(Dành Cho Người Mới Chơi) – Giới Thiệu Tổng Quát Về Các Tộc

Skip to content
Nguyễn Tiến Đạt Uncategorized January 31, 2019 31 Minutes

Bài viết được thực hiện bởi group AOCVN (link: https://www.facebook.com/groups/790063808052742/), copy nhớ ghi nguồn

I, Vài điều cơ bản cần biết trước khi chọn lựa tộc

1, Các giai đoạn phát triểnEarly game: giai đoạn trước lv40, tức là từ lv1->lv39 giai đoạn này là giai đoạn chạy đà phát triển – Late game: giai đoạn sau lv40, khi mà nghiên cứu, tượng, rồng và tướng đã đạt thành tựu lớn thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. – Tùy vào giai đoạn mà loại lính này mạnh, loại lính này yếu, tương tự như vậy, tùy vào giai đoạn mà tộc này mạnh tộc này yếu ở mỗi phương diện (chú ý là mỗi phương diện nhé) 2, Các phương diện chính khi đánh giá các tộc gồm:PvP: nói dễ hiểu là đánh nhau, PvP khá quan trọng trong game vì nó gắn liền với chiến tranh và thể hiên khá sát trình độ của một người, một người lính thì không thể không biết đánh nhau được. – Công thành: khả năng công thành, tấn công nhà người chơi khác cũng cực kỳ nổi bật trong game bởi nó gắn liền với hoạt động farm tài nguyên, farm Cúp (honor) để tích lũy chế đồ và quan trọng nhất đó là chiếm thành phố hay dằn mặt đối thủ. Nếu như một người lính không thể không biết PvP thì một thủ lĩnh, một vị vua không thể không biết công thành – Thủ nhà: là phòng thủ khi bị người ta đánh, việc phòng thủ tốt giúp người chơi đảm bảo sự phát triển mà không bị kìm hãm, cũng như giữ vững các thành phố, bảo vệ lãnh thổ cho vương quốc – Đi gương: gương (hay void, mirror) là hoạt động mạng tính offline và không có tính tranh đấu như 3 phương diện kể trên, nhưng nó cũng rất quan trọng vì gương gắn liền với chế tạo đồ. – Ngoài ra còn có nhiều phương diện phụ khác như đi vực rồng, ăn rồng hay đua Event, mỗi Event có thể thức chơi khác nhau vì vậy mà mỗi tộc lại có lợi thế khác nhau. – Không có tộc nào mạnh vượt trội ở tất cả phương diện, mà cũng không có tộc nào yếu hết ở tất cả phương diện, cái đó gọi là tính cân bằng của game
3, Các loại thuộc tính của lính – Hiện tại game có tổng cộng 5 loại thuộc tính của lính, mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau sở hữu điểm mạnh yếu khác nhau, cần phải nắm rõ tính chất các thuộc tính này thì mới hiểu rõ tính chất của các tộc. – Lính hình người (Humanoid): đặc điểm nổi trội là có sự giao động về tinh thần, khi lên tinh thần thì sẽ gia tăng tốc độ đánh và di chuyển, càn quét như vũ bão mà suy sụp tinh thần thì bỏ chạy lũ lượt luôn vỡ như ong vỡ tổ – đây là đặc điểm vừa lợi mà vừa hại. Đặc biệt vài loại lính hình người sở hữu tinh thần thép và không bỏ chạy gồm Kiếm vàng, Ngựa vàng của Human, Samurai vàng và Samurai bạc của Rakan – đây đều là những dòng lính frontline cực kỳ hot trong game Lính hình người cũng có đặc điểm đáng nói nữa là sở hữu khả