Đảng Viên Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của đảng Viên

Đảng viên là gì? Sự ra đời của Đảng là cột mốc đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, các thành viên của Đảng đóng vai trò vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên nói riêng và nhiệm vụ đối với Nhà nước nói chung. Vậy đảng viên là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

  1. Đảng viên là gì?
  2. Nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của đảng viên
  3. Tiêu chuẩn để trở thành đảng viên là gì?
  4. 4. Số lượng đảng viên năm 2021

Đảng viên là gì?

Đảng viên là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Họ giành suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng. Đảng viên đặt lợi ích của Tổ quốc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên lợi ích cá nhân; đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đảng viên có lao động, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; họ gắn bó mật thiết với nhân dân; phục từng tổ chức, kỷ luật của Đảng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong cùng một tổ chức cơ sở đảng; thông qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, họ được nhân dân tín nhiệm có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

đảng viên là gì

Nhiệm vụ, vai trò, quyền hạn của đảng viên

Đảng viên đóng vai trò là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Để trở thành một đảng viên là quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân trên các mặt công tác, sinh hoạt ở những nơi cộng đồng. Họ phải là một công dân ưu tú thực thụ, được mọi người tín nhiệm và giới thiệu kết nạp Đảng. Khi đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng thì cho dù thời gian đó đảng viên cần phải cao hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng viên là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo.

Cho dù người đảng viên ở bất cứ cương vị nào cũng phải thực hiện 2 nhiệm vụ chính: vừa là người người lãnh đạo và người phục vụ, đầy tớ của Nhân dân. Hai nhiệm vụ này thống nhất, gắn bó chặt chẽ cho nhau. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích dành cho nhân dân lao động, cả dân tộc Việt Nam. Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, dốc hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi đảng viên cần hải đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên lợi ích cá nhân của mình.

Người Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam có 4 nhiệm vụ cơ bản như sau:

  • Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, các Điều lệ của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ được giao; phục tùng sự phân công và điều động của Đảng một cách tuyệt đối.
  • Không ngừng học tập, rèn luyện và nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Đảng viên cần có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, quan liêu, cục bộ, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Ban Chấp hành Trung ương về toàn bộ những điều mà đảng viên không được làm.
  • Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng cũng như phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần và đảm bảo bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tham gia tích cực vào công tác của quần chúng, công tác xã hội tại nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động các gia đình và nhân dân thực hiện đường lối và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối cũng như chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn tính đoàn kết thống nhất trong Đảng; tự phê bình và phê bình thường xuyên, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển cho đảng viên; sinh hoạt đảng và tiến hành đóng đảng phí đúng quy định.

Căn cứ vào Điều 3, Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định quyền của Đảng viên như sau:

“Đảng viên có quyền :

  • Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
  • Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
  • Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
  • Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Tiêu chuẩn để trở thành đảng viên là gì?

Tiêu chuẩn đảng viên là điều kiện cơ bản và cũng là cơ sở để đánh giá xác định một người có thể trở thành một đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam hay không. Các tiêu chuẩn này cũng chính là chuẩn mực và cơ sở để xác định 1 người đảng viên có các phẩm chất gì khác biệt so với những công dân bình thường khác.

Tiêu chuẩn đảng viên cũng chính là một căn cứ vô cùng quan trọng nhằm chọn lọc ra những người thực sự có tố chất và có đủ các điều kiện cần thiết để trở thành người tiên phong, người dẫn đầu của giai cấp công nhân, của nhân dân.

Bên cạnh đó, tiêu chuẩn ban hành ra đảng viên cũng là cơ sở để có thể xây dựng một đội ngũ phục vụ nhân dân vững mạnh luôn làm việc, hoạt động vì lợi ích của nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Tiêu chuẩn để trở thành đảng viên ưu tú của Đảng cộng sản Việt Nam  thể hiện qua các tiêu chí:

  • Đảng viên phải là những chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
  • Đảng viên phải suốt đời phấn đấu vì mục đích và lý tưởng của Đảng.
  • Luôn đặt lợi ích của nhân dân và tổ quốc lên hàng đầu.
  • Luôn thực hiện nghiêm chỉnh các chủ chương, cương lĩnh, điều lệ và nghị quyết của Đảng.
  • Đảng viên phải làm việc dựa trên quy định của pháp luật.
  • Thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.
  • Đảng viên luôn có lối sống lành mạnh và có đạo đức.
  • Là  người gắn bó lâu dài với nhân dân, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong dân tộc và trong Đảng.

4. Số lượng đảng viên năm 2021

Số lượng Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam ước tính tới kỳ đại hội XIII (năm 2021) là khoảng 5,3 triệu người. Năm 2019 là 5,2 triệu đảng viên. Trải qua quá trình phát triển của Đảng cộng sản, số lượng đảng viên không ngừng gia tăng. Trong lịch sử có rtấ nhiều đảng viên đã có đóng góp và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Họ đã để lại nhiều tấm gương tốt thể hiện tinh thần tiên phong cũng như tính gương mẫu trong lòng nhân dân.

Rất nhiều lãnh tụ, lãnh đạo tiêu biểu của Việt Nam là các đảng viên đảng cộng sản. Nhưng vẫn còn tình trạng cán bộ đảng viên giữ những chức vụ trong bộ máy nhà nước, các công ty quốc doanh có những hành vi tham nhũng, ăn chơi, lãng phí và nhiều đối tượng đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống. Nó đã là vấn đề trở thành vấn nạn mang tính phổ cập cần phải khắc phục ngay trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết trên đây là những lý giải về đảng viên là gì? Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Đảng viên ra sao? Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Luật Hùng Sơn để cập nhật tin tức mới nhất về chủ đề này nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của đảng Viên