Đánh Giá Chi Tiết Canon EOS 90D - ZShop
Có thể bạn quan tâm
Đánh giá chi tiết Canon EOS 90D
Canon EOS 90D là chiếc máy ảnh DSLR tầm trung thay thế mẫu 80D đã được 3,5 tuổi, nằm giữa EOS 77D và EOS 7D Mark II. Máy trang bị cảm biến có độ phân giải cao hơn với chất lượng ảnh Raw xuất sắc và AF live view cạnh tranh (có lấy nét mắt) cũng như quay video 4K, tất cả gói gọn trong một thiết kế quen thuộc.
90D trên thực tế là phiên bản DSLR của mẫu máy ảnh mirrorless EOS M6 Mark II được ra mắt cùng lúc. Vì các thông số kỹ thuật giống nhau gần như hoàn toàn, có vẻ như Canon đã đưa ra cho người dùng tiềm năng quyền lựa chọn loại trải nghiệm nhiếp ảnh mà họ mong muốn: máy ảnh DSLR kích thước vừa phải với kính ngắm quang học và nhiều công cụ điều khiển vật lý hơn, hoặc máy ảnh mirrorless nhỏ hơn, nhẹ hơn với kính ngắm quang học rời. Và dĩ nhiên là sự khác biệt giữa hai dòng ống kính native ngàm EF và EF-M cũng là một yếu tố hấp dẫn những phân khúc người dùng khác nhau.
Nội dung
- 1. Thông số kỹ thuật
- 2. Điểm mới
- 2.1. Cảm biến mới và Dual Pixel AF
- 2.2. Lấy nét tự động và đo sáng trên kính ngắm
- 2.3. Chụp burst
- 2.4. Video
- 2.5. Quy trình xử lý Mobile Raw
- 2.6. So sánh với đối thủ
- 3. Thân máy và bộ điều khiển
- 3.1. Công cụ đa điều khiển mới
- 3.2. LCD và kính ngắm
- 3.3. Cổng kết nối
- 3.4. Giao diện người dùng (UI)
- 3.5. Pin
- 4. Có nên chọn 90D?
- 4.1. Du lịch
- 4.2. Gia đình và khoảnh khắc
- 4.3. Thể thao, hành động và động vật hoang dã
- 4.4. Vlog và video
- 4.5. Chụp lén (Candid) và đường phố
- 4.6. Chân dung chính thống
- 4.7. Lifestyle và người
- 4.8. Phong cảnh
- 5. Chất lượng hình ảnh
- 5.1. Sử dụng công cụ so sánh Studio Scene
- 5.2. Dynamic range
- 6. Lấy nét tự động (AF)
- 6.1. Tổng quan AF
- 6.2. Tùy chỉnh AF
- 6.3. Hiệu suất AF
- 6.4. Nhận diện mặt/mắt: live view
- 6.5. Nhận diện mặt: qua kính ngắm
- 7. Video
- 7.1. Chất lượng video
- 7.2. Video crop
- 7.3. Tính hữu dụng
- Tổng kết
- Kết luận
- Chấm điểm
1. Thông số kỹ thuật
- Cảm biến APS-C CMOS 32.5MP
- Dual Pixel AF (live view/video)
- 45 điểm AF chữ thập (qua kính ngắm)
- Cảm biến đo sáng 220,000 điểm ảnh với nhận diện khuôn mặt
- Chụp burst 10 fps với AF-C
- Màn hình cảm ứng 3″, xoay lật đa hướng
- Kính ngắm quang học với độ bao phủ 100%
- Quay phim 4K30 không crop
- Cổng USB 2.0 với kết nối Micro USB
- Wi-Fi + Bluetooth
Trong khi ngoại hình không có mấy thay đổi so với người tiền nhiệm, nội bộ của 90D có sự khác biệt đáng kể sẽ lần lượt được liệt kê sau đây.
90D bán ra với hai kit. Thân máy lẻ có giá $1199, bộ kèm EF-S 18-55mm F3.5-5.6 IS STM có giá $1349, bộ kèm EF-S 18-135mm F3.5-5.6 IS USM có giá $1599.
