Đăng Ký Khám Bảo Hiểm Y Tế ở Hà Nội Nhưng đi Công Tác Dài Hạn ở ...
Có thể bạn quan tâm
- Đăng ký khám bảo hiểm y tế ở Hà Nội nhưng đi công tác dài hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Có thể xin chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không?
- Thực hiện thủ tục đăng ký đổi thẻ bảo hiểm y tế ra sao?
Đăng ký khám bảo hiểm y tế ở Hà Nội nhưng đi công tác dài hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có được hưởng bảo hiểm y tế?
Hiện tại, bảo hiểm y tế (BHYT) chỉ mới thông tuyến huyện trong cùng tỉnh, nếu đăng ký khám BHYT lần đầu ở Hà Nội mà khám ở cơ sở tuyến huyện tại Tp.HCM thì sẽ không được hưởng BHYT ở bệnh viện mà sẽ chỉ có thể đề nghị BHXH thanh toán lại. Ngoài ra, trong trường hợp đi khám nội trú ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương ở TP.HCM thì sẽ được hưởng BHYT ở mức thấp hơn.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016."
Hưởng bảo hiểm y tế ở tỉnh thành khác
Có thể xin chuyển nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu hay không?
Theo khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế."
Như vậy, trường hợp người này hoàn toàn công tác tại phía nam có thể thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để thuận tiện cho việc khám chữa bệnh. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Thực hiện thủ tục đăng ký đổi thẻ bảo hiểm y tế ra sao?
Người tham gia BHYT nếu muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì có thể mang thẻ BHYT còn giá trị sử dụng đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ BHYT để được hướng dẫn kê khai thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Căn cứ theo Điều 30 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 30. Cấp thẻ BHYT
1. Cấp mới: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT
2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”
2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định."
Như vậy nếu người này thay đổi thông cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đổi thẻ cho người tham gia BHYT.
Từ khóa » Nơi Khám Chữa Bệnh Ban đầu Tại Hà Nội
-
1. Danh Sách Các Cơ Cơ Sở Ban đầu Tuyến Xã, Tuyến Huyện Hà Nội Năm 2022
-
[PDF] Danh Sách Bệnh Viện Và Cơ Sở KCB Ban đầu Tại Hà Nội Năm 2021
-
Danh Sách Bệnh Viện Tại Hà Nội Nhận KCB BHYT Ban đầu Năm ...
-
Tra Cứu Mã Cơ Sở Khám Chữa Bệnh Tại Hà Nội
-
Tra Cứu CSKCB Ký Hợp đồng Khám, Chữa Bệnh BHYT
-
Danh Sách Bệnh Viện đăng Ký Bảo Hiểm Y Tế Tại Hà Nội
-
Xác Nhận Cơ Sở Khám Bệnh Chữa Bệnh Bhyt Ban đầu
-
BHXH TP. Hà Nội Trả Lời Về Thắc Mắc Nơi Khám, Chữa Bệnh BHYT ...
-
Nơi đăng Ký Khám Chữa Bệnh Ban đầu Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[PDF] Danh Sách Bệnh Viện Và Các Cơ Sở Khám, Chữa Bệnh Tại
-
Nơi đăng Ký Khám, Chữa Bệnh Ban đầu Khi Làm Việc Tại Thành Phố Khác
-
Thủ Tục để Thay đổi Nơi Khám Bệnh, Chữa Bệnh Ban đầu
-
Nơi đăng Ký Khám Chữa Bệnh Ban đầu Là Gì? Quy định Chi Tiết?
-
Hướng Dẫn Thủ Tục đăng Ký Thay đổi Nơi Khám Chữa Bệnh Ban đầu ...