Đánh Bạc Qua Mạng Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Báo Hải Quân Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Ảnh minh họa
Mọi hành vi đánh bạc đều bị xử lý, tùy tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử lý hành chính
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình: Người có hành vi mua số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng; người ghi số lô, số đề sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; đối với các hành vi khác như: Đánh bài, đá gà bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
*Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử còn quy định các mức xử phạt đối với các hành vi sau:
- Tại Điều 106 quy định: Người có hành vi “lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia hoặc mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo hoặc điểm thưởng” thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
- Tại Điều 101 quy định: Cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi “đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc” thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
- Tại Điều 104 quy định: Tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân “cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng để đánh bạc” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30 đến 40 triệu đồng; nếu quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 170 đến 200 triệu đồng và sẽ bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính… tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Tội đánh bạc như sau: Nếu đánh bạc trái phép dưới các hình thức mà số tiền dùng để đánh bạc từ 5 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu “sử dụng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Người chơi đánh bạc qua mạng có thể tham gia khi đang ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính có kết nối Internet. Do đó, để phòng ngừa tệ nạn này, cần đẩy mạnh tuyên truyền quy định pháp luật liên quan như Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Điều 321, 322 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017; đặc biệt là Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi đánh bạc qua mạng, có hiệu lực ngày 15/4/2020.
Văn Linh
Từ khóa » Game Bài Online Bị Bắt
-
Triệt Phá Những đường Dây đánh Bạc Online "khủng" - Báo Lao Động
-
Vì Sao Những đường Dây đánh Bạc Online Nghìn Tỉ Nở Rộ ở Việt Nam?
-
Đánh Bạc Qua Mạng - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Đánh Bạc Trực Tuyến - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Hành Vi đánh Bài Online Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Luật Long Phan
-
Ngăn Chặn Game Bài Online - Báo Công An Nhân Dân điện Tử - CAND
-
Chơi đánh Bài, đánh Bạc Online Có Bị Xử Lý Không? - Luật Minh Gia
-
Đánh Bạc Online Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật
-
10 Năm Tù Cho Hành Vi đánh Bạc Online - VOV
-
Chơi Tài Xỉu Online Có Bị Bắt Không? - LuatVietnam
-
Đường Dây đánh Bạc Online 'nở Rộ', Gian Nan điều Tra Xử Lý
-
Đánh Sập đường Dây Cờ Bạc Game Bài đổi Thưởng Qua Mạng 1.500 ...
-
Hành Vi đánh Bài Online Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
-
Đánh Bạc Online 2022 Có Phạm Tội Không? - Pháp Luật