2. Điểm mới
Các điểm chính:
- 90D sử dụng cảm biến APS-C CMOS 32.5MP mới hoàn toàn: trương tự cảm biến trên M6 Mark II
- Máy sử dụng hệ thống 45 điểm AF chữ thập để chụp qua kính ngắm. Cảm biến đo sáng mới cho phép nhận diện khuôn mặt qua kính ngắm
- Khi chụp live view, 90D được hệ thống Dual Pixel AF đa năng hỗ trợ
- 90D có thể chụp đến 10 fps với AF-C qua OVF và 7 fps live view
2.1. Cảm biến mới và Dual Pixel AF
Tương tự EOS M6 Mark II ra mắt cùng thời điểm, EOS 90D sử dụng cảm biến APS-C CMOS 32.5 được phát triển mới. Cảm biến này có dãy ISO cơ bản từ 100-25,600, mở rộng được đến 51,200.
Cũng như các mẫu máy ảnh Canon khác gần đây, cảm biến trên 90D kết hợp với công nghệ Dual Pixel CMOS AF, dùng khi chụp live view và quay phim. Không giống các hãng máy ảnh khác sử dụng nhận diện pha trên cảm biến, Dual Pixel trên 90D được dùng để thu thập dữ liệu lấy nét từ các phía bên tría và phải, đồng nghĩa loại bỏ được tình trạng bị stripping hoặc banding.
Dual Pixel trên 90D bao phủ 88% chiều rộng và gần như toàn bộ chiều cao cảm biến. Ở chế độ Auto Area máy ảnh sẽ chọn từ 143 điểm nhưng ở chế độ điểm đơn, bạn có có hơn 5000 điểm để chọn.
Ở chế độ live view bạn có thể tận dụng cùng một hệ thống Eye AF được trang bị trên EOS R và RP. Hệ thống này làm việc rất ổn dù chưa phải là nhất trong phân khúc. Bạn có thể di chuyển giữa các khuôn mặt bằng cách sử dụng màn hình cảm ứng hoặc nút điều khiển đa dụng. 90D cũng cho phép bạn cho sử dụng màn trập điện tử cửa trước (EFCS) hoặc màn trập cơ hoàn toàn khi chụp live view. Trước đây mọi máy ảnh Canon DSLR đều dùng EFCS, tuy nhiên việc chuyển đổi 90D sang chế độ chụp màn trập cơ mở khóa các tốc độ burst kèm AF nhanh hơn.
Màn trập điện tử trên 90D hỗ trợ tốc độ lên đến 1/16000 giây. Màn trập cơ cũng được hỗ trợ đến 1/8000 giây.
2.2. Lấy nét tự động và đo sáng trên kính ngắm
90D sở hữu hệ thống AF theo pha loại 45 điểm chữ thập khi chụp qua kính ngắm, rất giống với loại trên 80D. Đồng thời cũng như 80D, nếu người dùng đã quen với các tùy chọn không gương lật hoặc chụp live view thì sẽ thấy các điểm AF quanh kính ngắm có phần bị giới hạn. Khi sử dụng các khẩu độ như f/8 hoặc nhỏ hơn thì sẽ có 27 điểm được áp dụng với 9 điểm trong đó là loại chữ thập.
90D trang bị hệ thống đo sáng hoàn toàn mới với 220,000 điểm ảnh, nhiều hơn hẳn so với 7,560 điểm trên 80D. Ưu điểm lớn là hệ thống mới đem lại khả năng nhận diện khuôn mặt khi chụp qua kính ngắm (Canon gọi là EOS iTR AF), là một tính năng vốn có trên một số máy ảnh cạnh tranh từ khá lâu. EOS 90D cũng kế thừa tính năng ‘Spot AF’ dùng cho chụp qua kính ngắm, từng thấy trên các máy Canon DSLR cao cấp. Tính năng này lấy nét lâu hơn một chút nhưng sẽ chính xác hơn gấp 2.5 lần so với điểm AF đơn thông thường.
2.3. Chụp burst
Tuy không có chế độ burst Raw 30 fps như trên EOS M6 Mark II, 90D vẫn là một máy ảnh chụp nhanh. Nếu bạn sử dụng OVF, bạn sẽ chụp 10 fps với AF và có thể nâng lên 11 fps với AF đã khóa. Nếu chụp ở live view, bạn sẽ chụp ở tốc độ 7 fps với AF và hoàn toàn với màn trập cơ.