năng bị thương, tức là tồn tại tỷ lệ không bị chết mà có thể được chữa trị trong bệnh viện. Lính hình người là thuộc tính lính phổ biến nhất trong game khi có tới 4/5 tộc có loại lính hình người bao gồm Kiếm, Giáo, Ngựa, Cung, Nữ Tu của Human, Samurai, Monk, Nỏ, Ninja của Rakan, Rocket, Súng, Kỹ Sư của Lùn và Cung Tiên Của Tiên (chỉ có Lich là không có lính hình người) – Lính ma thuật (Magical): lính ma thuật có đặc điểm nổi trội là sở hữu khả năng giảm 50% sát thương phép, lính ma thuật khá giống lính hình người khi cũng tồn tại tỷ lệ không bị chết mà có thể được chữa trị trong bệnh viện. Tuy nhiên, lính ma thuật không bị giao động tinh thần, tức là không bỏ chạy nhưng đồng thời cũng không lên tinh thần càn quét như vũ bão được. Lính ma thuật cũng rất phổ biến trong game khi có 3/5 tộc có loại lính này bao gồm Rùa của Rakan, Bò Cạp, Nhện của Lich, Cây, Cừu, Nấm, Chuồn Chuồn của Tiên. – Lính Mech: là loại lính đặc biệt khi chỉ tộc Lùn mới có, bao gồm Mech và xe Tank, đặc điểm nổi trội là không bị dính độc và không bị suy giảm tinh thần (nhưng cũng không lên tinh thần giống linh ma thuật). lính Mech thường có chỉ số vượt trội tuy nhiên lại có điểm yếu chí tử là chết là chết luôn chứ không có bị thương như lính hình người hay lính ma thuật. – Lính xác sống (hay lính Undead): là loại lính đặc biệt chỉ tộc Lich mới có, bao gồm Xương, Thầy Phù và Pháp Sư, lính xác sống giống như lính Mech, chết là chết luôn không thể chữa thương nhưng lại rất rẻ, số lượng đông đảo, ào ạt, và khi nghiên cứu đạt thành tựu thì sau khi chết lính xác sống có thể hồi sinh trở lại. Lính xác sống cũng không bị suy giảm tinh thần và đồng thời không thể lên tinh thần. Thiệt thòi của lính xác sống là không được hồi máu bởi tướng Vega (hồi máu cho lính hình người và lính ma thuật) lẫn Gafgar (hồi máu cho lính Mech). – Vũ khí vây ráp (hay Siege Weapons): là loại lình mà tộc nào cũng có, nói đơn giản thì nó là những chiếc cẩu đá, đại bác chuyên dụng. Loại vũ khí vâp ráp này gây sát thương hạn chế với các lính nhưng lại gây sát thương khổng lồ lên tường thành. Vũ khí vây ráp chết là chết luôn không thể chữa thương và cũng không thể lên hay xuống tinh thần. – Mỗi một thuộc tính lính lại có một tướng buff riêng, ví dụ lính hình người được buff bởi Avalon, lính ma thuật được buff bởi Gan, Mech được buff bởi Gafgar, lính xác sống được buff bởi Gazul và vũ khí vây ráp được buff bởi Grimms 4, Các kích cỡ của lính Có tổng cộng 3 loại kích cỡ lính, cũng giống như thuộc lính của lính thì kích cỡ của lính cũng khá quan trọng, mỗi loại kích cỡ lại có đặc điểm khác nhau sở hữu điểm mạnh yếu khác nhau, cần phải nắm rõ tính chất của các kích cỡ lính thì mới hiểu rõ tính chất của các tộc. – Lính cỡ nhỏ: lính cỡ nhỏ sẽ bị chịu thêm sát thương khi bị lính cỡ lớn và lính khổng lồ tấn công Phần lớn lính trong game là lính cỡ nhỏ, và duy