[Đắng Miệng Là Gì?] Nguyên Nhân, điều Trị Và Lưu ý Từ Bác Sĩ

Đắng miệng là hiện tượng thường gặp khi chúng ta uống đồ uống đắng như cà phê đen hay rau diếp xoăn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bất kể đang không ăn gì hay uống gì thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về sức khỏe. Tham khảo bài viêt sau để biết được đắng miệng là gì, nguyên nhân, cách điều trị và các bệnh lý kèm theo.

5/5 - (690 bình chọn)
  1. 1. Đắng miệng là gì?
  2. 2. Đắng miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
    1. 2.1. Suy giảm chức năng gan
    2. 2.2. Rối loạn tiêu hóa gây đắng miệng
    3. 2.3. Trào ngược dịch mật
    4. 2.4. Trào ngược dạ dày thực quản
    5. 2.5. Khô miệng gây đắng miệng
    6. 2.6. Bị nấm miệng
    7. 2.7. Mắc bệnh về răng nướu
    8. 2.8. Đang trong thời gian thai kỳ
    9. 2.9. Sử dụng thuốc
    10. 2.10. Đắng miệng do tổn thương thần kinh
    11. 2.11. Điều trị ung thư hoặc đang gặp phải các bệnh lý khác
    12. 2.12. Phơi nhiễm hóa chất
  3. 3. Dấu hiệu và triệu chứng đắng miệng cần lưu ý
  4. 4. Chẩn đoán đắng miệng
  5. 5. Cách điều trị miệng đắng bác sĩ khuyên dùng
    1. 5.1. Chăm sóc răng miệng thường xuyên
    2. 5.2. Uống đủ nước
    3. 5.3. Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit
    4. 5.4. Nhai kẹo cao su không đường
    5. 5.5. Uống nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên
    6. 5.6. Sử dụng các loại trà thảo mộc
    7. 5.7. Thăm khám định kỳ

1. Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là hiện tượng vị giác bị thay đổi, trong khoang miệng có vị đắng. Thông thường, đây là phản ứng bình thường khi ăn thức ăn chua cay hoặc đắng. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài hoặc xảy ra bất ngờ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

đắng miệng

Miệng có vị đắng ảnh hưởng nhiều đến vị giác của người bệnh.

Miệng đắng có thể đi kèm các biểu hiện như:

  • Đắng cổ họng
  • Miệng đắng chán ăn
  • Đắng miệng hôi miệng, nhạt miệng
  • Đắng miệng buồn nôn
  • Miệng đắng và khô, mệt mỏi
  • Đắng miệng sau khi ngủ dậy

Hiện tượng này có thể làm bạn không nếm được những thực phẩm khác khi ăn hoặc uống. Nhiều trường hợp vẫn còn cảm nhận vị đắng ngay cả khi đã đánh răng và gặp các triệu chứng khác, tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

>> Tìm hiểu thêm: Ợ chua là gì? Nguyên nhân và 8 cách điều trị tại nhà hiệu quả

2. Đắng miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng thông thường do ăn các thực phẩm có vị đắng vẫn còn đọng lại ở miệng. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể do các vấn đề sức khỏe như:

2.1. Suy giảm chức năng gan

Trong Đông y, khi tạng can và phủ đởm (mật) bị rối loạn chức năng có thể dẫn tới hiện tượng miệng có vị đắng, đau tức hông sườn, tiêu hóa kém. Trường hợp chức năng gan suy giảm do những bệnh lý như viêm gan cấp tính, viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan hoặc gan phải làm việc quá tải cũng gây nên tình trạng này.

