Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời, Bước Ngoặt Quyết định Của Cách ...
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam
24/01/2018 10:36:22 AM Màu chữ Cỡ chữNgày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Ảnh minh họa.
Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm. Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài. Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng. Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc ta sớm hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn bạo và đều thất bại. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa, các phong trào chưa tìm được con đường cứu nước phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam. Cách mạng nước ta đứng trước sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời của Đảng Cộng sản Việt Nam Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước. Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúp Người từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình. Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở. Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúngđắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc. Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xãhội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới. Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam. Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam. Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)... nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn''. Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập: - Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ. - Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ. - Ngày l-l-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở Trung Kỳ. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc - cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản. Từ ngày 6-l đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và của quá trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước.Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Một chiếc xuồng bí mật cặp sát mạn tàu đưa đồng chí Lê Duẩn trở lại miền Nam trong khi đồng chí Võ Văn Kiệt cùng nhiều đồng chí khác trong Xứ ủy ở một địa điểm bí mật trong vùng căn cứ Cà Mau vẫn chong đèn chờ đợi. Việc trở lại Nam Bộ hoạt động của đồng chí Lê Duẩn được bố trí rất bí mật. Đây chính là sự bố trí có tính chiến lược của Đảng ta về cán bộ chủ chốt để tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng Nam Bộ. Sau khi chia tay với đồng chí, đồng bào cùng với người thân trong gia đình, nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Lê Duẩn đã lặn lội khắp các tỉnh miền Tây, sắp xếp lại bộ máy tổ chức đảng tiếp tục phát động quần chúng đấu tranh chống âm mưu của địch.
(13/12/2024) -
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954 đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đám phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
(12/12/2024) -
Thắng lợi của quân và dân ta trên tất cả các chiến trường trong cả nước, từ Tây Bắc, Đông Bắc đến đồng bằng Bắc Bộ, chiến trường Khu V, Tây Nguyên và Nam Bộ trong suốt 5 năm kháng chiến, đặc biệt trong cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân năm 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã buộc chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ vào ngày 21/7/1954, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên Bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
(11/12/2024) -
Ngày 22/01/1955, tại thị trấn Sông Đốc (thuộc Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau ngày nay) đã long trọng tổ chức lễ tiễn đoàn tập kết ra miền Bắc. Rất đông cán bộ, chiến sĩ, thân nhân những người đi tập kết và Nhân dân địa phương đến dự và tiễn đưa, có cả đoàn giám sát quốc tế.
(10/12/2024) -
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân và dân Việt Nam, đã buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Theo Hiệp định Giơnevơ, việc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực được thực hiện trong vòng 300 ngày, kể từ ngày 21-7-1954. Tại Nam Bộ, khu vực Hàm Tân (Bình Thuận), Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) là vùng tập kết 80 ngày; khu vực Cao Lãnh (Đồng Tháp Mười) là 100 ngày, riêng khu tập kết Cà Mau là 200 ngày. Cà Mau còn là nơi tập kết quân tình nguyện Việt Nam từ Campuchia về, của Chính phủ kháng chiến Campuchia, bộ đội Issarak cùng lực lượng vũ trang tỉnh Long Châu Hà...
(06/12/2024) -
200 ngày thực hiện tập kết, chuyển quân tại Cà Mau là sự kiện lịch sử quan trọng của quân, dân Nam Bộ, cho thấy tầm nhìn chiến lược của Đảng và Bác Hồ. Thứ nhất, tranh thủ thời gian 200 ngày tập kết, chuyển quân tại tỉnh Cà Mau, ta đã khẩn trương xây dựng vùng giải phóng cũ, nhất là vùng tập kết do ta quản lý thành vùng tiêu biểu của chế độ dân chủ cộng hòa của ta về chính trị, kinh tế và văn hóa trước khi bàn giao lại cho đối phương. Đó cũng là nền tảng để Đảng ta chỉ đạo, hình thành nhiều căn cứ kháng chiến, xây dựng hệ thống căn cứ địa liên hoàn, tạo thế đứng vững chắc cho lực lượng kháng chiến đến thắng lợi về sau. Thứ hai là, đưa một bộ phận đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam ra Bắc để đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho cách mạng Việt Nam.
(05/12/2024) -
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn hội nghị và ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong thế thất bại và trước tình hình không thể đảo ngược của tiến trình hòa bình mà hội nghị Giơnevơ đã vạch ra, Pháp buộc phải thi hành một số điều khoản của Hiệp định Giơnevơ như: Ngừng bắn, phân vùng chuyển quân tập kết, trao trả tù binh và vạch giới tuyến quân sự tạm thời, thiết lập Khu phi quân sự. Quy định của Hiệp định cũng nêu rõ trong 2 năm, sau khi ký Hiệp định Giơnevơ sẽ tiến hành tổng tuyển cử. Tuy nhiên, lợi dụng thất bại của Pháp, Mỹ đã đẩy nhanh tốc độ can thiệp vào Đông Dương hòng nhanh chóng loại trừ Pháp và các phần tử thân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn “chống Cộng sản”, phá hoại Hiệp định và không tiến hành Tổng tuyển cử. Với nhãn quan chính trị nhạy bén và sâu sắc, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, lãnh đạo toàn quân và toàn dân chuẩn bị mọi mặt, đặc biệt là chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc đấu tranh lâu dài nhằm thống nhất đất nước.
(05/12/2024) -
Ngày 02/12/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau ban hành kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 84 năm ngày Truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau (13/12/1940 - 13/12/2024). Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau đăng tải toàn văn nội dung đề cương tuyên truyền kỷ niệm 84 năm ngày Truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau (13/12/1940 - 13/12/2024) do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau biên soạn.
(03/12/2024) -
Ngày 21/10/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có công văn về việc điều chỉnh nội dung đề cương và khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 – 2024). Cổng Thông tin điện tử tỉnh xin đăng tải toàn văn nội dung Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954 – 2024) đã điều chỉnh.
(23/10/2024) -
Ngày 17/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau đăng tải toàn văn nội dung Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương – Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam biên soạn.
(18/10/2024) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Phú Tân, Trần Văn Thời về việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tỉnh Cà Mau Mau phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp tiếp tục đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2024.
- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 03 năm.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
- Treo cờ Tổ quốc tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh từ 06 giờ ngày 13/12/2024 đến hết ngày 13/12/2024.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện cao điểm trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường thu ngân sách Nhà nước các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Tóm Tắt Về Lênin
-
Vladimir Ilyich Lenin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử V. I. Lênin | C. Mác; Ph. Ăngghen - Tư Liệu - Văn Kiện
-
V. I. Lênin | C. Mác; Ph. Ăngghen - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Cách Mạng Của V.I.Lênin Và Những Cống ...
-
Khái Quát Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của V.I.Lênin - Báo Bình Phước
-
Tiểu Sử Vladimir Lenin Ngắn Gọn
-
TÓM TẮT NHANH TIỂU SỬ VLADIMIR LENIN - YouTube
-
Lênin - Người Thày Vĩ đại Của Cách Mạng Việt Nam
-
Tìm Hiểu Về Chủ Nghĩa Mác – Lênin Và Một Số Khái Niệm Liên Quan
-
Hãy Tóm Tắt Cuộc đời Của Lê-nin - Lịch Sử Lớp 8
-
Bác Hồ Với Lê-Nin - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Cuộc đời Sự Nghiệp Và Những Cống Hiến Vĩ đại Của V.I.Lê-nin
-
Tóm Tắt Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin - NEU - StuDocu
-
Những đóng Góp Vĩ đại Của V.I.Lenin - Báo Nhân Dân