2.4. Video
90D có thể quay video 4K30p UHD (25p ở vùng PAL,) không hỗ trợ 24p kể cả ở chế độ HD. Không như một số mẫu máy ảnh mới đây của Canon (đơn cử EOS R/RP)video 4K không bị crop (dù cũng có chế độ crop để tăng độ chi tiết và giảm méo hình). Thời lượng là 29 phút và 59 giây, nhưng máy có thể xuất tín hiệu chưa nén qua cổng HDMI ở mẫu màu 4:2:2 đến 10-bit.
Chế độ 1080/120p cũng có nhưng phải lấy nét tay.
2.5. Quy trình xử lý Mobile Raw
Tương tự người anh em mirrorless EOS M6 II, EOS 90D tận dụng định dạng CR3 Raw mới của Canon, gồm tùy chọn ‘C-Raw’ đã nén. Tùy chọn này có tác động giới hạn hơn đến độ linh hoạt của quá trình xử lý (bạn chủ yếu sẽ thấy sự khác biệt khi đẩy độ tối lên vài stop).
Cả hai loại file Raw này đều có thể xuất qua Wi-Fi và có thể chỉnh sử bằng Digital Photo Professional Express, là phiên bản di động của phần mềm xử lý Raw của Canon. Ở thời điểm này thì ứng dụng này chỉ mới dành cho iOS; hy vọng phiên bản Android sẽ sớm ra mắt.
2.6. So sánh với đối thủ
Có khá nhiều đối thủ APS-C để so sánh với 90. Dưới đây gồm những đối thủ DSLR tiềm năng cũng như một đối thủ mirrorless Sony a6400 do khả năng cạnh tranh ngang ngửa.
Canon 90D | Canon 80D | Nikon D7500 | Sony a6400 | Pentax KP | |
MSRP (thân máy) | $1199 | $1099 | $999 | $900 | $1099 |
Độ phân giải | 32.5MP | 24MP | 21MP | 24MP | 24MP |
IBIS | Không có | Không có | Không có | Không có | Có |
Hệ thống AF (OVF) | 45 điểm (100% chữ thập) | 45 điểm (100% chữ thập) | 51 điểm (15 chữ thập) | Không rõ | 27 điểm (25 chữ thập) |
Hệ thống AF (live view) | Dual Pixel | Dual Pixel | Theo tương phản | 425 điểm theo pha | Theo tương phản |
Tốc độ màn trập cao nhất (cơ) | 1/8000 giây | 1/8000 giây | 1/8000 giây | 1/4000 giây | 1/6000 giây |
Tốc độ burst (với AF-C) | 10 fps (OVF) 7 fps (LV) | 7 fps (OVF) | 8 fps (OVF) | 11 fps | 7 fps (OVF) |
Tốc độ đồng bộ X-sync | 1/250 giây | 1/250 giây | 1/250 giây | 1/160 giây | 1/180 giây |
Độ phóng đại kính ngắm | Tương đương 0.59x | Tương đương 0.59x | Tương đương 0.63x | Tương đương 0.71x | Tương đương 0.63x |
Thiết kế LCD | Xoay lật đa hướng | Xoay lật đa hướng | Lật | Lật | Lật |
Màn hình cảm ứng | Có | Có | Có | Có | Không có |
Video | 4K/30p | 1080/60p | 4K/30p | 4K/30p | 1080/30p |
Giắc mic/headphone | Có / Có | Có / Có | Có / Có | Có / Không | Có / Không |
Kết nối | Wi-Fi + BT | Wi-Fi + NFC | Wi-Fi + BT | Wi-Fi + BT + NFC | Wi-Fi |
Thời lượng pin* | 1300 lần chụp | 960 lần chụp | 950 lần chụp | 410 lần chụp | 390 lần chụp |
Kháng thời tiết | Có | Có | Có | Có | Có |
Kích thước | 141 x 105 x 77 mm | 139 x 105 x 79 mm | 136 x 104 x 73 mm | 120 x 67 x 60 mm | 132 x 101 x 76 mm |
Trọng lượng | 701 g | 730 g | 720 g | 403 g | 703 g |
Theo bảng trên, có thể thấy 90D không thay đổi quá lớn so với người tiền nhiệm của nó, nhưng nếu bạn muốn độ phân giải cao hơn, hệ thống AF hiện đại hơn và thời lượng pin cao hơn thì nó vẫn là một lựa chọn ổn.
