Đảng Viên Là Gì? Nhiệm Vụ, Vai Trò Và Quyền Hạn Của Đảng Viên?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Đảng viên là gì?
- 2 2. Tiêu chuẩn của người Đảng viên:
- 3 3. Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay:
- 3.1 3.1. Nhiệm vụ của Đảng viên:
- 3.2 3.2. Vai trò, quyền hạn của Đảng viên:
1. Đảng viên là gì?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
2. Tiêu chuẩn của người Đảng viên:
Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn của người Đảng viên như sau:
Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2 điểm, đó là:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
3. Nhiệm vụ, vai trò và quyền hạn của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay:
3.1. Nhiệm vụ của Đảng viên:
Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Trở thành một đảng viên là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng của bản thân trên các mặt công tác, sinh hoạt nơi cộng đồng, thể hiện là một công dân ưu tú thực thụ, được mọi người tín nhiệm giới thiệu cho Đảng. Khi đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, thì kể từ thời gian đó đảng viên phải nêu cao hơn nữa vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là tấm gương tốt cho quần chúng noi theo.
Người đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào, cũng đều phải thực hiện hai nhiệm vụ bao trùm: vừa là người lãnh đạo, cũng vừa là người phục vụ, đầy tớ của Nhân dân. Hai đặc tính này hoàn toàn không mâu thuẫn, mà thống nhất, gắn bó chặt chẽ cho nhau xuất phát từ bản chất của Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của Nhân dân và của dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Nhân dân lao động, lợi ích của cả dân tộc Việt Nam, có nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, theo con đường xã hội chủ nghĩa. Do đó, mỗi đảng viên đều phải đặt lợi ích của dân tộc, của giai cấp lên trên hết.
Vị trí, vai trò của người đảng viên vì thế rất quan trọng, bởi trong xã hội, đảng viên vừa thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, vừa thực hiện nhiệm vụ của một công dân gương mẫu. Khi đảng viên tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong quần chúng nhân dân, vận động mọi người tham gia các phong trào và phụ trách, hướng dẫn triển khai đạt kết quả, đó là lúc đảng viên thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng; khi đảng viên tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ của một công dân, không những thế còn gương mẫu, đi đầu, thể hiện tính tiên phong, ưu tú của người đảng viên. Ở cơ quan đơn vị, hay trong cộng đồng khu dân cư, cán bộ công chức, quần chúng nhân dân nhìn vào đảng viên để học tập, noi theo, nếu đảng viên không tốt, quần chúng sẽ không phục, không làm theo.
Người Đảng viên có 04 nhiệm vụ như sau:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Trong giai đoạn mới của Cách mạng Việt Nam hiện nay, người đảng viên đứng trước những đòi hỏi mới và nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực.
Tình hình, nhiệm vụ đó đòi hỏi người đảng viên không thể như trước mà ngoài những phẩm chất chung, cần có sự phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.
Đảng viên phải kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lý tưởng cộng sản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, vững vàng, không dao động trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, người đảng viên lúc này cần ủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng, chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan hay tư tưởng sai lệch.
Đổi mới là một cuộc vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến cơ chế quản lý, từ chế độ kinh tế đến hệ thống chính trị… Đó là một quá trình khó khăn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chưa có mô hình định sẵn. Đổi mới đụng chạm đến rất nhiều vấn đề, phá vỡ nhiều cái cũ, trong khi có những cái cũ đã tồn tại quá lâu, ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm, đã thành thói quen, thành cơ chế chính sách rất khó sửa.
Mặt khác, thế giới cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ với nhiều biến cố, nhiều cái cũ bị đảo lộn, nhiều vấn đề phức tạp mới được nảy sinh; trên một số vấn đề, dường như rất khó phân biệt, khó kết luận đâu là phải trái, đâu là trắng đen để có thể xử lý. Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại tin học đạt nhiều thành tựu kỳ diệu, hằng ngày lượng thông tin ồ ạt dồn đến rất nhanh và rất nhiều, đòi hỏi phải có trình độ thu nhận, phân tích và xử lý đúng đắn.
Để thúc đẩy công cuộc đổi mới tới những bước tiến và kết quả cụ thể theo quan điểm thực tiễn, cần phải tổ chức việc giáo dục đạo đức trong Đảng và trong xã hội sao cho mỗi người thấm nhuần sâu sắc rằng, đạo đức mới của những người tham gia đổi mới xã hội là đạo đức hành động, đạo đức trong lao động, trong công việc, trong quan hệ với con người, trong đấu tranh khắc phục mọi tệ nạn tha hóa để hướng tới sự cao đẹp, hướng tới việc lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.
