độ kì tài. ”
KẾT BÀI:
- Nhấn mạnh con người lao động trong thời kì mới
- Tài năng của Nguyễn Tuân
Tham khảo:
“Có thể nói, người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là một trang văn đẹp, thiên anh hùng ca, ngợi ca vẻ đẹp của người lao động. Tài trí, bản lĩnh ngoan cường, tay lái ra hoa đang nỗ lực cống hiến cho Tổ quốc. Đó là chất vàng mười được tinh luyện ở con người Tây Bắc mà Nguyễn Tuân say mê ngưỡng mộ và ngợi ca. Lao động là nghệ thuật vô giá. Người lao động khi biết làm chủ công việc của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, thì đều được coi là những người nghệ sĩ ,là cái đẹp bất tử trong nghệ thuật.”
LIÊN HỆ MỞ RỘNG:
Quan niệm của Nguyễn Tuân về con người Trước và Sau Cách mạng có gì tiến bộ?
Khí phách và trí dũng: Người lao động với những phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng đặc biệt là tài trí tuyệt vời và lòng dũng cảm vô song trong nghề lái đò vượt Sông Đà.
Trong “Chữ người tử từ”, Nguyễn Tuân viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. Ông trân trọng và nâng niu gìn giữ những giá trị tốt đẹp thú vui tao nhã của con người với nghệ thuật thư pháp điêu luyện....
Với “ Người lái đò Sông Đà”, Nguyễn Tuân lại say mê đi tìm cái đẹp của đời sống và con người. Nguyễn Tuân có những cảm nhận về người lái đò mang vẻ đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất bên trong, không chỉ là người lao động khỏe mạnh, từng trải nơi sông nước mà còn là vị tướng tài ba trong những trận chiến với con nước hung dữ.
Nghệ sĩ tài hoa:
Trong “ chữ người tử tù” , Huấn Cao mang một thiên lương cao đẹp, tung hoành ngang dọc, khí phách hiên ngang không khuất phục kẻ thù. Ông chính là tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
Trong “ Người lái đò sông Đà”, vẻ đẹp nghệ sĩ của ông lái đò không phải là một người lái đò thông thường mà là một người nghệ sĩ trong nghệ thuật sông nước. Sự tài hoa đến từng động tác thuần thục của ông lái đò được Nguyễn Tuân gọi là “ tay lái ra hoa”
- Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân tách rời cái đẹp khỏi cái có ích, đề cao cái đẹp thuần túy nhưng đó là cái đẹp của quá khứ. Ông tìm đến những con người tài hoa thiên về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật
- Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân không còn say sưa chắt chiu cái đẹp cho một thế giới nhỏ bé, tù túng, nhà văn cảm nhận được cái rộng rãi bao la của đất trời, cái nhìn của nhà văn trở nên đôn hậu hơn. Ông đi tìm cái đẹp của những người lao động bình thường vì vậy quan niệm cái đẹp của ông đã tiến gần với đời sống hơn, tiến bộ hơn.
Từ khóa » Những Vẻ đẹp Của Người Lái đò Sông đà
-
Vẻ đẹp Tài Hoa Nghệ Sĩ Của Người Lái đò Trong Người Lái đò Sông Đà
-
Top 10 Mẫu Phân Tích Hình Tượng Người Lái đò Sông Đà Hay Nhất
-
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ ... - Hội Gia Sư Đà Nẵng
-
Phân Tích Hình Tượng Người Lái đò Sông Đà (22 Mẫu)
-
Phân Tích Hình Tượng Người Lái đò Trong Tùy Bút Người Lái đò Sông Đà
-
Vẻ đẹp Tài Hoa Nghệ Sĩ Của Người Lái đò Trong Người Lái đò Sông Đà
-
VẺ ĐẸP ÔNG LÁI ĐÒ TRONG "NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ" CỦA ...
-
Dàn ý Phân Tích Hình Tượng Người Lái đò Sông Đà - TopLoigiai
-
Phân Tích Vẻ đẹp Thơ Mộng, Trữ Tình Của Con Sông Đà Trong Tác Phẩm ...
-
Sơ Đồ Tư Duy Người Lái Đò Sông Đà Tổng Quát Nhất - Kiến Guru
-
Cho Mình Hỏi Vẻ đẹp Trí , Dũng, Tài Hoa Của Người Lái đò Sông Đà ...
-
Phân Tích Vẻ đẹp Trí Dũng Và Tài Hoa Của Hình Tượng ông Lái đò Trong
-
Những Nét Chính Của Trích đoạn Người Lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân
-
Mọi Người Giúp Em Phân Tích Vẻ đẹp Tài Hoa Trí Dũng ... - MTrend