Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời Mở Ra Bước Ngoặt Lịch Sử Của Cách ...

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được lịch sử giao cho sứ mệnh nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, vì thế, Đảng Cộng sản Việt Nam được Nhân dân suy tôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam. Sự kiện ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đã mở ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam.

Tranh cổ động kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trước năm 1930, Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột Nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức Nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống Nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với ViệtNam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam.

Trong nước, trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta là một nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Triều đình nhà Nguyễn thực hiện một chính sách đối nội, đối ngoại vô cùng bảo thủ và phản động: bên trong trong đàn áp, bóc lột Nhân dân, bên ngoài thì bế quan tỏa cảng từ chối mọi cải cách. Điều đó làm cho đất nước ta không có cơ hội tiếp xúc, bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, cũng không phát huy được nội lực.

Ngày 01/9/1958, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược và từng bước thôn tính Việt Nam. Trước tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn chống cự yếu ớt, từng bước thỏa hiệp và đi đến đầu hàng hoàn toàn. Vào năm 1884, sau khi Điều ước Pa tơ nốt được ký kết, Việt Nam trở thành "một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác"(Hồ Chí Minh toàn tập). Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, phong trào cứu nước diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương (1885-1896) mà đỉnh cao là khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, phong trào nông dân chống Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Tuy nhiên, tất cả lần lượt đều thất bại, điều đó cho thấy sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ lịch sử.

Sang thế kỷ XX, thực dân Pháp tạm thời bình định được nước ta, và bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa. Xã hội Việt Nam có sự phân hóa. Trên trên vũ đài chính trị xuất hiện một số trào lưu yêu nước và một số đảng phái chính trị đều với mong muốn gánh vác sứ mệnh lịch sử cứu vớt dân tộc Việt Nam thoát khỏi xiềng xích nô lệ (phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân…) mà đại diện tiêu biểu nhất là hai chí sĩ yêu nước với hai khuynh hướng cứu nước khác nhau là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Tuy nhiên,các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản, qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại,đều bị chính thực tế lịch sử Việt Nam chối bỏ vì chúng hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu phát triển của dân tộc. Cách mạng Việt Nam thật sự lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối. Sứ mệnh lịch sử đặt ra cho cả dân tộc, cho mỗi người dân yêu nước phải tìm cho ra con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước; ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa. Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đếnParisvà năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây. Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ViệtNam. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của ViệtNam.Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin. Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Tiền phong,… nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm "Đường cách mệnh" (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội ViệtNamcách mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam.Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một Đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại Trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và Trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 07/02/1930. Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện:Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắtcủa Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng ViệtNam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 03 tháng 02 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của Nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng ViệtNamtrong suốt 87 năm qua. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng ViệtNamcũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của Nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội./.

BÌNH NGUYÊN (TH)

Từ khóa » đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời Là Sản Phẩm Của