90D đuổi sát Nikon D7500, khi mà D7500 có OVF lớn hơn và nhiều điểm AF hơn chỉ một chút. Trong khi đó, Pentax KP ngoài việc có chống rung sẵn thì không đọ được các thông số chính khác với các đối thủ từ Cnaon và Nikon.
So với chiếc mirrorless a6400, 90D có nhiều độ phân giải hơn và thời lượng pin cũng cao hơn, nhưng a6400 lại chụp liên tiếp nhanh hơn, nhỏ gọn nhẹ hơn và cũng có giá bán hấp dẫn hơn.
3. Thân máy và bộ điều khiển
Các điểm chính:
- Thiết kế 90D tương đồng người tiền nhiệm của nó, thay đổi lớn nhất nằm ở joystick 8 hướng
- Joystick mới cũng có nhược điểm: chức năng bị lặp lại với pad 8 hướng
- OVF và LCD cảm ứng xoay lật đa hướng giống trên 80D
- 90D có giắc cắm mic và headphone, cổng Micro USB để truyền USB 2.0
- Pin LP-E6N tương tự các máy khác của Cnaon, thời lượng khá ổn
- Không sạc pin qua USD trên máy
Thân máy 90D và 80D gần như không thể phân biệt với nhau. Kích thước chỉ xê dịch một vài millimeter, trọng lượng chỉ chênh nhau 29 g. Với kích thước này, 90D có thể xếp vào giữa EOS 77D và 7D Mark II, có kháng thời tiết và vừa đủ để cầm gọn trên tay.
Nút bấm màn trập cần nhiều lực nhấn hơn 80D khiến 90D có cảm giác như một máy ảnh DSLR cao cấp.
3.1. Công cụ đa điều khiển mới
Joystick 8 hướng mới (theo Canon gọi là công cụ đa điều khiển) là thay đổi lớn nhất về công thái học trên 90D. 80D vốn đã có một công cụ giống vậy (với một vòng điểu khiển xung quanh nó), trong khi 90D bổ sung thêm một chiếc nữa. Tin tốt là joystick này được bố trí ở một vị trí khá đẹp để dễ dàng điều chỉnh điểm lấy nét. Tin xấu là nó phụ thuộc quá nhiều – các chức năng của nó tương tự chiếc điều khiển còn lại: các thiết lập giữa chúng không thể phân biệt được.
Vì joystick mới mà nhiều nút cũng bị bố cục lại, tuy không có thay đổi nào quá lớn.
3.2. LCD và kính ngắm
90D có LCD và kính ngắm tương tự 80D. LCD 3″ 1.04 triệu diểm ảnh xoay lật đa hướng và có cảm ứng. Bạn có thể nhấp để chụp hoặc lấy nét và xem lại ảnh đã chụp. Mọi menu bao gồm Quick Menu cũng có để điều khiển cảm ứng.
OVF không quá lớn nhưng đủ dùng, độ phóng đại tương đương 0.59x.
3.3. Cổng kết nối
90D có kha khá cổng, gồm: đầu vào mic, đầu ra headphone, cáp điều khiển từ xa, USB 2.0 (Micro USB) và HDMI.
Không như M6 Mark II, 90D không có kết nối Type-C. Thay vào đó, máy dùng Micro USB với tốc độ USB 2.0, do đó chuyện truyền siêu nhanh với 90D là không thể. Bạn cũng không thể sạc trực tiếp trên máy ảnh qua cổng Micro USB.
3.4. Giao diện người dùng (UI)
UI cũng không khác biệt mấy so với 80D. Hệ thống menu tương tự, gồm hai menu Quick Control. Nếu chụp với kính ngắm, nút Q sẽ cho hiển thị cùng một thông tin với trên các máy ảnh Canon khác. Ở live view, menu ở rìa màn hình. Tùy chọn nào cũng có cảm ứng.
Một điểm cần lưu ý ở đây là bạn chỉ có thể vào các thiết lập menu live view nhất định khi vào menu trực tiếp từ màn hình. Tương tự với các thiết lập với kính ngắm và thiết lập video. Thiết kế này sẽ gây bối rối kha khá.
Về khả năng tùy biến, cả các nút và tùy chọn cho các nút này đều khá hạn chế, tuy không hề thiếu nút chức năng riêng. Máy vẫn dành hai chỗ cho đĩa chế độ lưu các thiết lập chụp custom, khá tiện nếu bạn thường xuyên dùng lại các thiết lập này.