có 2 loại lính cỡ nhỏ sở hữu khả năng gây thêm sát thương khi tấn công lính cỡ lớn và khổng lồ đó là Giáo của Human và Monk của Rakan. – Lính cỡ lớn: lính cỡ lớn sẽ gây thêm sát thương khi tấn công lính cỡ nhỏ và chịu thêm sát thương khi bị lính khổng lồ tấn công. – Lính khổng lồ: lính khổng lồ sẽ gây thêm sát thương khi tấn công lính cỡ nhỏ và lính cỡ lớn, đặc biệt lính khổng lồ không bị ảnh hưởng bởi hầu như tất cả các skill khống chế của các tướng và lính (duy chỉ có skill động đất của Gan là có tác dụng) – đây là tính năng nguy hiểm nhất của những lính khổng lồ. 5, Các dòng línhfrontline hay melee unit: dòng lính thường được đặt ở tuyến đầu, đánh gần và có khả năng chống chịu (VD: Kiếm, Mech, Samurai, Bò cạp…) – backline hay range unit: dòng lính thường được đặt ở tuyến sau, đánh xa và có khả năng tạo sát thương lớn (VD: Cung, Nỏ, Súng, Rocket, Nhện…)

II, Đánh giá sơ bộ các tộc

1, Human – cân bằng và ổn định
– Human rất cân bằng, không cực mạnh nhưng cũng đồng thời không hề yếu ở bất kỳ phương diện nào, chính vì vậy mà lượng người chơi Human luôn đông đảo nhất – Human là tộc duy trì được sức mạnh ổn định nhất game, cả ở giai đoạn early lẫn late game đều mạnh và không có giai đoạn, thời kỳ nào yếu cả – điều này khiến việc trung thành chơi Human trọn đời được nhiều game thủ chọn lựa. – Toàn bộ lính của Human là thuộc tính Humanoid (lính hình người) nên đây vừa là điểm mạnh mà vừa là điểm yếu (như đã nói), và lính Humanoid là loại lính phổ biến nhất nên hầu như ai cũng thủ trong người một con rồng debuff Humanoid, lại thêm tộc Human là tộc phổ biến nhất nên hầu như ai cũng mặc định lật lưng một phương án bắt bài Human. – Human không sở hữu lính khổng lồ, đây là một thiệt thòi lớn, Human có hai dòng range unit là Cung và Nữ Tu nhưng Nữ Tu là dòng range unit chuyên biệt để hồi máu nên sát thương chính của Human luôn là Cung và không thể thay thế – điều này chính là căn nguyên khiến Human luôn luôn sở hữu lối đánh rập khuôn và dễ bắt bài. – Ở mảng PvP, Human mặc dù không được đánh giá quá cao vì lối chơi có tính rập khuôn không có nhiều biến ảo nhưng sự ổn định là điểm mạnh của Human, với Cung thì tộc Human luôn gây sát thương đều đặn không suy giảm theo thời gian, khả năng chống chịu cũng thuộc loại khá với sự lỳ lợm đến từ Kiếm và khả năng hồi máu của Nữ Tu. – Ở mảng công thành, Human vẫn là thương hiệu lâu đời và luôn giữ giá trị của mình. Khả năng farm của Human là đặc biệt tốt với tuyệt chiêu hồi sinh Kiếm (của tướng Virion) và hồi máu mạnh (của Nữ Tu và Vega), Human luôn bảo toàn được quân số sau mỗi lần công thành, từ đó luôn tạo lãi, lợi nhuận cao về tài nguyên – điều này cực kỳ hữu ích cho giai đoạn early game. – Ở mảng thủ nhà, Human không quá mạnh nhưng đồng thời không quá yếu, nếu như ở PvP Human có phần rập khuôn thì ở khoản thủ nhà thì lại là tộc đa dạng nhất khi có