Đằng Sau 4 Bức ảnh ám ảnh Về Chiến Tranh Việt Nam (Phần 2)
Có thể bạn quan tâm
Giai đoạn trước 1975, các bức hình ám ảnh về chiến tranh ở Việt Nam liên tục được truyền đi và gây rúng động toàn thế giới. Hãy cùng xem lại 4 bức ảnh mang tính biểu tượng nhất, mang trong mình những câu chuyện lịch sử không thể nào quên.
- Ảnh 1: Hòa thượng tự thiêu - 1963
- Ảnh 2: Hành quyết tại Sài Gòn - 1968
- Ảnh 3: Em bé Napalm - 1972
- Ảnh 4: Tháo chạy khỏi Sài Gòn - 1975
Ảnh 2: Hành quyết tại Sài Gòn - 1968
- Người chụp: Eddie Adams (hãng thông tấn AP)
- Thời gian: Tết Mậu Thân, 1968
- Địa điểm: Đường phố Sài Gòn
- Bối cảnh: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
Đó là một ngày ác liệt của chiến dịch Tết Mậu Thân, khi đám lính VNCH dẫn một tù binh bị trói tay mặc thường phục đến trình diện tướng Nguyễn Ngọc Loan (tức Sáu Lèo) - người đứng đầu lực lượng cánh sát VNCH. Một số phóng viên nước ngoài cũng có mặt ở đó. Tâm trạng tướng Loan có vẻ không tốt. Ông vẫy tay xua đám lính lùi ra, vứt điếu thuốc hút dở xuống đất, rút súng chĩa thẳng vào thái dương người tù binh. Chuyện này vẫn thường xảy ra trong chiến tranh, người ta chĩa súng vào đầu nhau để dọa khi tra khảo. Những người có mặt đều nghĩ thế. Nhưng lần này thì khác. Tướng Loan chẳng nói chẳng rằng nổ súng không chút do dự. Người bị bắn chết ngay tại chỗ. Bức ảnh của Eddie Adams ghi lại đúng cái khoảnh khắc sinh tử với biểu cảm khuôn mặt người tử tù khi viên đạn đang xuyên qua đầu đã lên trang nhất hầu hết các báo lớn và làm bàng hoàng cả thế giới. Nó ngay lập tức trở thành biểu tượng của sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam, thổi bùng lên phong trào phản chiến vốn đang âm ỉ ở Mỹ. Người Mỹ đua nhau xuống đường đòi rút quân về nước. Sự kiện này, cùng với các diễn biến những năm sau đó khiến việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam dần trở thành tất yếu, chỉ là vấn đề khi nào và làm sao để vẫn giữ thể diện mà thôi.
Báo chí phương Tây và giới chức Sài Gòn khi đó xác định người bị bắn là Nguyễn Văn Lém (tức Bảy Lốp), đại úy đặc công của quân Giải phóng. Sau giải phóng, có tới 8 người phụ nữ tự nhận mình chính là vợ chiến sỹ Bảy Lốp! Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là con gái của đại úy Bảy Lốp lại có tên là Nguyễn Ngọc Loan, trùng tên với người ra tay hạ sát cha mình. Tuy nhiên, về sau có một số ý kiến cho rằng người bị bắn không phải Bảy Lốp mà là Bảy Nà (Lê Công Nà - phó chỉ huy Quận 5 của quân Giải phóng). Điều này được một số đồng đội và người thân của chiến sỹ Bảy Nà xác nhận. Vì thế, người tù binh trong ảnh chính xác là ai vẫn còn là một dấu hỏi.
Mùng mấy tết? Vụ việc xảy ra vào mùng mấy tết âm lịch vẫn còn có các nguồn tin chưa thống nhất. Hơn nữa, năm đó miền Bắc đã chuyển sang dùng múi giờ GMT+7, còn miền Nam vẫn dùng theo múi giờ GMT+8 giống Bắc Kinh. Thông thường tết ta và tết Tàu trùng nhau, nhưng cũng có năm lệch đi một ngày, và 1968 là một năm như vậy. Không rõ có phải vì sự nhập nhằng này mà chiến dịch Tết Mậu Thân nổ ra không đồng bộ (cách nhau 1 ngày) giữa các tỉnh miền Nam không.
Về phần tướng Loan, bức ảnh để lại những ảnh hưởng nặng nề. Ông trở thành biểu tượng của sự dã man tàn bạo khắp thế giới. Ba tháng sau, ông bị thương ở chân trong một trận đánh. Ông sang Úc chữa trị nhưng do dư âm của bức ảnh nên bị từ chối. Chuyển sang Mỹ, ông tiếp tục đối mặt với 1 chiến dịch phản đối yêu cầu trục xuất, nhưng rồi cuối cùng vẫn được ở lại điều trị, cưa mất 1 chân. Về nước với đôi chân khập khiễng, khi mà các chức vụ của mình đều đã bị giao cho người khác, ông đành giải ngũ. Sau 1975, ông cùng gia đình sang Mỹ và mở một tiệm bánh Pizza. Rồi người ta cũng phát hiện ra ông là ai và bắt đầu tẩy chay. Có kẻ thậm chí còn viết lên tường nhà vệ sinh của quán "bọn tao biết mày là ai, thằng chó". Ông mất năm 1998 vì ung thư ở tuổi 68, để lại vợ và 5 người con.
Ai bắn nát chân tướng Loan? Báo chí Sài Gòn khi đó đưa tin là tướng Loan bị quân giải phóng bắn trúng. Tuy nhiên, sau này một số trang tin được cho là dẫn lời cố vấn Accompura cho rằng tướng Loan khi đó bị bắn từ một trực thăng UH-1B của Mỹ. Người Mỹ không ưa tướng Loan và muốn loại bỏ, thay thế bằng vây cánh của tổng thống Thiệu (ông Loan vốn là người thân tín của phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ). Tuy nhiên, nhưng câu chuyện thế này không tìm được nguồn tin cậy để kiểm chứng.
