Đăng Ký Nhãn Hiệu Tên Của Người Nổi Tiếng - Luật Việt An
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng. Không chỉ những cá nhân bình thường mà những người của công chúng cũng nhận thức được điều đó và đăng ký bảo hộ tên của mình dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ. Một số người nổi tiếng đã đăng ký nhãn hiệu bằng tên của mình như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên,… Vậy, pháp luật SHTT hiện hành quy định về đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng như thế nào? Sau đây, Luật Việt An sẽ giải đáp thắc mắc này giúp quý khách.
Tên của người nổi tiếng là gì?
Tên của người nổi tiếng bao gồm tên thật, bút danh, nghệ danh của người nổi tiếng đó.
Mục đích đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng?
Đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu là tên, bút danh hoặc nghệ danh của người nổi tiếng để được độc quyền trong lĩnh vực mà mình kinh doanh.
Trường hợp không được đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật SHTT hiện hành thì một trong các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài”.
Như vậy, ngoài tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài thì cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng nhưng nhãn hiệu đăng ký phải chưa bị trùng hoặc tương tự với bất kỳ tên gọi hay nhãn hiệu nào của người khác đã đăng ký trước trong lĩnh vực cùng loại hoặc tương tự.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng?
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty LuậtViệt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
- Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
- Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu);
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tên của người nổi tiếng?
- Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Thẩm định hình thức nhãn hiệu và công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn. Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ. Thời hạn thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo. Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
- Bước 3: Thẩm định nội dung nhãn hiệu
Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và yêu cầu nộp lệ phí cấp bằng.
Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.
Dịch vụ của Luật Việt An về tư vấn thủ tục bảo hộ nhãn hiệu như sau:
Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các cá nhân, doanh nghiệp, Công ty Luật Việt An cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cho Quý khách hàng, bao gồm:
- Tư vấn pháp luật, thủ tục và điều kiện bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hiệu;
- Tư vấn tính khả thi khi bảo hộ nhãn hiệu;
- Tra cứu sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu;
- Đại diện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ;
- Soạn thảo, ký hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu;
- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ nhãn hiệu;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Từ khóa » Người Nổi Tiếng Nước Ngoài
-
Top 25 Người Nổi Tiếng Có Tầm ảnh Hưởng Nhất Thế Giới Năm 2019 ...
-
Danh Sách 100 Người Nổi Tiếng Quyền Lực Nhất Thế Giới Theo Forbes
-
Tên Người Nổi Tiếng Nước Ngoài ❤️1001 Tên Ca Sĩ Hay VN
-
DANH SÁCH NGƯỜI NỔI TIẾNG ẢNH HƯỞNG NHẤT THẾ GIỚI
-
Top 5 Người Nước Ngoài Nổi Tiếng Nhất Tại Việt Nam
-
10 Ca Sĩ Nghệ Sĩ Người Nước Ngoài Nổi TIếng Tại Việt Nam
-
Người Nổi Tiếng - Nước Ngoài - Facebook
-
Nhiều Nghệ Sĩ Việt Nổi Danh ở Nước Ngoài - Báo Người Lao động
-
Ngôi Sao Nước Ngoài Được Người Việt Nam Yêu Thích
-
Viết Về Người Nổi Tiếng Bằng Tiếng Anh Siêu Hay (22 Mẫu)
-
Những Người Nổi Tiếng được Yêu Thích ở Việt Nam - Q&Me
-
10 Diễn Viên Nước Ngoài Nổi Tiếng ở Hollywood - VnExpress Giải Trí
-
Tên Tiếng Anh Hay Nhất Dành Cho Nam Và Nữ - IELTS Vietop