rất nhiều phương án phối hợp phòng thủ tạo ra rất nhiều điều khó lường cho kẻ địch. – Ở mảng đi gương, Human khá thiệt thòi khi không có được khả năng dồn sát thương trong thời gian ngắn như Lùn hay Rakan nên sẽ khá vất vả ở early game. – Nên tập trung nghiên cứu vào Kiếm và Cung trong giai đoạn early game bởi đây là bài mà Human sẽ bám vào suốt từ early cho tới late game. Nữ Tu với kĩ năng heal máu sẽ là giải pháp gia tăng khả năng chống chịu và ngược lại Ngựa với chiêu húc hoặc Giáo với chiêu phi giáo buff sát thương cho Cung bắn sẽ là giải pháp gia tăng khả năng dồn sát thương – những bài này chỉ phát huy tốt ở late game (chứ không phải early game) – đơn giản vì muốn xài loại quân nào thì cũng phải đủ nghiên cứu để xài, tránh nghịch lung tung chậm tiến độ phát triển, thọt sức mạnh. 2, Lùn – dễ hoà nhập, khó lên đỉnh cao
– Lùn là tộc nổi tiếng nhất về khả năng dồn sát thương, không chỉ vậy Lùn cũng là một tộc cũng rất đa năng giống như Human, thậm chí nó còn tỏ ra xuất sắc ở hầu hết các phương diện, chỉ có một điểm yếu khiến cho về late game nhiều người không dám chọn Lùn đó chính là sự tốn kém. – ở early game (trước lv40) Lùn là tộc luôn được gợi ý cho những người mới chơi làm quen nhất bởi lối đánh “dễ chơi, dễ trúng thưởng” – Khác biệt của Lùn là sở hữu hai loại lính trọng điểm mang thuộc tính Mech là Mech và xe Tank. Như đã nói, loại lính Mech này thuộc dạng hiếm hoi, chỉ Lùn mới có nên ít khi người ta nuôi rồng debuff dạng này và bản thân skill trừ sát thương của tướng Bealrog cũng không có tác dụng lên lính cỡ lớn và khổng lồ nên Mech và xe Tank nên Lùn rất mạnh. Điểm trừ là như đã nói lính thuộc tính Mech đã chết là chết luôn không có chữa thương nên cực kỳ tốn kém. – Lùn là tộc có dàn range unit đa dạng bậc nhất trong các tộc khi có Rocket, Súng và Xe Tank và không dòng range unit nào trong 3 dòng này yếu cả, thậm chí dòng nào cũng là thương hiệu khét tiếng, nếu như Rocket là vua dồn sát thương thì Súng là sát thủ diệt tanker với những cú headshot one shot one kill, xe Tank thì độc đắc khi là 1 trong 2 range unit duy nhất là loại lính khổng lồ. – Khởi sắc ở range unit nhưng ở mảng frontline thì khá ảm đạm khi cả 2 dòng frontline Lùn sở hữu đều là nỗi lo. Mặc dù Mech là một trong những dòng frontline tốt nhất game khi là lính cỡ lớn lại có khả năng giảm sát thương tốt, lượng máu cực cao, nhưng vấn đề là Kỹ Sư quá phế phẩm (không có khả năng giảm sát thương, và dễ suy sụp tinh thần bỏ chạy) nên hầu như Lùn chỉ có thể tin tưởng vào Mech – điều này khiến Lùn dễ bị bắt bài. – Ở mảng PvP, Lùn “dễ chơi dễ trúng thưởng” ở early game và rất mạnh ở late game nếu có kĩ năng tốt. Nếu biết chơi sáng tạo thì Lùn là tộc cực kỳ khó chịu khi phải đối đầu, tuy vậy, nếu có kĩ năng và sức sáng tạo kém thì sẽ là thảm họa. Lùn là tộc hiếm hoi thuộc diện “không ngán bất cứ tộc nào khi đối đầu”.
