Đặng Công Chất – Wikipedia Tiếng Việt

Đặng Công Chất鄧公質
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh1622
Nơi sinhKinh Bắc
Mất1683
Giới tínhnam
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Đặng Công Chất (chữ Hán: 鄧公質, 1621[1] hay 1622[2] - 1683), người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nguyên quán của ông là xã Thái Bạt, huyện Bất Bạt (nay thuộc xã Tòng Bạt, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)[2]. Đỗ trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) thời vua Lê Thần Tông[2][3].

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 âm lịch năm Cảnh Trị thứ 3, Ất Tỵ 1665, đời vua Lê Huyền Tông, ông khi đó đang là Hàn lâm viện thị giảng được thăng làm Công bộ hữu thị lang[4]. Năm 1670 ông khi đó đang làm Lại bộ hữu thị lang[4] đã cùng Lễ bộ tả thị lang Nguyễn Quốc Khôi vào hầu kinh điện. Tháng 9 âm lịch năm 1671 ông cùng Binh bộ tả thị lang Lê Sĩ Triệt khảo xét các nha môn trong ngoài. Tháng 7 âm lịch năm Vĩnh Trị thứ nhất (Bính Thìn, 1676), sau khi Lê Hy Tông lên ngôi ông được phong làm Lại bộ tả thị lang[4].

Tháng 8 năm 1677, Đinh Văn Tả đem quân đánh phá được Mạc Kính Vũ ở Cao Bằng, Kính Vũ chạy sang Long Châu, đồ đảng còn lại đều tan vỡ. Sau triều đình nhà Lê cho triệu Đinh Văn Tả về, dùng Đặng Công Chất thay thế và để Tuấn Hòa ở lại giữ chức tham trấn. Tuy nhiên, trong thời gian trấn thủ Cao Bằng, ông bị nha lại và dân chúng tố cáo, phải triệu về triều, triều đình bổ Lê Hải lên thay[5].

Tháng giêng năm Chính Hòa thứ 3 (Nhâm Tuất, 1682) Thân Toàn và ông sang nhà Thanh dâng lễ tuế cống, nhân tiện cáo phó về việc Lê Huyền Tông mất và xin phong tước[5].

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tài liệu khác còn ghi:

  • Danh sách trạng nguyên: Làm quan đến Thượng thư bộ Binh, bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu bảo, tước bá[1].
  • Chú giải cho Văn bia số 42 tại Văn miếu Hà Nội của Viện nghiên cứu Hán-Nôm Lưu trữ 2013-12-24 tại Wayback Machine: Ông giữ các chức quan, như Tham tụng, Thượng thư Bộ Hình và được cử đi sứ (năm 1682) sang nhà Thanh (Trung Quốc). Lúc mất được tặng Thái bảo, Thượng thư bộ Lại, tước bá[2].

Tháng 12/2020, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định đặt tên "Đường Đặng Công Chất" cho một con đường ở huyện Gia Lâm.[6]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Danh sách trạng nguyên
  2. ^ a b c d Văn miếu Hà Nội: Văn bia số 42
  3. ^ Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên - Quyển XVIII: Kỷ Nhà Lê: Thần Tông Uyên hoàng đế (hạ)
  4. ^ a b c Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên Quyển XIX Kỷ Nhà Lê: Huyền Tông tới Hy Tông
  5. ^ a b Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Quyển 34[liên kết hỏng]
  6. ^ Hà Nội đặt tên 27 đường, phố mới
  • x
  • t
  • s
Thủ khoa và Trạng nguyên Nho học Việt Nam
Nhà Lý
  • Lê Văn Thịnh (1075)
  • Mạc Hiển Tích (1086)
  • Phạm Công Bình (1123/1125/1213?)
  • Bùi Quốc Khái (1185)
Nhà Trần
  • Trương Hanh (1232)
  • Lưu Diễm (1232)
  • Lưu Miễn (1239)
  • Vương Giát (1239)
  • Nguyễn Quan Quang (1246?)
  • Nguyễn Hiền (1247)
  • Trần Quốc Lặc (1256)
  • Trương Xán (1256)
  • Trần Cố (1266)
  • Bạch Liêu (1266)
  • Lý Đạo Tái (1272/1274?)
  • Đào Tiêu (1275)
  • Mạc Đĩnh Chi (1304)
  • Hồ Tông Thốc (1341?)
  • Sử Hi Nhan (1363)
  • Đào Sư Tích (1374)
  • Sử Đức Huy (1381)
  • Đoàn Xuân Lôi (1384)
Nhà HồLưu Thúc Kiệm (1400)
Nhà Lê sơ
  • Triệu Thái (1429)
  • Nguyễn Trực (1442)
  • Nguyễn Nghiêu Tư (1448)
  • Lương Thế Vinh (1463)
  • Vũ Kiệt (1472)
  • Vũ Tuấn Chiêu (1475)
  • Phạm Đôn Lễ (1481)
  • Nguyễn Quang Bật (1484)
  • Trần Sùng Dĩnh (1487)
  • Vũ Duệ (1490)
  • Vũ Tích (1493)
  • Nghiêm Hoản (1496)
  • Đỗ Lý Khiêm (1499)
  • Lê Ích Mộc (1502)
  • Lê Nại (1505)
  • Nguyễn Giản Thanh (1508)
  • Hoàng Nghĩa Phú (1511)
  • Nguyễn Đức Lượng (1514)
  • Ngô Miễn Thiệu (1518)
  • Hoàng Văn Tán (1523)
  • Trần Tất Văn (1526)
Nhà Mạc
  • Đỗ Tống (1529)
  • Nguyễn Thiến (1532)
  • Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535)
  • Giáp Hải (1538)
  • Nguyễn Kỳ (1541)
  • Dương Phúc Tư (1547)
  • Trần Văn Bảo (1550)
  • Nguyễn Lượng Thái (1553)
  • Phạm Trấn (1556)
  • Đặng Thì Thố (1559)
  • Phạm Duy Quyết (1562)
  • Vũ Giới (1577)
Nhà Lê trung hưng
  • Nguyễn Xuân Chính (1637)
  • Nguyễn Quốc Trinh (1659)
  • Đặng Công Chất (1661)
  • Lưu Danh Công (1670)
  • Nguyễn Đăng Đạo (1683)
  • Trịnh Tuệ (1736)
  • In nghiêng: Thủ khoa Nho học
  • Chữ nhỏ: Không có ghi chép trong chính sử
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật khoa bảng Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đặng Chất Là Ai