Đảng Chính Trị Là Gì? Vai Trò Của đảng Chính Trị

778

Đảng chính trị là gì? Trình bày vai trò của đảng chính trị.

Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù trong một xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đảng chính trị nắm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một giai cấp, định hướng chính trị cho phát triển xã hội.

Đảng chính trị được hiểu như sau:

1, Khái niệm, bản chất của đảng chính trị

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp. Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp.

Đảng chính trị là một trong những công cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh cho lợi ích của mình. Đảng chính trị công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp. Với chức năng đó, đảng chính trị có khả năng đoàn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. (Ví dụ như giai cấp công nhân Việt Nam được tập hợp sức mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc)

Đảng chính trị bắt đầu trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp.

Đảng gắn liền với cơ cấu giai cấp. Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của nó đảng có thể là đảng vô sản, đảng tư sản, đảng địa chủ…đảng liên minh các giai cấp: đảng tư sản- tiểu tư sản, đảng tư sản – địa chủ…đôi khi đảng còn mang màu sắc dân tộc.

Đảng chính trị là tổ chức luôn theo đuổi những mục đích chính trị nhất định, cố gắng gây ảnh hưởng, lãnh đạo đối với chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện lợi ích của mình.

Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá những quan điểm của mình, tập hợp những người cùng chí hướng. Khi cầm quyền ngoài các phương tiện vật chất, các cơ quan báo chí, đảng còn lãnh đạo bằng chính quyền. Để thực hiện mục tiêu, đảng tiến hành thực hiện một số chính sách nhất định, thực hiện những nguyên tắc tổ chức nhất định: điều lệ, quy chế…

Dưới chế độ TBCN, chế độ đa nguyên chính trị bề ngoài có vẻ dân chủ, các đảng đều có quyền tranh cử nhưng về thật chất đều là nhất nguyên chính trị. Đảng lớn nhất, có thế lực nhất sẽ nắm quyền để bảo về lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ TBCN.

Trong các nước XHCN, ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng tập hợp và tổ chức giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất về mục tiêu, ý chí hoạt động nhằm thủ tiêu thủ tiêu chế độ tư hữu.

Như vậy đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện. Không có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp.

2, Vai trò của đảng chính trị

Là một bộ phận tích cực nhất, có tổ chức nhất của giai cấp, đảng chính trị được lập ra để thực hiện lợi ích, mục đích giai cấp, nắm quyền lực nhà nước. Vai trò chính trị của đảng chính trị tùy thuộc vào địa vị lịch sử của các giai cấp mà đảng chính trị đó đại diện.

Vai trò của đảng chính trị còn phụ thuộc vào bản chất của giai cấp mà đảng đó đại diện. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của các đảng chính trị, có đảng đóng vai trò tiến bộ, cách mạng như đảng macxit – lenin, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động nhưng cũng có đảng thể hiện sự bảo thủ, phản động như đảng địa chủ, …

Ở các nước TBCN:

Vai trò của các đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử giành quyền lực nhà nước. Vau trò của các đảng thể hiện ở hai mặt tiến bộ và tiêu cực.

tích cực: tổ chức bầu cử, hướng bầu cử đi vào quỹ đạo đã được quy định ở hiến pháp hiện hành. Sau khi thắng cử, nắm quyền, các đảng chính trị có vai trò trong việc định hướng phát triển kinh tế – xã hội thông qua cương lĩnh chính trị, bố trí, tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền, chuẩn bị các chính sách, các chiến lược hoạt động nhà nước.

Tiêu cực: ( chủ yếu ) chia rẽ nhân dân, tách nhân dân ra khỏi chính trị. Để đạt được mục đích, đảng chính trị đã hành động kể cả bằng những thủ đoạn, kích thích sự thèm khát quyền lực chính trị và tạo thêm những điều kiện cho tham nhũng, tước bỏ quyền dân chủ của nhân dân…

Ở các nước XHCN

ĐCS là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân và quá độ đi lên CNXH.

ĐCS đại diện cho giai cấp công nhân chiu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa xã hội. Để thực hiện được sứ mệnh to lớn này điều kiện tiên quyết là đảng phải không ngừng vươn lên mọi mặt.

Như vậy, đảng chính trị là một bộ phận tích cực nhất của một giai cấp, là đại diện không thể thiếu của một giai cấp. Với bản chất, vai trò của mình, mỗi đảng chính trị cần phải liên tục phát triển hoàn thiện, nâng cao sức chiến đấu, phát huy vai trò lãnh đạo, định hướng chính trị của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh, giành và giữ chính quyền.

5/5 - (1 bình chọn)Bài viết liên quan:
  1. Chính trị là gì? Cái căn bản nhất của chính trị
  2. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
  3. Bản chất mối quan hệ chính trị với kinh tế
  4. Văn hóa chính trị là gì? Cấu trúc của văn hóa chính trị
Chính trị học

Từ khóa » đảng Chính Trị Ra đời Khi Nào