Đang Mua Của Việt Nam 2 Triệu Tấn Nông Sản Này, Trung Quốc đột ...
Có thể bạn quan tâm
Giá sắn tươi vẫn cao do nhu cầu tăng từ Trung Quốc
Thiếu hụt sắn tươi cho các nhà máy chế biến trong khi nhu cầu từ Trung Quốc vẫn cao khiến giá sắn tại các địa phương vẫn khá ổn định trong thời gian qua dù tác động của dịch Covid-19.
Theo khảo sát của Hiệp hội Sắn Việt Nam, giá sắn tại Tây Ninh những ngày qua dao động trong khoảng 3.050 - 3.150 đồng/kg; giá sắn tại Đắk Lắk trong khoảng 2.700 - 2.750 đồng/kg.
Trong khi đó, giá sắn tươi tại Kon Tum, Gia Lai trong khoảng 2.600 - 2.750 đồng/kg.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều nhà máy khu vực Bắc Trung Bộ và phía Bắc dừng chạy máy, hoặc chạy không đều vì thiếu nguyên liệu.
Dịch Covid-19 cũng gây nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu từ Campuchia và Lào về Việt Nam, làm gia tăng sự thiếu hụt lượng sắn củ tươi cung cấp cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Nguồn nguyên liệu thiếu hụt trong khi năng suất sắn bình quân cả nước còn thấp, giá thành đầu vào cao do chưa hình thành được nhiều vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết, do nguồn sắn lát tồn kho vụ 2020/21 của Việt Nam còn rất ít nên giá sắn đang ở mức khá thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh sắn lát.
Hiện, giá sắn lát khô của Việt Nam sang Trung Quốc ở mức khoảng 275 USD/tấn, FOB Quy Nhơn.
Giá tinh bột sắn các nhà máy Việt Nam đang chào bán mức giá trong khoảng 475 480 USD/tấn, FOB cảng TP. Hồ Chí Minh, do giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao.
Trung Quốc mua đến 90% lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam
Có thể thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 199.680 tấn, trị giá 88,07 triệu USD, tăng 5,7% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với tháng 8/2021.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 441 USD/tấn, tăng 11,6% so với tháng 9/2020.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,15 triệu tấn, trị giá 856,42 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 26,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong tháng 9/2021, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc vẫn là nhiều nhất, chiếm 90,1% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 179.910 tấn, trị giá 80,5 triệu USD, so với tháng 9/2020 tăng 5,5% về lượng và tăng 20,3% về trị giá.
Lũy kế 9 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 2 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 796,18 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 29,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dù sản lượng và giá trị xuất khẩu vẫn tăng nhưng theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu, hiện nay, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi vẫn chưa tận dụng các cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Trong khi đó, theo Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, tinh bột sắn là sản phẩm được cấp hạn ngạch miễn thuế quan (0%) đứng thứ hai sau lúa gạo, với số lượng là 30.000 tấn/năm.
Trung Quốc có xu hướng tăng mua sắn từ Thái Lan
Do nhu cầu tăng cao từ thị trường nội địa, từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc tăng tốc thu mua sắn và sản phẩm từ sắn từ Việt Nam, Thái Lan.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu sắn lát khô và tinh bột sắn của Trung Quốc tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Theo đó, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,09 triệu tấn sắn lát khô, trị giá 1,13 tỷ USD, tăng 66,2% về lượng và tăng 102,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu tinh bột sắn đạt 2,13 triệu tấn, trị giá 10,43 tỷ USD, tăng 22,4% về lượng và tăng 143% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Thái Lan là thị trường cung cấp sắn lớn nhất cho Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2021, khối lượng sắn lát khô và tinh bột sắn nhập khẩu từ thị trường này lần lượt chiếm 88,6% và 73,6%.
Tiếp đến là Việt Nam, với khối lượng sắn lát khô và tinh bột sắn cung cấp cho Trung Quốc lần lượt chiếm 10,7% và 15,5%.
Do nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc nên 8 tháng năm 2021, Thái Lan xuất khẩu được 3,76 triệu tấn sắn lát, trị giá 28,69 tỷ Baht (tương đương 863,75 triệu USD), tăng 64,1% về lượng và tăng 87,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,98% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của Thái Lan với 3,75 triệu tấn, trị giá 28,6 tỷ Baht (tương đương 863,59 triệu USD), tăng 64,2% về lượng và tăng 87,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thái Lan cũng xuất khẩu được 2,31 triệu tấn tinh bột sắn, trị giá 32,52 tỷ Baht (tương đương 978,9 triệu USD), tăng 32% về lượng và tăng 43,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc chiếm 71,7% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của Thái Lan, với 1,66 triệu tấn, trị giá 22,88 tỷ Baht (tương đương 688,9 triệu USD), tăng 55,2% về lượng và tăng 70,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam bán gần hết nông sản này cho Trung Quốc trộn vào thức ăn chăn nuôi rồi chi 3 tỷ USD nhập thứ khác 24/09/2021 17:52
Tại sao Trung Quốc giảm mua loại nông sản này của Việt Nam, tăng mua của Thái Lan dù giá cao? 14/09/2021 13:07
Bán nông sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp Việt phải bỏ thói quen "thời vụ" 13/09/2021 09:54
Từ khóa » Giá Cả Tinh Bột Sắn
-
Giá Tinh Bột Sắn(khoai Mì) Hôm Nay Mới Nhất Tháng [01/2022]
-
Thị Trường Sắn - Phân Tích Và Dự Báo Thị Trường
-
Tinh Bột Sắn Nguyên Chất 1kg | Shopee Việt Nam
-
Tổng Hợp Tinh Bột Sắn Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 7/2022 - BeeCost
-
Tinh Bột Sắn Phúc Thịnh - Phuc Thinh
-
Trung Quốc Gia Tăng Nhập Khẩu Sắn Và Tinh Bột Sắn Của Việt Nam
-
Tinh Bột Sắn - Tinh Bột Mì | Sản Phẩm Tinh Bột
-
Giá Cả Thị Trường Ngày 11/10/2021 (Giá Trị Tham Khảo)
-
Xuất Khẩu Sắn được Giá Nhưng Vẫn “bỏ Trứng Vào Một Giỏ”
-
Hiệp Hội Sắn Việt Nam
-
Xuất Khẩu Sắn Và Các Sản Phẩm Từ Sắn Sang Trung Quốc Dự Báo ...
-
Giá Sắn Có Thể Tăng Lên Mức Kỷ Lục Vào Cuối Vụ
-
Sản Lượng Sắn Giảm Do Tác động Của Dịch Bệnh Covid-19
-
Xuất Khẩu Sắn Và Tinh Bột Sắn Gia Tăng Tại Thị Trường Trung Quốc