2.2. Rối loạn tiêu hóa gây đắng miệng

Vị giác thay đổi có thể do chứng khó tiêu và kéo dài dai dẳng. Người bị rối loạn tiêu hóa có thể cảm nhận được các vị khó chịu trong miệng như:

  • Vị đắng, mặn trong khoang miệng
  • Có cảm giác như mùi kim loại
  • Hôi miệng

2.3. Trào ngược dịch mật

Dịch mật được sản xuất tại gan và túi mật, có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo và loại bỏ tế bào hồng cầu chết. Khi van môn vị (ngăn cách giữa ruột non và dạ dày) bị tổn thương, dẫn tới dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ đó trào ngược lên thực quản, gây nên tình trạng có mùi vị đắng và kèm theo các triệu chứng như:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn hoặc nôn ra chất lỏng màu xanh vàng
  • Ho khan giọng do dịch mật dâng lên và đốt niêm mạc cổ họng
  • Đắng miệng vào buổi sáng trong trường hợp trào ngược dịch mật về đêm

2.4. Trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày (GERD) hoặc trào ngược acid do cơ vòng ở đầu dạ dày trở nên yếu và cho phép axit hoặc mật trào lên thực quản. GERD có xu hướng kích thích đường ống dẫn thức ăn, gây nên một số hiện tượng như:

  • Nóng ở ngực hoặc bụng
  • Hôi miệng hoặc xuất hiện vị đắng

2.5. Khô miệng gây đắng miệng

Khô miệng hay còn gọi là xerostomia, xảy ra khi miệng không tiết đủ nước bọt. Nước bọt giúp giảm vi khuẩn phát triển trong miệng, vì vậy khi miệng bị khô đồng nghĩa với việc có nhiều vi khuẩn hoạt động mạnh hơn.

Đặc biệt, sau một đêm ngủ dậy thường có biểu hiện ngủ dậy miệng đắng khó chịu. Nhiều trường hợp tiêu chảy kèm nôn mửa cũng gây nên tình trạng miệng có vị đắng.

2.6. Bị nấm miệng

Đây là một loại nhiễm trùng nấm men trong miệng, thường gây ra các vết trắng hoặc vàng trên lưỡi, khoang miệng hoặc cổ họng. Nấm miệng cũng có thể gây ra đắng miệng, hôi miệng, khó chịu hoặc đau khi ăn uống.

Nguyên nhân gây nấm miệng có thể là do sử dụng kháng sinh, miệng khô, hệ miễn dịch yếu, bệnh tiểu đường, bệnh HIV…

nguyên nhân gây đắng miệng

Khi xuất hiện vị đắng trong khoang miệng một cách bất thường, rất có thể bạn đã gặp phải một số bệnh lý.

2.7. Mắc bệnh về răng nướu

Khi chăm sóc răng miệng không tốt, sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu, gây ra các bệnh như sâu răng, viêm nướu, viêm mô xung quanh răng…

Các bệnh này có thể gây ra đắng miệng, hôi miệng, đau răng, chảy máu nướu, răng lung lay…

2.8. Đang trong thời gian thai kỳ

Đắng miệng buồn nôn khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở bà bầu. Những bà bầu thường xuyên gặp phải tình trạng này do hormone trong cơ thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác, gây cảm giác thèm ăn hoặc tạo cảm giác khiến một số thực phẩm có mùi khó chịu.

Ở giai đoạn này nhiều người mang thai cũng nhận thấy trong miệng có vị kim loại, đắng hoặc có mùi tanh gây khó chịu tuy nhiên thường biến mất sau thời gian thai kỳ.