3.5. Pin
Không quá bất ngờ khi 90D vẫn dùng pin lithium-ion LP-E6N truyền thống, với thời lượng chụp 1300 lần sau mỗi lần sạc đầy và chụp qua kính ngắm (theo CIPA). Ở live view máy có thể chụp tầm 450 lần. Để dùng thêm pin hoặc để cầm máy thoải mái với các ống kính lớn, Canon có tùy chọn báng BG-E14, không có thêm joystick.4. Có nên chọn 90D?
Canon EOS 90D là mẫu máy ảnh đa năng với nhiều tính năng trên một thân máy quen thuộc dành cho nhiều đối tượng người dùng. Tuy nhiên đâu mới là thế mạnh thực sự của 90D? Cùng phân tích các ưu và khuyết điểm của 90D đối với từng thế loại nhiếp ảnh dưới đây.
4.1. Du lịch
Một mẫu máy ảnh du lịch ổn không chỉ cần có khả năng chụp mọi thể loại nhiếp ảnh, mà còn phải cứng cáp và chịu đựng điều kiện xung quanh. 90D rất thích hợp nhờ chất lượng hình ảnh cao, AF live view chính xác, quay 4K không crop, thời lượng pin cao, kháng thời tiết và có nhiều ống kính để ghép đôi. Tuy ống kính kit 18-135mm F3.5-5.6 chụp ban ngày rất ổn, nhưng nếu chụp cảnh thiếu sáng bạn sẽ muốn tham khảo thêm ống kính prime nhanh.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.2. Gia đình và khoảnh khắc
Thể loại này không yêu cầu quá nhiều, chỉ cần đảm bảo khả năng chụp trơn tru là ổn để bắt khoảnh khắc. Ở live view, 90D đáp ứng khá tốt. Điểm này đặc biệt đúng khi sử dụng chế độ Face+Tracking AF – chọn khuôn mặt và mắt với độ chính xác xuất sắc và dễ dàng chuyển đổi giữa các chủ thể với nhau (cả chụp ảnh hoặc video). Màu JPEG rất đẹp đồng nghĩa bạn có thể bỏ qua bước hậu kỳ nếu muốn. Tuy vậy ống kính kit 18-135mm F3.5-5.6 lại không hợp chụp trong nhà, và độ chính xác của AF qua kính ngắm cũng không đảm bảo.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.3. Thể thao, hành động và động vật hoang dã
Với những ai chụp đối tượng di chuyển nhanh, thì tốc độ burst, độ chính xác của AF và phạm vi telephoto đều là các yếu tố quan trọng. Tuy 90D có nhiều lựa chọn ống kính phù hợp có sẵn và tốc độ burst khá nhanh 10 fps với AF, nhưng AF qua kính ngắm không đáng tin cậy và bị giới hạn lại là điểm trừ lớn, nhất là khi so với các đối thủ cùng phân khúc. Tuy độ chính xác AF qua màn hình rất ổn nhưng đây lại không phải phương pháp căn bố cục ưa chuộng của các tay máy hành động. Thêm vào đó là tốc độ burst bị giới hạn xuống 7 fps khi sử dụng LCD.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.4. Vlog và video
Đối với quay video thông thường hoặc làm vlog, 90D cho tùy chọn quay 4K không crop, màn hình cảm ứng lật 180 độ, AF video ổn và có cổng cho mic/headphone. Tuy nhiên máy thiếu ổn định hình ảnh nên bạn sẽ khó đạt được độ mượt mọi lúc mọi nơi, hoặc là phải chịu bị crop năng để dùng IS kỹ thuật số. Với các nhà quay phim thứ thiệt thì việc thiếu các công cụ dựng phim cao cấp và chất lượng video 4K soft sẽ khiến 90D bị bỏ qua.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.5. Chụp lén (Candid) và đường phố
Nhiếp ảnh đường phố thường được thực hiện kín tiếng hết mức có thể. 90D có nhiều tính năng hữu ích cho những ai thích chụp đường phố như màn trập không ồn, lấy nét mắt chính xác ở live view, màn hình cảm ứng xoay lật nhạy. Tuy nhiên kích thước lại là nhược điểm ở đây.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.6. Chân dung chính thống
