Đặng Thị Ngọc Thịnh – Wikipedia Tiếng Việt

Đặng Thị Ngọc Thịnh
Đặng Thị Ngọc Thịnh vào năm 2017
Quyền Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ21 tháng 9 năm 2018 – 23 tháng 10 năm 2018
Tiền nhiệmTrần Đại Quang
Kế nhiệmNguyễn Phú Trọng
Phó Chủ tịch nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhiệm kỳ8 tháng 4 năm 2016 – 6 tháng 4 năm 2021
Chủ tịch nướcTrần Đại QuangNguyễn Phú TrọngNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Thị Doan
Kế nhiệmVõ Thị Ánh Xuân
Chức vụ khác
Quyền Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương
Nhiệm kỳ21 tháng 9 năm 2018 – 23 tháng 10 năm 2018
Tiền nhiệmTrần Đại Quang
Kế nhiệmNguyễn Phú Trọng
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhiệm kỳ24 tháng 3 năm 2015 – 8 tháng 4 năm 2016
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Nhiệm kỳ22 tháng 10 năm 2010 – 24 tháng 3 năm 2015
Phó Bí thư Xem danh sách
  • Phạm Văn ĐấuPhan Đức HưởngNguyễn Văn DiệpPhạm Văn LựcNguyễn Thị Thu HàTrần Văn RónTrương Văn Sáu
Tiền nhiệmTrương Văn Sáu
Kế nhiệmTrần Văn Rón
Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Nhiệm kỳ14 tháng 5 năm 2009 – 22 tháng 10 năm 2010
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Nhiệm kỳ4 tháng 10 năm 2007 – 14 tháng 5 năm 2009
Chủ tịchNguyễn Thị Thanh Hòa
Thông tin cá nhân
Sinh25 tháng 12, 1959 (65 tuổi)Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, Việt Nam Cộng hòa
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (từ 1979)
Giáo dụcThạc sĩ Xây dựng Đảng, Cử nhân Khoa học Sử, Cử nhân Luật
Tặng thưởngHuân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất
Ủy viên trung ương
  • 2002–2007, 2011–2021: Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XIII, XIV
  • 2006–2021: Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (dự khuyết), XI, XII
Chức vụ quân đội
  • 21 tháng 9–23 tháng 10 năm 2018: Quyền Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam, Thống lĩnh các Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam

Đặng Thị Ngọc Thịnh (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959) là một nữ chính khách người Việt Nam. Bà từng đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long.[1]

Từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời khi đang tại chức, Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến ngày Quốc hội bầu ông Nguyễn Phú Trọng lên thay thế. Khiến bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đảm nhiệm chức vụ này.[2][3]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959 tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.[4] Bà theo gia đình di cư vào Sài Gòn sinh sống từ năm 5 tuổi, mưu sinh bằng nghề dệt truyền thống.

Học vấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có trình độ chuyên môn là thạc sĩ xây dựng Đảng, cử nhân khoa học Sử, cử nhân luật, trình độ chính trị là cử nhân chính trị.[1]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Thị Ngọc Thịnh tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1974 với vai trò hoạt động bí mật và tham gia nhiều phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên tại Sài Gòn thuộc Ban binh vận Sài Gòn – Gia Định. Bà trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19 tháng 11 năm 1979.[5]

Trong quá trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Thị Ngọc Thịnh đã từng trải qua các chức vụ: Chuyên viên Văn phòng Quận ủy Quận 1; Trưởng ban Dân vận Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành; Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, bà được điều động đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tại Hà Nội.[6]

Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2006–2011, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.[7]

Từ tháng 10 năm 2007, bà đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.[8]

Tháng 5 năm 2009, bà được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.[9] Đến tháng 10 năm 2010, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, kế nhiệm ông Trương Văn Sáu.[10]

Tháng 3 năm 2015, theo quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đặng Thị Ngọc Thịnh thôi giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long và đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[11]

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016–2021.[12]

Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 5 năm 2002, Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.[13] Mặc dù vậy nhưng trong kỳ quốc hội Việt Nam khóa tiếp theo, bà không tái đắc cử.