Đảng ta đã xác định chế độ chính trị của nước ta là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng; sức mạnh vô địch của Đảng là mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân. Đảng chủ trương phát huy dân chủ, coi dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Mỗi đảng viên, trước hết đảng viên là cán bộ lãnh đạo, có chức có quyền, phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, chăm lo đời sống hằng ngày của quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ý kiến của quần chúng, giúp đỡ quần chúng khi gặp khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, trù dập ức hiếp quần chúng và mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của dân.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, một yêu cầu rất cần thiết đối với người đảng viên trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền. Nó quyết định sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng viên. Không phải ngẫu nhiên khi còn sống, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đề này, nói nhiều về vấn đề này. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đối với quần chúng, coi việc tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mật thiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm chất, tư cách, đạo đức của đảng viên.
3.2. Vai trò, quyền hạn của Đảng viên:
Đảng viên có quyền:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Định kỳ hằng tháng, theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và cấp uỷ cấp trên, các cấp uỷ đảng thông tin cho đảng viên về tình hình và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thời sự trong nước và thế giới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.
Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình. Khi nhận được ý kiến phê bình, chất vấn, báo cáo, kiến nghị, tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm phải trả lời, chậm nhất là 30 ngày làm việc đối với tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; 60 ngày làm việc đối với cấp huyện, tỉnh và tương đương và 90 ngày làm việc đối với cấp Trung ương; những trường hợp phức tạp cần phải kéo dài hơn thời gian quy định trên thì phải thông báo cho tổ chức đảng và đảng viên biết lý do.
Hiện nay, bên cạnh phần lớn các đảng viên không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong công tác cũng như trong sinh hoạt tại khu dân cư, luôn thể hiện là một đảng viên vừa hồng, vừa chuyên, được người dân yêu mến, thì cũng còn một số đảng viên xem nhẹ nhiệm vụ phục vụ Nhân dân. Biểu hiện rõ nhất là xa rời quần chúng, triển khai nhiệm vụ một cách quan liêu, mệnh lệnh, giấy tờ, yêu cầu người này làm cái này, người khác làm cái nọ, nhưng bản thân thì thiếu tính phụ trách, buông lỏng công việc, mặc ai nấy làm gì thì làm, kết quả tốt hay xấu không quan tâm, nhất là khi người dân cần đến mình hỗ trợ, hướng dẫn thì trốn tránh trách nhiệm; hoặc nói và làm không thống nhất, nói hay nhưng làm dở, nên tính nêu gương bị lu mờ…
Để được dân yêu, dân mến thì mỗi đảng viên cần đề cao trách nhiệm thể hiện tốt vị trí, vai trò nêu trên thông qua nói và làm theo tấm gương của Bác “Hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”.
Từ khóa » đảng Viên Thường Là Gì
-
Đảng Viên Đảng Cộng Sản Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đảng Viên Là Gì? Nhiệm Vụ, Vai Trò Và Quyền Hạn Của ...
-
Nhiệm Vụ Của đảng Viên Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khái Quát Về Đảng Viên Và Những Trường Hợp (điều) Đảng Viên ...
-
Nhiệm Vụ Của Đảng Viên Bao Gồm Những Gì? - LuatVietnam
-
Những Quy định Mới Nhất Về Đảng Viên - LuatVietnam
-
Chương I: Đảng Viên - Thành ủy TPHCM
-
Đảng Viên Là Gì? Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của đảng Viên
-
Đảng Viên Dự Bị Có Phải Sinh Hoạt Chi Bộ Không? - Thư Viện Pháp Luật
-
Cán Bộ, đảng Viên Phải Là Công Bộc Của Dân - Tin Tức, đọc Báo, Sự Kiện
-
Quy Trình Xét Kết Nạp Đảng Viên - Trang Chủ
-
Điều Lệ Đảng (do Đại Hội đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ XI Của Đảng ...
-
Phát Huy Vai Trò Của Cán Bộ, đảng Viên Trong Thực Hiện Nhiệm Vụ Góp ...
-
Đảng Viên (Việt Nam) Có Phải Là Người Không?