90D là lựa chọn tuyệt vời để chụp chân dung, với kho ống kính chân dung Canon đa dạng để chọn lựa. Nhận diện mặt và mắt làm việc rất ổn dù chưa phải nhất phân khúc, ở chế độ live view. Tuy nhiên tính năng này sẽ kém chính xác hơn trên kính ngắm, trong khi đây lại là phương pháp được ưa chuộng hơn khi các nhiếp ảnh gia chân dung ngắm bố cục. Với những ai chụp trong studio, 90D tương thích hệ sinh thái đèn flash của Canon; và dù máy không có cổng đồng bộ flash thì vẫn có thể sử dụng dễ dàng thông qua adapter gắn lên hot shoe.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.7. Lifestyle và người
90D là lựa chọn hoàn hảo để chụp lifestyle nhờ cảm biến khá lớn và khả năng kết hợp nhiều ống kính prime nhanh có sẵn để xóa phông. Ảnh JPEG xuất trực tiếp từ máy ảnh lên màu xuất sắc và nhận diện mắt/mặt ở chế độ live view được công nhận là chính xác. Ciha sẻ ảnh từ máy ảnh đến thiết bị di động cũng nhanh chóng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
4.8. Phong cảnh
Dù chụp phong cảnh thiên nhiên hay thành thị thì độ phân giải và dải tần nhạy sáng (DR) luôn là hai yếu tố kỹ thuật quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh của thành phẩm. 90D có khả năng chụp Raw giàu chi tiết tuyệt vời đối với kích thước cảm biến của nó. Kháng thời tiết, thời lượng pin cao, màn hình xoay lật và dòng ống kính xuất sắc có sẵn là những điểm cộng lớn.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
5. Chất lượng hình ảnh
Canon EOS 90D sử dụng cảm biến APS-C 32.5MP mới có độ phân giải cao nhất trong phân khúc của nó. Chất lượng hình ảnh được cải thiện rõ rệt khi so với người tiền nhiệm 24MP và Raw IQ thì bằng với những đối thủ APS-C, mirrorless hay DSLR. Màu JPEG trên 90D vẫn rất được ưa thích, nhưng giảm nhiễu ISO cao lại khá vụng, xóa đi khá nhiều chi tiết.
Các điểm chính:
- Chi tiết trên file Raw và hiệu suất nhiễu ISO cao xuất sắc
- Màu JPEG mãn nhãn
- Giảm nhiễu JPEG quá mạnh làm mất chi tiết
- DR file Raw rất ổn
5.1. Sử dụng công cụ so sánh Studio Scene
Cảnh dựng để đánh giá được thiết kế nhằm đồng nhất nhiều loại họa tiết, màu sắc và chi tiết thường gặp trong đời thực. Hai chế độ ánh sáng được áp dụng để quan sát hiệu ứng của các điều kiện ánh sáng khác nhau.
Cảm biến 32.5MP trên 90D có nhiều độ phân giải (khoảng 8MP) hơn so với người tiền nhiệm của nó, cũng vì thế khả năng chụp chi tiết cũng tốt hơn ở thiết lập ISO cơ bản.
Việc thiếu moiré có thể ngầm hiểu là do có bộ lọc chống răng cưa (aliasing), tương tự trên a6400 hay D7500.
Khi tăng ISO, các mức nhiễu hạt xuất hiện tương tự các đối thủ khác trong phân khúc và được cải thiện hơn một chút so với 80D. Trong điều kiện ánh sáng thấp, cũng có thể thấy một sự cải thiện rõ ràng trong các mức nhiễu hạt so với người tiền nhiệm.
Khi chuyển sang chế độ JPEG, bộ màu của Canon vẫn giữ được màu đỏ đậm và vàng bớt ám xanh so với trên a6400. Xanh lục của Canon không rõ bằng Sony, nhưng về tổng thể thì màu sắc ổn, giống 80D.
Nét ISO nền đối với JPEG rất ổn, tuy không nhiều chi tiết bằng a6400 nhưng cũng không bị lên nét quá tay. Khi tăng thông số ISO, giảm nhiễu của Canon có vẻ quá tay và làm mất nhiều chi tiết nhỏ.