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII.[1] Đến ngày 22 tháng 5 năm 2016, bà tiếp tục đắc cử tại Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Vĩnh Long.[14]

Phó Chủ tịch nước

[sửa | sửa mã nguồn]
Đặng Thị Ngọc Thịnh tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu lần thứ 26 tại thủ đô Warsaw và hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan, bà Beata Szydło

Ngày 8 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Việt Nam khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, với tỷ lệ số phiếu tán thành là 91%, Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[15]

Ngày 27 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, bà được Quốc hội phê chuẩn với tỷ lệ số phiếu tán thành là 96,76% tổng số đại biểu Quốc hội, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tái cử chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[16]

Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị chống buôn bán trái pháp luật các loài động vật và thực vật hoang dã

Trong nhiệm kỳ của mình, Đặng Thị Ngọc Thịnh đã chủ trì đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo cấp cao đến thăm Việt Nam như Phó Tổng thống Ấn Độ Venkaiah Naidu[17] và hội kiến nhiều nhà lãnh đạo cấp cao tại nước ngoài như Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Salvador Valdés Mesa.[18] Bà cũng tham dự nhiều sự kiện Quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2019.[19]

Quyền Chủ tịch nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời.[20][21] Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ trở thành Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đến 23 tháng 9, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317/TB-UBTVQH14 về việc thực hiện Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho bà.[22] Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước mới vào ngày 23 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử, Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng quay về với chức vụ cũ của mình.[23][24]

Miễn nhiệm và nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bà quyết định không tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới. Đến ngày 6 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội Việt Nam khóa XIV, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với Đặng Thị Ngọc Thịnh.[25] Sau đó, bà kết thúc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch nước và hưu trí theo chế độ.[26][27]

Ngày 23 tháng 11 năm 2021, Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận quyết định nghỉ hưu và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, cùng với Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Việt Nam Đào Việt Trung được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì.[28][29]

Hoạt động Đại biểu Quốc hội

[sửa | sửa mã nguồn] Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Ngọc Thịnh
Ngày đắc cử Quốc hội khóa Nơi ứng cử/Đoàn Đại biểu Đảng phái Tỉ lệ Nghề nghiệp, chức vụ Tuổi thắng cử
19 tháng 5 năm 2002 Khóa XI Thành phố Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam Không có dữ liệu Thành ủy viên, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh 42 tuổi
22 tháng 5 năm 2011 Khóa XIII Đơn vị bầu cử số 1, Vĩnh Long Không có dữ liệu Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chánh văn phòng Trung ương Đảng 51 tuổi
22 tháng 5 năm 2016 Khóa XIV 82,80% Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 56 tuổi

