Dạng Văn Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp - Gia Sư Thăng Long
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận xã hội là một trong hai kiểu văn bản quan trọng trong chương trình làm văn THCS và THPT. Nghị luận xã hội cùng với nghị luận văn học là phần kiến thức không thể thiếu ở mỗi chương trình học văn của học sinh. Đặc biệt, văn nghị luận xã hội hiện nay đã trở thành dạng văn xuất hiện trong cấu trúc đề thi vượt cấp và đại học với tổng số điểm là 3 điểm. Vậy đâu là một số dạng nghị luận xã hội thường gặp và cách làm như thế nào? Chúng ta hãy cùng gia sư Văn Hà Nội tìm hiểu nhé.
Phần 1: Một số dạng nghị luận xã hội thường gặp
Nghị luận xã hội là dạng đề khá quen thuộc đối với học sinh tuy nhiên khi làm kiểu bài này học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức về đời sống xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó là có các kỹ năng phân tích, giải thích, bình luận chứng minh, sử dụng các luận điểm, dẫn chứng đời sống một cách linh hoạt. Vì vậy để có những kiến thức để làm bài văn nghị luận xã hội tốt, trước tiên các em cần biết các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp.
Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay.
Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó…
Các bước tiến hành theo cấu trúc sau:
– Khái niệm hiện tượng (hiện tượng đó là gì?)
– Thực trạng của hiện tượng (biểu hiện cụ thể, cái mặt tích cực, tiêu cực của hiện tượng)
– Hậu quả, tác hại của hại của hiện tượng đó (nếu là hiện tượng tiêu cực)
– Nguyên nhân của việc xảy ra hiện tượng đó là gì?
– Biện pháp khắc phục, xử lí như thế nào?
– Liên hệ bản thân.
Dạng 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người .
Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu,sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn….
Các bước tiến hành theo cấu trúc sau:
– Khái niêm tư tưởng, đạo lí đó là gì?
– Phân tích, chứng minh bình luận các mặt đúng sai của tư tưởng, đạo lí đó, lấy các ví dụ cụ thể để chứng minh.
– Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.
Dạng 3: Nghị luận về một số vấn đề xã hội được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật
Đây là dạng nói về một vấn đề xã hội, một triết lí nhân văn sâu sắc nào đó được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Vấn đề xã hội này có thể học sinh đã được học ở trong chương trình sách giáo khoa của mình hoặc trích trong các mẫu báo, tài liệu khoa học nào đó.
Đề tài hướng tới: Các vấn đề xã hội sâu sắc, nhân văn từ trong tác phẩm văn học như: Lòng yêu nước, mục đích sống, trách nhiệm của thanh niên trong xã hội hiện nay, ý chí nghị lực trong cuộc sống, đức tính khiêm tốn, lí tưởng sống…
Các bước được tiến hành theo cấu trúc sau:
– Bước 1: Tóm tắt, giải thích, nêu nội dung chính của vấn đề xã hội đặt ra.
– Bước 2: Nghị luận xã hội, tiến hành các thao tác nghị luận xã hội bình thường tùy thuộc xem đó là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.
Phần 2: Một số đề và cách làm tham khảo
Đề 1: Em có suy nghĩ về đức tính kiên trì
a) Mở bài
– Kiên trì là một đức tính quan trọng của mỗi người dân Việt Nam
– Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách để đi tới thành công, đặc biệt là việc đẩy lùi kẻ thù xâm lăng, xây dựng và phát triển đất nước.
b) Thân bài
– Khái niệm: Đức tính kiên trì là gì?
Kiên trì là đức tính thể hiện việc kiên nhẫn, quyết tâm đến cùng mà không bỏ cuộc.
c) Phân tích, chứng minh
– Có rất nhiều những tấm gương sáng thể hiện đức tính kiên trì và đạt được thành công.
+ Nhiều bạn học sinh kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình, tự xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Hay những bạn học sinh kiên trì học tập đã dành được các học bổng toàn phần từ các nước:Mỹ, Anh, Pháp, Úc…
+ Nguyễn Ngọc Kí: Người thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn kiên trì rèn luyện, viết chữ bằng chân và đã trở thành người thầy nổi tiếng của dân tộc Việt Nam
+ Nick: Một người đã bị mất cả hai tay hai chân, tưởng chừng như cả thế giới sụp đổ trước mắt anh nhưng anh đã kiên trì rèn luyện: có thể tự rèn luyện vệ sinh cá nhân, bơi, chơi các trò chơi thể thao vận động: tenis, bóng đá, trở thành nhà diễn thuyết và đem lại nguồn cảm hứng lớn nhất cho tất cả người dân trên thế giới.