– Ở mảng công thành, Lùn là tộc công thành hủy diệt hàng đầu trong game với khả năng dồn sát thương kinh tởm của mình, thậm chí một game thủ Lùn yếu hơn hoàn toàn có thể thổi bay nhà một game thủ mạnh hơn. – Ở mảng thủ nhà, nói là Lùn thủ nhà tệ nhất cũng đúng mà thủ nhà cứng nhất…cũng đúng luôn. Tại sao lại oái oăm như vậy? Vì thực sự là Lùn sở hữu bộ ba thủ nhà siêu khủng là Mech – Tank – Súng, đây là bộ thủ nhà khó chịu và gây nhiều kinh hãi nhất khi vừa trâu chó vừa sock damage siêu đau lại còn miễn nhiễm với các skill khống chế (lính khổng lồ xe tank). Tuy nhiên, không mấy ai dám thủ nhà bằng bộ ba này vì Mech và Tank chết là chết luôn, vô cùng tốn kém. Chỉ có Vip top sever mới dám chơi như vậy. Còn với dân thường rất khó để đủ lực sống sót. – Ở mảng đi gương, Lùn chính là thương hiệu hàng đầu ở gương, trước màn 100 thì Lùn là tộc đi gương đặc biệt nổi trội với khả năng dồn sát thương số 1 như đã nói. – Lùn cũng duy trì sức mạnh của mình ở cả early và late game, tuy nhiên, khác với Human, mỗi thời kỳ Lùn mạnh một kiểu, mỗi thời kỳ có 1 kiểu đánh – chính vì vậy mà đòi hỏi người chơi phải đạt thành tựu nghiên cứu lính lớn và toàn diện, với các game thủ chi tiêu ít cho game thì khá là khó nhanh chóng chuyển từ trạng thái early game sang late game ngay khi chạm mốc lv40 được – chính vì vậy mới nói Lùn ở late game dành cho đại gia. 3, Lich – siêu cường của thời đại mới
– Lich vốn nổi tiếng là tộc “lầy” nhất với khả năng câu kéo dây dưa, lỳ lợm. Tuy vậy, Lich ngày nay không chỉ còn lầy không nữa mà nó đã đa năng hơn cực nhiều, thậm chí hiện tại Lich mới là tộc có khả năng gây sát thương ổn định hàng đầu chứ không phải Human (tức là trong khoảng thời gian dài hơn 1 phút thì Lich là tộc gây sát thương vượt trội nhất, dưới 1 phút thì là Lùn). – Ở giai đoạn late game thì Lich đang được đánh giá là “gần như hoàn hảo” khi gây náo động ở mọi phương diện, sau các bản update gần đây thì Lich đang dần dần chiếm thị phần của Human và gần trở thành tộc phổ biến nhất trong game. – Lich rất đặc biệt khi là tộc duy nhất không sở hữu lính nào có thuộc tính lính hình người, chính vì vậy mà dòng lính nào của Lich cũng “đánh đến chết thì thôi”. Lich cũng là tộc hiếm hoi sở hữu sự đồng đều hoàn hảo ở cả frontline và backline, không dòng lính nào của Lich là không đặc sắc cả, lại còn gồm cả 2 thuộc tính là lính ma thuật và xác sống, ví dụ như frontline của Lich có Xương (xác sống) và Bò Cạp (ma thuật) đều rất mạnh và khắc chế nhiều loại lính thì backline gồm Phù Thủy (xác sống) và Nhện (ma thuật lại còn là lính khổng lồ) cũng tương tự, dòng thì gây sát thương cực lớn, dòng thì khống chế rất mạnh với độc gây slow và câu kéo tốt với nhện con – đây là tiền đề giúp Lich là tộc khó lường, khó bắt bài và khó đối phó nhất hiện tại trong game. – Ở mảng PvP, từ xưa đến nay Lich vẫn luôn là cái tên khét tiếng ở sân chơi này với đặc tính trận đấu càng dài thì Lich càng khỏe, ngày nay, với việc sửa lại Phù Thủy từ 4×4 thành 3×4 thì Lich sở hữu thêm khả năng dồn sát thương kinh tởm, tức là Lich hiện tại cực kỳ toàn diện trong PvP, đánh nhanh đánh lâu anh chơi được tuốt lại còn khó bắt bài.
