Đăng Kí Khai Sinh

Nhìn chung, người Tây Ban Nha sinh ở nước ngoài cần đăng ký khai sinh tại Cơ quan đăng ký hộ tịch của quốc gia mà họ sinh ra và sau đó, đăng ký khai sinh tại Cơ quan đăng ký hộ tịch Tây Ban Nha. 

Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho những người Tây Ban Nha được sinh ra trong khu vực lãnh sự của mình.

Nếu người nộp đơn cư trú tại Tây Ban Nha, họ có thể yêu cầu đăng ký khai sinh tại Cơ quan đăng ký hộ tịch trung ương tạiMadrid.

Ai có thể xin đăng ký khai sinh?

Cha mẹ, cũng như người thân gần nhất hoặc, nếu không có thì bất kỳ người thành niên nào chứng kiến việc sinh, đều có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Các giấy tờ cần thiết

Ngoài các giấy tờ được liệt kê dưới đây, Đại sứ quán có thể yêu cầu thêm dữ liệu hoặc giấy tờ nếu thấy cần thiết để thẩm định hồ sơ.

Các giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa hoặc đóng dấu Apostille và đính kèm bản dịch chính thức sang tiếng Tây Ban Nha (nếu có).

  • Tờ khai đăng ký khai sinh, do người xin đăng ký khai sinh ký. Nếu hai bố mẹ không kết hôn thì cả hai cùng ký vào tờ khai này và Đại sứ quán có thể yêu cầu cả hai cùng tới trình diện tại Đại sứ quán. 
  • Giấy khai sinh (bản đầy đủ dữ liệu) do Cơ quan đăng ký hộ tịch nước sở tại cấp, được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch chính thức sang tiếng Tây Ban Nha. Copia del D.N.I. o pasaporte de los progenitores.
  • Bản gốc Sổ gia đình (nếu có).
  • Nếu hai cha mẹ có đăng ký kết hôn nhưng không có sổ Gia đình thì nộp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản đầy đủ dữ liệu) do Cơ quan đăng ký hộ tịch của Tây Ban Nha hoặc của nước sở tại cấp. Nếu việc kết hôn này được đăng ký tại Phòng Hộ tịch của Đại sứ quán thì không cần nộp giấy chứng nhận này. 
  • Giấy chứng nhận khai sinh (bản dữ liệu đầy đủ) của bố và mẹ người Tây Ban Nha cấp bởi cơ quan đăng ký hộ tịch Tây Ban Nha trong vòng 6 tháng trở lại đây. Nếu việc khai sinh được đăng ký tại Phòng Hộ tịch của Đại sứ quán thì không cần nộp giấy chứng nhận này.
  • Nếu một trong hai cha mẹ là người nước ngoài thì phải nộp Giấy khai sinh (bản đầy đủ dữ liệu) do cơ quan hộ tịch của nước mình cấp, được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc đóng dấu Apostille và kèm theo bản dịch chính thức sang tiếng Tây Ban Nha. 
  • Nếu một trong hai cha mẹ ly thân hoặc ly hôn, hoặc góa vợ/chồng thì cần nộp giấy đăng ký kết hôn (bản dữ liệu đầy đủ) có ghi chú bên lề về việc ly thân hoặc ly hôn, hoặc bản án ly thân hoặc ly hôn, hoặc giấy đăng ký kết hôn (bản đầy đủ dữ liệu) kèm theo giấy chứng tử của người vợ/chồng đã mất.
  • Nếu người cha / mẹ ly thân, ly hôn hoặc góa bụa là người nước ngoài thì cần phải nộp giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia họ cấp, được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc đóng dấu Apostille và kèm theo bản dịch chính thức sang tiếng Tây Ban Nha .
  • Khi đăng ký khai sinh cho con đầu lòng, cha mẹ sẽ chọn thứ tự sắp xếp của họ cho con và thứ tự này sẽ được áp dụng cho những người con sinh tiếp theo cùng cha mẹ (xem phần “Họ và tên"). Để làm điều này, cần phải điền biểu mẫu lựa chọn thứ tự sắp xếp họ cho con.

Quy trình

Các giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa hoặc đóng dấu Apostille và đính kèm bản dịch chính thức sang tiếng Tây Ban Nha nếu không được viết bẳng ngôn ngữ này.

Việc đăng ký khai sinh cho một người sinh ra ở Việt Nam được thực hiện bằng cách đăng ký lại việc đăng ký khai sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam vào sổ khai sinh của Cơ quan đăng ký hộ tịch lãnh sự (điều 23 của Luật Hộ tịch và Điều 85 của Luật Hộ tịch). Vì vậy, bước đầu tiên cần phải làm sẽ là đăng ký khai sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam. 

Đ ể thực hiện việc này, cần phải liên hệ với cơ quan đăng ký hộ tịch của Việt Nam cấp quận / huyện tương ứng với nơi cư trú của cha hoặc mẹ là người Việt Nam, hoặc tương ứng với nơi cư trú của người mẹ trong trường hợp không có cha hoặc mẹ là người Việt Nam. 

Sau khi đã đăng ký xong tại cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam và có giấy khai sinh tương ứng do cơ quan này cấp thì cần phải mang giấy khai sinh đi hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Tây Ban Nha. Sau đó, cần gửi bản scan của tất cả các giấy tờ nêu trên tới hòm thư emb.hanoi.rgc @maec để Đại sứ quán kiểm tra hồ sơ trước khi cấp lịch hẹn.

Bất kỳ ai trong hai cha mẹnào cũng có thể trình diện tạibộ phận lãnh sự của Đại sứ quán để nộp đơn xin đăng ký khai sinh cùng với các giấy tờ cần thiết trong giờ hành chính và theo lịch hẹn.

Nếu hai cha mẹ không đăng ký kết hôn với nhau thì Đại sứ quán có thể yêu cầu cả hai tới trình diện trực tiếp tại Đại sứ quán. 

Sau khi hoàn tất việc đăng ký khai sinh, Đại sứ quán sẽ cấp một Giấy khai sinh (bản dữ liệu đầy đủ) và ghi chú việc khai sinh vào Sổ gia đình.

Đăng ký khai sinh được miễn lệ phí.

Vì đây không phải là đăng kýkhai sinh trực tiếp mà dựa trên cơ sở đăng ký khai sinh của cơ quan hộ tịch sở tại nên không có giới hạn về thời gian đăng ký khai sinh. 

¿Đăng ký khai sinh thường mất bao lâu? : Một tuần sau khi nộp hồ sơ​

QUAY TRỞ LẠI TRANG CÁC DỊCH VỤ LÃNH SỰNó mở trong một cửa sổ mới

Từ khóa » Các Giấy Tờ Cần Thiết Khi đăng Ký Khai Sinh