Đăng Ký Cấp Giấy Chứng Nhận ISO (9000, 14000, 22000...)
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
- Chứng chỉ ISO là gì?
- Các bộ tiêu chuẩn chứng nhận ISO thông dụng
- Tại sao cần đăng ký cấp giấy chứng chỉ ISO (9000, 14000, 22000…)
- Quy trình 10 bước đăng ký giấy chứng nhận ISO (9000, 14000, 22000…)
- Bước 1: Quyết định thực hiện
- Bước 2: Tìm đại diện lãnh đạo chất lượng
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
- Bước 4: Thông báo nội bộ
- Bước 5: Viết tài liệu ISO cho tổ chức
- Bước 6: Áp dụng vào thực tiễn
- Bước 7: Đánh giá hiệu quả nội bộ
- Bước 8: Đăng ký chứng nhận ISO
- Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
- Bước 10: Duy trì, áp dụng hiệu quả sau khi được cấp ISO
Chứng chỉ ISO là gì?
ISO là tên viết tắt của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế – International Organization for Standardization, thành lập vào năm 1946 nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển thương mại, sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên phạm vi toàn thế giới thông qua việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chung.
Chứng chỉ ISO hay còn gọi giấy chứng nhận ISO thể hiện sự cam kết của một tổ chức hoặc doanh nghiệp đối với việc cải thiện chất lượng, hiệu suất và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích để tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và người tiêu dùng về tính chất và độ tin cậy của sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình được chứng nhận theo các tiêu chuẩn chuẩn quốc tế.
Tiêu chuẩn hóa là quá trình tạo ra các tiêu chuẩn để hướng dẫn việc tạo ra một hàng hóa hoặc dịch vụ dựa trên sự đồng thuận của tất cả các bên liên quan trong ngành. Các tiêu chuẩn đảm bảo rằng hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất trong một ngành cụ thể có chất lượng nhất quán và tương đương với các sản phẩm hoặc dịch vụ tương đương khác trong cùng ngành.
Chứng nhận iso 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm các yêu cầu về quản lý rủi ro, kiểm tra và xác minh, theo dõi và cải tiến liên quan đến an toàn thực phẩm.
Các bộ tiêu chuẩn chứng nhận ISO thông dụng
Tùy từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau mà tổ chức kinh doanh cần đăng ký cấp giấy chứng chỉ ISO (9000, 14000, 22000…) tương ứng.
– Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là tập hợp các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, được xây dựng nhằm hỗ trợ các tổ chức kinh doanh trong việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng.
– Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp cách thức sản xuất ra một sản phẩm mà giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường.
– Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tại sao cần đăng ký cấp giấy chứng chỉ ISO (9000, 14000, 22000…)
Việc đạt được chứng nhận ISO có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang lan tỏa đến mọi ngóc ngách của đời sống, sản xuất, thương mại trong nước.
Thứ nhất, chứng nhận ISO cung cấp minh chứng khách quan rằng, các tổ chức, doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, tạo niềm tin cho các đối tác, khách hàng về chất lượng sản phẩm, đồng thời thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hệ môi trường sinh thái.
Thứ hai, đạt chứng chỉ ISO gần như đã vượt qua những rào cản kỹ thuật trong thương mại thế giới, thúc đẩy quá trình hội nhập vào môi trường thương mại nhộn nhịp toàn cầu của doanh nghiệp.
Thứ ba, tạo điểm tựa vững chắc giúp doanh phát triển bằng việc phân bổ các nguồn lực hợp lý, tối ưu hóa chi phí sản xuất, từ đó cho phép doanh nghiệp gia tăng khối lượng sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Quy trình 10 bước đăng ký giấy chứng nhận ISO (9000, 14000, 22000…)
Hiện nay, Giấy chứng nhận ISO mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm.
Để được cấp giấy chứng chỉ ISO, cần trải qua quy trình 10 bước như sau:
Bước 1: Quyết định thực hiện
Tổ chức, doanh nghiệp quyết định có áp dụng tiêu chuẩn ISO hay không.
Bước 2: Tìm đại diện lãnh đạo chất lượng
Đại diện lãnh đạo chất lượng là một trong những người trong ban lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp. Đại diện lãnh đạo chất lượng không nhất thiết phải là người đại diện pháp luật nếu loại hình công ty không phải Một thành viên.
Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Mỗi bộ tiêu chuẩn ISO bao gồm rất nhiều điều khoản, mỗi điều khoản thích hợp với từng loại hình, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Vì thế, trước hết cần xác định, phân tích được những tiêu chuẩn chất lượng của những điều khoản mà doanh nghiệp sẽ áp dụng. Sau đó đối chiếu với thực trạng doanh nghiệp và đề ra kế hoạch cụ thể để đạt được các tiêu chuẩn đó để được cấp giấy chứng chỉ ISO.
Bước 4: Thông báo nội bộ
ISO áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp, do đó thông báo kế hoạch để mọi người cùng cố gắng thực hiện là điều quan trọng.
Bước 5: Viết tài liệu ISO cho tổ chức
Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp cần phải soạn thảo tài liệu ISO cho tổ chức để đáp ứng các tiêu chuẩn chứng chỉ ISO.
Bước 6: Áp dụng vào thực tiễn
Toàn bộ quá trình sản xuất của tổ chức sẽ thực hiện theo tài liệu được soạn thảo ở bước 5.
Bước 7: Đánh giá hiệu quả nội bộ
Theo các khoảng thời gian nhất định, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ để xác định hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.
Bước 8: Đăng ký chứng nhận ISO
Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO để được cấp chứng chỉ ISO nếu đạt yêu cầu.
Hiện nay, Win là một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO (9000,14000, 22000…).
Khi đăng ký giấy chứng nhận ISO tại tại Win, quý khách hàng sẽ được chúng tôi hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực thực hiện.
Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
Bước 10: Duy trì, áp dụng hiệu quả sau khi được cấp ISO
Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp cần áp dụng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày và phải ngày càng cải tiến hơn nữa. Bởi chứng nhận ISO có thời hạn và sau khi hết hiệu lực, doanh nghiệp cần phải tái đăng ký.
Mỗi lĩnh vực thương mại và công nghiệp có các chứng chỉ ISO khác nhau
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Để được tư vấn miễn phí các giải pháp và đặt in Tem chống hàng giả, Quý Doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay với WIN. Bộ phận kinh doanh WIN sẽ phản hồi và giải đáp thắc mắc, yêu cầu của Quý Doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
Từ khóa » Chứng Nhận Iso 9000
-
ISO 9000 Là Gì? - VinaCert
-
Tiêu Chuẩn ISO 9000 Là Gì? Lịch Sử Hình Thành ISO 9000 - Isocert
-
ISO 9000 Là Gì? Nôi Dung Tiêu Chuẩn ISO 9000 Gồm Những Gì?
-
Tiêu Chuẩn ISO 9000 Là Gì? 4 Nội Dung Cần Biết - Vinacontrol CE
-
ISO 9000
-
Lợi ích Của áp Dụng Và Chứng Nhận ISO 9000
-
BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 LÀ GÌ?
-
Bộ Tiêu Chuẩn ISO 9000 Là Gì ? ISO 9000 Có Khác ISO 9001
-
ISO 9000 Là Gì
-
Những đặc điểm Của Các Tiêu Chuẩn Thuộc ISO 9000 - KNA Cert
-
Quy Trình Xây Dựng ISO 9000 Tổng Quan