+ Bác Hồ là một tấm gương có đức tính kiên trì mạnh mẽ, vì kiên trì mà Bác mới có thể tìm ra được con đường cứu nước được cho dân tộc Việt Nam.
– Nhưng bên cạnh đó vẫn có những người bỏ giữa chừng, làm việc hay bỏ cuộc, không cố gắng hết sức, làm việc hay nản (ví dụ cụ thể)
d) Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
– Cần phải có đức tính kiên trì vì nó giúp cho chúng ta vượt qua được khó khăn, đạt được thành công
– Đức tính kiên trì là phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có
– Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì để tạo nên thói quen cho bản thân mình, xây dựng nên những kế hoạch học tập khoa học, bổ ích
Kết bài
– Khẳng định lại đức tính kiên trì
Đề 2: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện internet hiện nay?
a) Mở bài
– Trong xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển kéo theo đó là các vấn đề tiêu cực xảy ra như: ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, bệnh thành tích, rác thải… trong đó nghiện internet là hiện tượng được xã hội đáng quan tâm nhất.
b) Thân bài
– Khái niệm: Nghiện internet là gì?
Là hành động mà con người dành quá nhiều thời gian cho internet mà không có mục tiêu chính xác, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tiền bạc, thời gian của chính mình.
c) Thực trạng
– Hiện nay hiện tượng nghiện internet diễn ra rất phổ biến nhất là lứa tuổi học đường cụ thể
+ Học sinh bỏ học để đi chơi game.
+ Học sinh không chú ý nghe giảng chỉ chú ý vào điện thoại
+ Lấy chộm tiền của bố mẹ để đi chơi game…
d) Hậu quả
– Ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập
– Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
– Tiêu tốn tiền của và thời gian
– Gây nghiện
e) Nguyên nhân
– Nguyên nhân khách quan: do cha mẹ không quan tâm tới con cái, thầy cô bạn bè không quan tâm các em, nhà trường ít chú trọng vào các hoạt động kĩ năng sống mà chỉ chú trọng vào lí thuyết, xã hội chưa có biện pháp giáo dục triệt để.
– Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân không làm chủ được chính mình không có lí tưởng sống, mục đích sống hướng tới phù hợp.
f) Biện pháp khắc phục (Dựa vào nguyên nhân để nêu biện pháp)
Kết bài: Dùng liên hệ bản thân để nêu kết bài.
4.5/5 - (133 bình chọn)Từ khóa » Các Vấn đề Về Nghị Luận Xã Hội
-
Tổng Hợp 26 Bài Văn Nghị Luận Về Các Vấn Nạn Xã Hội
-
40 Bài NGHỊ LUẬN Xã Hội Về Các Vấn đề HOT NHẤT Hiện Nay - 123doc
-
Tuyển Tập Các Bài Văn Nghị Luận Về Vấn đề Xã Hội
-
Nghị Luận Xã Hội - .vn
-
3 Dạng Nghị Luận Xã Hội Và Cách Triển Khai Từng Dạng Bài - CCBOOK
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vấn đề được Và Mất Trong Xã Hội
-
Những Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay Nhất
-
Những Lưu ý Khi Làm Câu Nghị Luận Xã Hội - VnExpress
-
Mẫu Dàn ý Nghị Luận Xã Hội - Luật Hoàng Phi
-
Cách Giải Thích Vấn đề Nghị Luận - Hàng Hiệu
-
Hai Dạng Bài Nghị Luận Xã Hội Thường Gặp Trong Bài Thi Văn Vào 10
-
Văn Nghị Luận Xã Hội Là Gì? - I'm Good
-
Dàn ý Nghị Luận Về Vấn đề được Mất Trong Xã Hội Hiện đại - Thủ Thuật
-
Cách Làm Bài Văn Nghị Luận Xã Hội đạt được điểm Số Cao Nhất