Thấy hay? Chia sẻBức ảnh cũng gây chấn động tâm lý "dội ngược" lại Eddie Adams, người chụp nó. Khi xem lại nhật ký, không thấy ông nhắc về bức ảnh những ngày sau khi chụp. Song, cũng giống như ở tâm bão không thấy gió, tác động của bức ảnh lên Adams dần dần mới lộ diện. Khi thấy tướng Loan bị kỳ thị xua đuổi và cuộc đời lao dốc vì tấm ảnh, Adams bắt đầu trở nên dằn vặt. Khi Adams đến quán Pizza của tướng Loan để xin lỗi, tướng Loan trả lời đại ý "tôi làm việc của tôi, ông chỉ làm việc của ông thôi, nếu không phải ông thì cũng sẽ có người khác chụp thôi". Nhưng điều đó cũng không giúp được gì mà còn làm Adams mặc cảm tội lỗi hơn.
"2 người bị giết trong bức ảnh đó... Tướng Loan giết người tù binh bằng súng, còn tôi giết ông ta bằng máy ảnh", Adams than thở trên tờ Time. "Những bức ảnh tĩnh vẫn là thứ vũ khí đáng sợ nhất... Nhưng nhiều khi, nó chỉ nói lên một nửa sự thật".
Adams cho rằng nửa còn lại mà người xem không thấy được là những gì người tù binh đã làm trước khi bị bắt (được phía VNCH và một số nhà báo nước ngoài cho là giết nhiều người dã man) và sự tàn khốc của chiến tranh nói chung từ cả 2 phía. Những tình huống như vậy vẫn thường xảy ra, chỉ có điều có bị ghi hình lại hay không mà thôi. Adams cho rằng cần phải đặt mình vào vị trí tướng Loan mới hiểu sao ông làm vậy.
Khi tướng Loan mất, Adams gửi hoa viếng gọi ông là anh hùng.
Thấy hay? Đăng kíSau này, Adams đã loại bỏ bức ảnh này khỏi bộ sưu tập của mình và né tránh trả lời về nó. Cho dù bức ảnh đã đem đến cho ông giải Pulitzer danh giá, Adams tuyệt nhiên không muốn tên mình được nhắc tới gắn liền với bức ảnh. Ông tự hào về những tấm ảnh khác, mà tiêu biểu là loạt ảnh "Con thuyền không nụ cười". Năm đó (1977), ông đã quả cảm lên thuyền cùng các thuyền nhân trong điều kiện khổ sở thiếu thức ăn nước uống và không biết trước số phận mình ra sao, lênh đênh giữa biển cả, bị Thái Lan xua đuổi. Chính bộ ảnh lay động lòng người này đã thuyết phục được quốc hội mỹ đồng ý mở cửa đón nhận 250 nghìn người tị nạn miền Nam Việt Nam. Điều này làm Adams rất tự hào và gọi đó là "điều tốt duy nhất tôi làm được trong đời".
Nhưng thật trớ trêu, cho đến tận ngày nay, mỗi khi nhắc đến ông, phần lớn mọi người vẫn chỉ nhớ đến bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn".
Eddie Adams mất năm 2004. Khi đó ông 71 tuổi.
» Xem clip vụ hành quyết (ảnh GIF) Lưu ý: Hình ảnh rất bạo lực, cân nhắc trước khi xem.Loạt bài "4 bức ảnh":
- Ảnh 1: Hòa thượng tự thiêu - 1963
- Ảnh 2: Hành quyết tại Sài Gòn - 1968
- Ảnh 3: Em bé Napalm - 1972
- Ảnh 4: Tháo chạy khỏi Sài Gòn - 1975
Bài liên quan: Con & Người: nhìn từ cấu trúc bộ nãoMột góc nhìn về một thế giới hòa bình và nhân bản hơn.
Từ khóa » Tội ác Bảy Lốp
-
Nguyễn Văn Lém – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ai Anh Hùng, Ai Khủng Bố? - Adelaide Tuần Báo
-
Đi Tìm Tung Tích Chiến Sỹ Biệt động Bị Nguyễn Ngọc Loan Bắn Giữa ...
-
Tướng Nguyễn Ngọc Loan Và Bức ảnh Hành Quyết - Facebook
-
NGUYỄN NGỌC LOAN - Tướng Quân Ác Độc Nhất Lịch Sử Chiến ...
-
Phía Sau Những Tấm ảnh Mậu Thân - BBC News Tiếng Việt
-
Số Phận Tướng Nguyễn Ngọc Loan Ra Sao Sau Khi Hành Quyết Chiến ...
-
Số Phận Sát Nhân Nguyễn Ngọc Loan Ra Sao Sau Khi Sát Hại Chiến Sỹ ...
-
Nạn Nhân Thảm Sát Mậu Thân Trở Thành Tướng Hải Quân Hoa Kỳ ...
-
'Saigon Execution,' Bức ảnh định Mệnh - Nguoi Viet
-
51 Năm Sau, đứa Trẻ Mồ Côi Thành Tướng…! - CPRVN
-
TỪ MỘT BIẾM HỌA, NGHĨ VỀ MỘT SỰ THẬT QUÁ KHỨ
-
Số Phận Của "Sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan - Đao Phủ Tết Mậu Thân
-
Saigon 1968 - Đám Tang Gia đình Trung Tá Thiết Giáp Nguyễn… | Flickr