– Ở mảng công thành, Lich cũng cực tởm với chiến thuật “lấy xương đè người” – dùng lính xác sống như Xương, Phù Thủy rẻ mạt vã nhà đối thủ. Lính xác sống như đã nói đông đảo lại còn rất rẻ, chết chả thấm vào đâu so với số tài nguyên cướp được. Lich còn có một ưu điểm lớn là tộc duy nhất có khả năng sở hữu lính XV (lính bình thường tối đa chỉ là XIII) nếu biết cách farm bắt lính trung lập. Tuy vậy, nhược điểm của Lich là phải mua hoặc farm lại xương sau mỗi lần Công thành rất tốn thời gian. – Ở mảng thủ nhà, đây cũng vốn là thương hiệu của nhà Lich từ lâu. Sở dĩ Lich thủ nhà rất khó chịu vì đặc tính trận đấu càng dài thì Lich càng khỏe với khả năng câu kéo, khống chế từ Nhện, lại thêm Phù Thủy gây sát thương lớn và Xương cùng Bò Cạp thằng thì trâu chó, thằng thì đông đảo, và như đã nói, Lich vừa có lính ma thuật lại vừa có lính xác sống nên khó lòng dùng Rồng khắc chế hoàn toàn được. Có thể nói Lich là tộc thủ nhà hiệu quả bậc nhất – Ở mảng đi gương, Lich khá khổ sở trong giai đoạn trước màn 100 tức là giai đoạn early game, tại giai đoạn này thì đi gương với Lich là cực hình. Nhưng sau màn 100 thì Lich lại vụt sáng thành tộc đi gương tốt nhất, chính vì vậy mà ở late game người ta mới nói Lich “gần như hoàn hảo” vì ở phương diện nào nó cũng đứng không nhất thì nhì. – Mặc dù vậy, có một cơn đau đầu nho nhỏ khi chơi Lich đó là muốn làm tốt ở mọi phương diện thì lính nào cũng phải…full nghiên cứu – đây là điều rất khó ở early game, thậm chí là với cả những đại gia lắm tiền. Chính vì vậy mà ở early game phải thực sự là một tay chơi có nghề mới tận dụng được hết tiềm năng của Lich, không thì rất dễ lâm vào cảnh công thành chẳng xong mà PvP cũng lởm. 4, Rakan – Những sát thủ lầm lũi
– Rakan nổi tiếng là những sát thủ ở đấu trường PvP, tuy vậy, sau những update tai hại gần đây thì Rakan ở late game đang mất dần chỗ đứng, Rakan vẫn là tộc có tính đột biến cao, nhưng sức mạnh đã giảm sút rất nhiều lại chỉ mạnh với PvP ở các phương diện khác lại khá yếu nên Rakan luôn rơi vào cảnh “không ai thèm chơi” – Giống như Human gần như toàn bộ lính của Rakan là thuộc tính Humanoid (ngoại trừ Rùa – một loại lính chỉ thuần túy là support) nên đây vừa là điểm mạnh mà vừa là điểm yếu tương tự như Human, tức là hay bị con Rồng phổ biến nhất game là Rồng Humanoid khắc chế. – Rakan thậm chí còn thảm hơn Human (Human ít ra còn có Ngựa là lính cỡ lớn) khi ngoài Rùa – một dòng lính hỗ trợ thì không có nổi một dòng lính cỡ lớn nào chứ đừng nói là sở hữu lính khổng lồ như Lùn, Lich hay Sylvani. Gần như toàn bộ lính của Rakan là lính cỡ nhỏ. – Mặc dù vậy, bù lại, Rakan là một tộc rất đặc biệt khi mỗi một đơn vị lính đều sở hữu skills riêng, chính vì vậy mà Rakan luôn tiềm tàng khả năng đột biến, những game thủ kĩ năng cao chơi Rakan thì như hổ mọc thêm cánh. – Ở mảng PvP, Rakan đặc biệt nguy hiểm, hầu như đơn vị lính nào của Rakan cũng đều thiện chiến ở sàn đấu và như đã nói, tiềm tàng rất nhiều đột biến và nguy hiểm. Mặc dù vậy, backline chủ lực của Rakan là Nỏ chiến diện tích rất dị hợm là 4×4 – điều này khiến Rakan sở hữu một nhược điểm cực kỳ liên quan mật