Đảng ủy Bộ Y Tế Tổng Kết Công Tác Năm 2021, Phương Hướng Nhiệm ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 09/3/2022, tại Hà Nội, Đảng ủy Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tham dự hội nghị có GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương; các đồng chí Thường vụ Ban chấp hành Đảng ủy Bộ, các đảng viên thuộc đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ Y tế.
Đồng chí Nguyễn Đình Anh - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ báo cáo kết quả năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ Bộ Y tế năm 2022: Năm 2021, nước ta có nhiều sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đầu cử Quốc hội Khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã thành công tốt đẹp; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm (2021 – 2030) và Kế hoạch 5 năm (2021 – 2025). Tuy nhiên, về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phứcc tạp và lan rộng ra tất cả các địa phương trên cả nước. Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội nhân dân, phục hồi kinh tế. Ngành Y tế đã luôn bám sát sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt tham mưu và thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Trọng tâm công tác năm 2021 là tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Đảng ủy Bộ đã phối hợp với Ban cán sự Đảng lãnh đạo cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, trong đó ngành Y tế với vai trò là cơ quan chủ quản nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân đã tích cực, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế làm chậm sự xâm nhập của dịch bệnh COVID-19 vào nước ta, cũng như khống chế dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng với điều kiện tiếp tục thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế.
Đ/c Đỗ Xuân Tuyên, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ Y cho biết: Đảng ủy Bộ đã thực nghiêm túc các quy định về chế độ sinh hoạt định kỳ, chủ đạo quán triệt, học tập, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương; bám sát chỉ đạo của Đảng ủy Khối, phối hợp chặt chẽ với Ban cán sự Đảng để quán triệt, triển khai nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng đến cán bộ, đảng viên. Thực hiện tốt công tác đảo đảm về y tế cho các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng, Nhà nước. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp, cán bộ, đảng viên ngành Y tế đã tham gia chống dịch ở hầu khắp các địa phương trên cả nước nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ thường niên được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra…
Đ/c Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đánh giá cao sự nỗ lực cống hiến và thành quả của ngành y tế trong thời gian vừa qua
Thay mặt Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, đồng chí Đỗ Việt Hà – Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực cống hiến của toàn Đảng bộ Bộ Y tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng đảng trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, chưa từng có trong lịch sử.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Long, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Bao trùm lên tất cả hoạt động của Ngành trong năm 2021 là công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 chưa có trong tiền lệ, tạo ra thách thức chưa từng có đối với hệ thống y tế, đôi lúc tưởng chừng khó vượt qua, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành và sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, ngành Y tế đã trụ vững, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách từng bước kiểm soát dịch bệnh cùng với cả nước chuyển sang giai đoạn mới “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ. Nhiều giải pháp chuyên môn trong giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị… đã được triển khai kịp thời, phù hợp, hiệu quả, thích ứng với từng giai đoạn.
Năm 2022, Đồng chí Bộ trưởng đề nghị Đảng ủy và Ban cán sự đảng Bộ Y tế cùng các đơn vị trong toàn Ngành cần quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ đã nêu trong báo cáo tổng kết; đồng thời, chú trọng thực hiện tốt một số nội dung và giải pháp sau:
Thứ nhất, ngành Y tế xác định nhiệm vụ trước mắt và ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, triển khai thực hiện thành công Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) góp phần quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Thực hiện hiệu quả Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung triển khai các chủ trương về: (1) Xã hội hóa nguồn lực phòng chống dịch; (2) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; (3) Tăng số trạm y tế, nhân viên y tế theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính tại các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao phù hợp với yêu cầu y tế; (4) Điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên mức 100%.
Thứ hai, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, Đảng viên. Đẩy mạnh kiểm tra giám sát các tổ chức Đảng; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ y tế; xây dựng người thầy thuốc vừa hồng vừa chuyên.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý các hoạt động của ngành và đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong tình hình mới; trong đó tập trung xây dựng và trình các dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, Luật dược sửa đổi,... và tiếp tục rà soát, cập nhật, ban hành các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quản lý, đầu tư, mua sắm, đấu thầu, quản lý giá vật tư, trang thiết bị y tế và các quy định về giá dịch vụ y tế. Đổi mới cơ chế tài chính y tế, phương thức chi trả; thực hiện tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế.
Thứ tư, đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của y tế dự phòng và y tế cơ sở; đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho người dân tại vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng khó khăn, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại cơ sở. Hỗ trợ người dân chủ động trong tự chăm sóc, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe. Nâng cao năng lực điều trị, hồi sức tích cực, cấp cứu ngoại viện. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế, các bệnh viện ngoài công lập, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Thứ năm, đẩy mạnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế các tuyến. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, nhân viên y tế, đặc biệt cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
Thứ sáu, tăng cường bảo đảm tự chủ trước hết là về thuốc, vaccine, các loại vật tư thiết yếu cho phòng, chống dịch; thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế thiết yếu và sinh phẩm trong nước.
Thứ bẩy, thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, lĩnh vực công tác khác như quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thúc đẩy thực hiện dinh dưỡng hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, phát triển y dược cổ truyền, quản lý môi trường y tế…
Thứ tám, tăng cường kỷ cương, kỷ luật quản lý nhà nước trong các hoạt động của ngành; siết chặt quản lý nhà nước cấp phép, quản lý chất lượng, mua sắm đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế; đẩy mạnh công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, xử lý nghiêm các vi phạm.
Cũng tại hội nghị, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2021 đã vinh dự nhận bằng khen của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và giấy khen của Đảng ủy Bộ Y tế./.
Từ khóa » Các Quan điểm Của đảng Về Công Tác Y Tế
-
Quan điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Việc Xây Dựng Hệ Thống Y Tế ...
-
Chủ Trương Của Đảng Về Công Tác Bảo Vệ, Chăm Sóc Sức Khỏe Nhân ...
-
Đổi Mới Và Hoàn Thiện Cơ Chế Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Y Tế ...
-
Những điểm Mới Trong Các Nghị Quyết Đảng Từ Sau Đại Hội XII Của ...
-
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LỚN VỀ Y TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
-
Những Quan Điểm, Chiến Lược Và Chính Sách Y Tế Việt Nam
-
Bảo Vệ, Chăm Sóc Và Nâng Cao Sức Khỏe Nhân Dân Là Một Nhiệm Vụ ...
-
Thể Chế Hóa Quan điểm Của Đảng Về Chăm Sóc Sức Khỏe Nhân Dân
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Y đức Người Thầy Thuốc
-
Toàn Văn - Bộ Y Tế
-
Quan điểm Của Đảng Về Xây Dựng đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Trong ...
-
NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TỔ ...
-
Đảng ủy Bộ Y Tế Triển Khai Năm Tăng Cường Và đổi Mới Công Tác Dân ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức - Cổng Thông Tin Bộ Y Tế