2.9. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc, chất bổ sung hoặc các phương pháp điều trị y tế có thể gây ra vị đắng do các thành phần của thuốc tồn tại vị đắng và hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt như:

  • Thuốc kháng sinh: tetracyclin…
  • Vitamin có chứa khoáng chất như kẽm, sắt
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh tim: Digoxin…
  • Thuốc lithium

2.10. Đắng miệng do tổn thương thần kinh

Giống như các giác quan khác, vị giác được kết nối trực tiếp với dây thần kinh của não bộ. Khi tổn thương dây thần kinh có thể gây ra biến đổi vị giác của mỗi người. Tổn thương dây thần kinh có thể do chấn thương đầu hoặc các tình trạng như:

  • Động kinh
  • Bệnh đa xơ cứng
  • U não
  • Suy giảm trí tuệ

2.11. Điều trị ung thư hoặc đang gặp phải các bệnh lý khác

Trường hợp người đang điều trị ung thư hầu hết đều cảm nhận được khó chịu trong miệng. Hóa trị và xạ trị sẽ gây kích ứng vị giác ở một số người, ngay cả những món ăn đơn giản như bánh mì, nước.

Ngoài ra đắng miệng khi ốm, nhiễm trùng xoang, cảm lạnh đều kèm theo vị đắng. Trong thời gian bệnh, cơ thể sản sinh các protein gây viêm để tiêu diệt tế bào có hại. Những protein này cũng ảnh hưởng đến vị giác và lưỡi khiến bạn cảm thấy đắng hơn bình thường.

2.12. Phơi nhiễm hóa chất

Hít phải thủy ngân hoặc chì có thể gây ra vị kim loại trong miệng.

Chì có thể gây hại cho cả trẻ em và người lớn. Trẻ em có thể bị ngộ độc chì từ sơn có chứa chì hoặc bụi nhiễm chì có trong các tòa nhà cũ. Không khí, nước và đất cũng có thể bị nhiễm chì gây nguy hiểm cho người tiếp xúc. Người làm việc với pin có nguy cơ nhiễm độc chì cao hơn.

Người bệnh có thể bị nhiễm thủy ngân từ các khu công nghiệp và các đồ gia dụng bị hỏng, như nhiệt kế. Việc tiếp xúc lâu dài hay ngắn hạn với thủy ngân đều có thể gây hại cho sức khỏe người bệnh.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, thấy đắng trong miệng còn do một số yếu tố tác động như: mãn kinh, căng thẳng, tổn thương dây thần kinh, cảm lạnh…

3. Dấu hiệu và triệu chứng đắng miệng cần lưu ý

Bạn đang không chắc chắn vị đắng mà mình cảm nhận có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Ban biên tập chúng tôi sẽ đưa ra một số dấu hiệu để bạn tham khảo sự bất thường khi cảm thấy đắng trong miệng:

Cảm thấy vị đắng lạ kéo dài suốt cả ngày

Nếu bạn bắt đầu nhận thấy một vị lạ trong miệng kéo dài suốt cả ngày, bất kể bạn ăn gì, uống gì thì tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để kiểm tra kỹ hơn.

Vị lạ ở đây có thể là đắng kèm theo: Mặn, mùi kim loại, hôi thối…

Vị đắng khiến bạn phân tâm

Nếu đắng tới mức khiến bạn bị phân tâm, đây là một dấu hiệu khác cho thấy sự bất thường.Cảm giác đắng miệng khiến bạn mất tập trung trong công việc, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí làm thay đổi mùi vị khi ăn các loại thức ăn khác.

Không hết đắng ngay cả sau khi đánh răng

Hãy hết sức lưu tâm nếu đắng vẫn không hết dù bạn đã đánh răng kỹ càng. Điều này có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Nếu xuất hiện các dấu hiện kể trên hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra thăm khám.

4. Chẩn đoán đắng miệng

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, xem xét bệnh sử và các loại thuốc bạn dùng. Sau đó sẽ khám, xét nghiệm chi tiết để xác định chính xác nguyên nhân:

– Kiểm tra Răng và Nướu: Nha sĩ có thể kiểm tra răng và nướu của bạn để đảm bảo không có vấn đề nào về nướu hay răng gây ra vị đắng.

– Kiểm tra Dạ dày và Hệ tiêu hóa: Nếu có nghi ngờ về vấn đề dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm như nội soi tiêu hóa, xét nghiệm X-quang, đo pH thực quản… để đánh giá tình trạng.