thiết đến vấn đề quan trọng nhất của PvP đó là việc xếp đội hình sao cho đưa được nhiều tướng vào trận đấu. Nhược điểm này trớ trêu khiến phần lớn game thủ khi lựa chọn chuyển sang Rakan đều PvP…kém hơn cả khi họ chơi tộc cũ. Rakan về cơ bản tiềm năng PvP là cực mạnh nhưng không phải ai cũng dễ dàng thích ứng được với tộc này. – Ở mảng công tành, Rakan đặc biệt kém, có thể nói là kém nhất trong các tộc, nguyên do thì có rất nhiều, đầu tiên là ở diện tích dị hợm của Nỏ là 4×4 khiến cho việc đưa cẩu đá vào rất khó khăn, mà không đưa cẩu đá vào thì với sát thương chính là Nỏ thì không đủ để hạ lính đứng trên tường đủ nhanh, dẫn tới thiệt hại vô số(Nỏ vì sỡ hữu skills nên mặc dù khả năng dồn sát thương cực mạnh nhưng base damage lại thấp nhất game). Thứ hai là frontline của Rakan đều là lính cỡ nhỏ nên rất dễ chết trong các trận công thành, nếu như Lùn và Sylvani đều có frontline là lính cỡ lớn và khổng lồ trâu chó khó chết có thể công thành thì Human có thể hồi sinh Kiếm đảm bảo quân số, còn Lich có thể thí Xương và hồi sinh Xương ngay lập tức (chết nhưng vẫn có lãi) thì Rakan không có cách gì giải quyết được vấn đề này cả, rất thiệt thòi. – Ở mảng thủ nhà, Rakan cũng kém nhất khi mà lính Rakan mạnh ở đặc điểm có thể sử dụng skill, khi thủ nhà không thể sử dụng skill thì sẽ cực yếu. Như đã nói, Nỏ và cả Ninja – 2 dòng backline duy nhất có thể đứng trên tường thành có base damage quá thấp khó lòng hủy diệt đối thủ khi công nhà, điều này khiến Samurai dù cực kỳ lỳ lợm với những cú jaijutsu cũng khó lòng khiến Rakan thể hiện tốt hơn ở phương diện này. Điểm sáng duy nhất của Rakan có lẽ chỉ là khi thủ nhà cho…người khác thì sẽ được gia tăng 30% sức mạnh. – Ở mảng đi gương, Rakan là một phép đảo ngược với Lich, nếu như với những màn dưới 100 sẽ là địa ngục của Lich thì sẽ là thiên đường của Rakan với khả năng dồn sát thương thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi đi qua màn 100 thì đó lại là địa ngục của Rakan và là thiên đường của Lich. -Như đã nói, với khả năng công thành yếu kém của mình thì Rakan cực kỳ, cực kỳ khó sống ở early game vốn rất cần tài nguyên để phát triển, chưa kể cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Rakan ở early game đó là Elixir – nguyên liệu cho những skill của lính Rakan. Nếu dũng cảm chọn Rakan ngay từ early game thì chuyện dư dả Elixir là không tưởng. Chính vì vậy mà Rakan đặc biệt khó chơi ở early game và thực sự có thể tỏa sáng ở giai đoạn late game, sau khi tài nguyên trở thành đại dương bao la bạt ngàn. 5, Sylvani – kẻ đập tan ách thống trị của Lich – Sylvani là tộc sở hữu nhiều dòng lính cỡ lớn và khổng lồ nhất game,thể hiện rất xuất sắc ở nhiều phương diện và đặc biệt là tộc khiến Lich rất e dè khi phải đối đầu. Điều này khiến Sylvani dù chỉ là tộc sinh sau đẻ muộn nhưng cũng trở nên rất thịnh hành, thậm chí hiện tại còn phổ biến hơn cả Lùn và Rakan. – Hầu như toàn bộ lính Sylvani là thuộc tính ma thuật, duy chỉ có Cung Tiên là thuộc tính lính hình người. Cũng hầu như toàn bộ lính của Sylvani là lính cỡ lớn trở lên và cũng duy chỉ có Cung Tiên là lính cỡ nhỏ, đây vừa là ưu