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất.[30][31]
  • Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.[32][33]
  • Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng.[34][35]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Vũ Viết Tuân (ngày 21 tháng 9 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ Vũ Viết Tuân (ngày 21 tháng 9 năm 2018). “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử Chủ tịch nước”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Văn phòng Chủ tịch nước. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  5. ^ “Chân dung Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Báo điện tử VTC. 8 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ VOV (27 tháng 7 năm 2016). “Tóm tắt tiểu sử Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  7. ^ Linh Thư - Ngọc Chính (8 tháng 4 năm 2016). “Từ Bí thư tỉnh ủy đến nữ Phó Chủ tịch nước”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  8. ^ Thu Hằng (8 tháng 4 năm 2016). “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  9. ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Long”. Thể thao & Văn hóa. 19 tháng 6 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  10. ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh làm Bí thư tỉnh Vĩnh Long”. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  11. ^ Hữu Trãi (25 tháng 3 năm 2015). “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng”. Báo Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  12. ^ “Tóm tắt tiểu sử quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa. 23 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  13. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI: Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  14. ^ “Thông tin chi tiết Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV: Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Quốc hội Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  15. ^ Hoàng Thuỳ - Võ Hải (8 tháng 4 năm 2016). “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử Phó chủ tịch nước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  16. ^ D.Út (27 tháng 7 năm 2016). “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tái cử Phó Chủ tịch nước”. Báo Đồng Tháp. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  17. ^ Hải Anh (10 tháng 5 năm 2019). “Phó Chủ tịch Nước chủ trì lễ đón chính thức Phó Tổng thống Ấn Độ”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  18. ^ Khánh Minh (9 tháng 7 năm 2019). “Phó Chủ tịch Nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hội đàm với Phó Chủ tịch Cuba”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  19. ^ Song Minh (5 tháng 7 năm 2019). “Phó Chủ tịch Nước dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  20. ^ Thông tấn xã Việt Nam (21 tháng 9 năm 2018). “Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2024.
  21. ^ “Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần”. Báo điện tử Chính Phủ. 21 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  22. ^ “Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ chức Quyền Chủ tịch nước”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2018.
  23. ^ “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước”. Tạp chí Cộng sản. 23 tháng 10 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  24. ^ Ban Thời sự VnExpress (23 tháng 10 năm 2018). “99,79% đại biểu bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  25. ^ TH (6 tháng 4 năm 2021). “Miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  26. ^ Ngọc Thành - Vân Anh - Hoàng Lê (6 tháng 4 năm 2021). “Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  27. ^ Đặng Chung (6 tháng 4 năm 2021). “Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  28. ^ “Trao Huân chương Độc lập hạng nhất tặng bà Đặng Thị Ngọc Thịnh”. VietnamPlus. 23 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  29. ^ TTXVN (24 tháng 11 năm 2021). “Nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận Huân chương Độc lập hạng nhất”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2024.
  30. ^ “Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất”. Báo Điện tử Chính phủ. 23 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  31. ^ VPCTN (23 tháng 11 năm 2021). “Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Độc lập cho đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh và đồng chí Đào Việt Trung”. Văn phòng Chủ tịch nước. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  32. ^ Xuân Dần (8 tháng 1 năm 2020). “Ông Trần Đức Lương, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được trao tặng Huy hiệu Đảng”. VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  33. ^ Bắc Văn (9 tháng 1 năm 2020). “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao Huy hiệu Đảng tặng các đồng chí Trần Đức Lương và Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Báo Nhân Dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2024.
  34. ^ Cẩm Nương (4 tháng 11 năm 2024). “Trao huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.
  35. ^ Thanh Tuyền (4 tháng 11 năm 2024). “Nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh nhận huy hiệu 45 năm tuổi Đảng”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại biểu Quốc hội Đặng Thị Ngọc Thịnh Lưu trữ 2019-01-19 tại Wayback Machine
  • Tóm tắt tiểu sử Đặng Thị Ngọc Thịnh Văn phòng Chủ tịch nước
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
Danh sách • Chế định
  • Hồ Chí Minh (1945–1969)
  • Huỳnh Thúc Kháng (1946)
  • Tôn Đức Thắng (1969; 1969–1980)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1980–1981)
  • Trường Chinh¹ (1981–1987)
  • Võ Chí Công¹ (1987–1992)
  • Lê Đức Anh (1992–1997)
  • Trần Đức Lương (1997–2006)
  • Nguyễn Minh Triết (2006–2011)
  • Trương Tấn Sang (2011–2016)
  • Trần Đại Quang (2016–2018)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2018)
  • Nguyễn Phú Trọng (2018–2021)
  • Nguyễn Xuân Phúc (2021–2023)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2023)
  • Võ Văn Thưởng (2023–2024)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2024)
  • Tô Lâm (2024)
  • Lương Cường (2024–)
  • ¹ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
  • In nghiêng: Quyền Chủ tịch
  • x
  • t
  • s
Phó Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Hải Thần (1945–1946)
  • Tôn Đức Thắng (1960–1969)
  • Nguyễn Lương Bằng (1969–1979)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1976–1992)
  • Chu Huy Mân (1981–1986)
  • Xuân Thủy (1981–1982)
  • Lê Thanh Nghị (1982–1986)
  • Huỳnh Tấn Phát (1982–1989)
  • Nguyễn Quyết (1987–1992)
  • Đàm Quang Trung (1987–1992)
  • Lê Quang Đạo (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Định (1987–1992)
  • Nguyễn Thị Bình (1992–2002)
  • Trương Mỹ Hoa (2002–2007)
  • Nguyễn Thị Doan (2007–2016)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2016–2021)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2021–)

Từ khóa » Tiểu Sử Phó Chủ Tịch Nước Mới