– Xét nghiệm Huyết thanh: Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để đánh giá chức năng gan, đường huyết và các chỉ số khác liên quan đến vị đắng.

– Xét nghiệm Nước bọt và Nước mũi: Nếu có nghi ngờ về vấn đề mũi họng, bác sĩ có thể thu mẫu nước bọt hoặc nước mũi để kiểm tra.

– Chẩn đoán hình ảnh: Các phương pháp hình ảnh như siêu âm, MRI hoặc CT scan có thể được sử dụng để xem xét cấu trúc bên trong cơ thể và phát hiện các vấn đề có thể gây ra đắng miệng.

– Xét nghiệm sức khỏe tổng quát: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sức khỏe toàn diện để loại trừ hoặc xác định nguyên nhân vấn đề.

Lưu ý rằng mỗi trường hợp có thể đòi hỏi các phương pháp chẩn đoán khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

5. Cách điều trị miệng đắng bác sĩ khuyên dùng

Để làm giảm và chấm dứt hẳn tình trạng này, điều cần thiết nhất là bạn phải tìm ra đúng nguyên nhân. Một số cách chữa dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.

điều trị đắng miệng

Bạn nên xem xét rõ nguyên nhân để tìm ra cách điều trị phù hợp.

5.1. Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn, cạo lưỡi và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn gây đắng miệng.

Bạn cũng nên đến khám nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh về răng nướu.

5.2. Uống đủ nước

Bạn nên uống nhiều nước lọc để giữ ẩm cho miệng, giúp tăng tiết nước bọt và làm sạch miệng.

Nước lọc cũng có thể giúp giảm độ axit trong dạ dày và ngăn ngừa trào ngược.

5.3. Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit

Bạn nên hạn chế ăn uống các thực phẩm gây kích thích dạ dày, như cà phê, trà, rượu, gia vị cay, chua, béo…

Bạn cũng nên ăn nhẹ, ăn nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, không ăn trước khi đi ngủ, nâng cao đầu khi nằm, giảm cân nếu bị béo phì.

5.4. Nhai kẹo cao su không đường

Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn để kích thích tiết nước bọt, làm sạch miệng và giảm đắng miệng.

Tuy nhiên, bạn nên tránh nhai quá lâu hoặc quá nhiều, vì điều này có thể gây đau nhức hàm hoặc tăng lượng khí trong bụng.

5.5. Uống nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên

Bạn có thể uống nước ép trái cây có vị ngọt tự nhiên, như cam, quýt, bưởi, ổi… để làm tăng tiết nước bọt, giảm đắng miệng và bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn nên uống vừa phải, không uống quá nhiều hoặc quá đặc. Bởi điều này có thể gây kích ứng dạ dày hoặc tăng đường huyết.

5.6. Sử dụng các loại trà thảo mộc

Bạn có thể sử dụng các loại thảo mộc như bạc hà, cúc la mã, cẩm quỳ, hoa hồng, hoa oải hương… để pha nước trà và uống hàng ngày.

Nước trà thảo mộc có thể giúp giảm đắng miệng, thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

5.7. Thăm khám định kỳ

Nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Đặc biệt nên kiểm tra tình trạng dạ dày để phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày, thực quản

Sử dụng các loại thuốc theo đúng liều hướng dẫn.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng đắng trong miệng, nguyên nhân và cách chữa. Nếu gặp phải tình trạng này bạn nên theo dõi và có phương án xử lý kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0343.44.66.99 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Mách bạn ợ chua nên ăn gì và kiêng gì?– Top 8 loại thực phẩm ăn là khỏi
  • [Ợ hơi nên ăn gì và kiêng gì?] – Lưu ý, lời khuyên bác sĩ chuyên khoa
  • [Tứ Quân Tử Thang] – Bài thuốc cổ phương giúp ổn định hệ tiêu hóa

Từ khóa » Da đắng