thế vừa là nhược điểm của Sylvani – ưu thế vì lính ma thuật sẽ không bỏ chạy, và lính cỡ lớn sẽ gây thêm sát thương với lính cỡ nhỏ, nhược điểm là sẽ bị khắc chế bởi Rồng Magical và những lính chuyên dụng để hạ lính cỡ lớn như Monk hay Giáo. – Lối chơi của Sylvani được đánh giá là rất đa dạng khi hầu như dòng lính nào cũng tỏ ra hữu dụng trong nhiều hoàn cảnh, thậm chí là xuất sắc ở một số điểm. Frontline với Cừu và Cây đều là lính cỡ lớn và lính khổng lồ, rất cứng cáp và có nhiều đặc tính khống chế như húc stun (với Cừu) và trói chân (với Cây), backline cũng khá đặc sắc với Cung Tiên vì là lính hình người nên có thể lên tinh thần nên dồn sát thương rất nhanh và Nấm có khả năng đánh lan, trận đấu càng lâu càng mạnh (và nên nhớ Nấm là lính cỡ lớn nên gây sát thương rất tốt lên lính cỡ nhỏ). – Ở mảng PvP, Sylvani tỏ ra ưu thế với Lich khi mà sở hữu khắc tinh của Xương là Nấm và phần nào là Cây, khi Lich chuyển sang lối đánh câu kéo (tức là không dùng Xương) thì cũng thất thế với Nấm khi trận đấu càng lâu Nấm càng gia tăng sức mạnh khủng khiếp. Khi đối đầu với Rakan hay Lùn – những chuyên gia dồn sát thương, Sylvani ít ưu thế hơn nhưng không phải là không có cơ hội.
– Ở mảng công thành, Sylvani đặc biệt nguy hiểm với dòng frontline là Cây cực kỳ cứng cáp, nếu được cung cấp khả năng hồi máu đầy đủ, Cây gần như bất tử và có thể trụ vững trước cả tấn sát thương, điều này giúp Sylvani không cần phải dồn sát thương nhanh để có thể công thành mà cứ từ từ bình tĩnh cù cưa phá tan nhà địch. Mặc dù vậy, lối công thành này của Sylvani chống chỉ định áp dụng với Lùn bởi Súng chính là thiên địch của cả họ nhà Sylvani, Sylvani cứ nhìn thấy Súng là như chuột thấy mèo. – Ở mảng thủ nhà, Sylvani cũng tỏ ra tương đối khó chịu với đặc tính mạnh dần lên theo thời gian của Nấm, khi công nhà Sylvani mà quá 1 phút chưa giải quyết hết lính thì thực sự là một cơn ác mộng. – Ở mảng đi gương, Sylvani không thực sự xuất sắc, đặc biệt là gương ở early game (trước màn 100) thì rất không phù hợp với lối đánh của Sylvani, sau màn 100 thì Sylvani khởi sắc hơn một chút nhưng cũng không hoàn toàn là nổi bật. – Sylvani thực sự là một tộc rất đáng gờm ở late game, ở early game thì sức mạnh của tộc này cũng ở mức khá – tức là cũng rất đáng để chơi, với lối đánh dựa hoàn toàn vào việc nghiên cứu Cây và Nấm thì những người chơi theo Sylvani từ đầu hoàn toàn có thể sống tốt và giữ trọn phong cách này tới late game.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Published by Nguyễn Tiến Đạt

View all posts by Nguyễn Tiến Đạt

Published January 31, 2019

Post navigation

Previous Post Redeem code 2/2019Next Post [Hướng dẫn] Thăng cấp, chuyển kingdom, chuyển sever

Leave a comment

Δ

Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
  • Comment
  • Reblog
  • Subscribe Subscribed
    • Art of Conquest guide
    • Sign me up
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Art of Conquest guide
    • Customize
    • Subscribe Subscribed
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d Design a site like this with WordPress.comGet started

Từ khóa » Tộc Rakan