5.2. Dynamic range
90D có dãy DR đẹp nhưng không nổi bật. Trong kỳ đánh giá này, máy được đặt chụp tại ISO 3200 rồi áp dụng phơi sáng tương tự tại ISO 100; bất kỳ khác biệt nào về nhiễu hạt đều xuất phát từ máy ảnh. Trên 90D có thể thấy một số điểm khác biệt nhưng không đáng kể: ở kích thước xuất file thông thường, kết quả có sức cạnh tranh với các đối thủ nhưng không phải là xuất sắc nhất. Từ đây ta có tùy chọn sử dụng ISO thấp nếu chụp cảnh thiếu sáng với chi tiết vùng sáng rõ: nhiễu hạt nhẹ đổi lại giữ nguyên được nhiều bước chi tiết vùng sáng bổ sung mà không cần chỉnh tăng chi tiết.
6. Lấy nét tự động (AF)
Dual Pixel AF ở chế độ live view trên 90D đáng tin cậy hơn hệ thống lấy nét qua kính ngắm nhận diện pha. Độ bao phủ điểm AF lớn hơn so với hệ thống AF truyền thống gồm 45 điểm, nhưng bạn sẽ chụp burst nhanh hơn qua kính ngắm.
Các điểm chính:
- Thể hiện AF trên LCD đáng tin cậy hơn kính ngắm, nhưng tốc độ burst chập hơn (3 fps)
- Nhận diện mặt/mắt bám cực chắc trên LCD (ảnh tĩnh và video)
- Độ đáng tin cậy của AF qua kính ngắm thua các đối thủ DSLR khác
6.1. Tổng quan AF
90D sử dụng hai hệ thống AF riêng, tùy vào bạn chụp qua kính ngắm hay sử dụng màn hình cảm ứng. Đối với kính ngắm, máy sử dụng hệ thống 45 điểm loại chữ thập hoàn toàn giống trên 80D. Khi chụp, ống kính giảm khẩu đến F8 hoặc nhỏ hơn nên bạn chỉ dùng được 27 điểm với 9 trong số đó là loại chữ thập. Với chuẩn 2019 thì độ bao phủ và số điểm ảnh như vậy là khá hạn chế. Tuy nhiên cảm biến đo sáng phân giải cao mới được sử dụng để nhận diện chủ thể (220,000 điểm ảnh; tăng từ 7,560 điểm) cho phép nhận diện mặt khi chụp qua kính ngắm – 80D không có điểm này.
Độ bao phủ và số điểm AF nhiều hơn khi ở live view. Máy sử dụng hệ thống Dual Pixel của Canon với các điểm ảnh đôi bao phủ gần như 100% chiều dọc và 88% chiều ngang cảm biến với lên đến hơn 5,000 điểm để chọn. Live view có thêm nhận diện mắt.
6.2. Tùy chỉnh AF
Các máy ảnh Canon cao cấp có một menu AF riêng với các tùy chọn cho cảnh cụ thể, có thể điều chỉnh được tùy vào loại hình bạn chụp. Đáng tiếc là menu trên 90D lại quá rối rắm và lộn xộn, không đề cập cảnh trực tiếp và còn hướng dẫn lòng vòng. Canon đã cho kèm một mục ‘info’ vào mỗi tùy chọn để giải thích mục đích điều chỉnh, tuy nhiên phần chú giải này cũng khá là mơ hồ.
6.3. Hiệu suất AF
Xem chi tiết ảnh tại đây.
- Tốc độ AF qua kính ngắm
Đánh giá với xe đạp sử dụng ống kính Canon 70-200mm F2.8 tại 200mm (135mm trên APS-C) và tốc độ burst cao nhất của máy ảnh, sử dụng thiết lập AF mặc định. Đầu tiên là chụp thử qua kính ngắm với tốc 10 fps. Kết quả không khả quan, 90D rõ ràng lấy nét chậm đến sau vài khung hình, tương tự 80D.
- Tốc độ AF qua live view
Thử nghiệm tương tự với tốc độ burst là 7 fps cho ra kết quả tốt hơn ban đầu. Gần như mọi khung hình đều được lấy nét hoặc gần như được lấy nét.
- Bám nét AF qua kính ngắm
Canon đã nâng cấp cảm biến đo sáng trên 90D với độ phân giải lớn hơn so với 80D. Những tưởng cảm biến đo sáng mới này được dùng để nhận diện hình ảnh thì 90D sẽ làm việc tốt hơn 80D khi bám nét AF qua kính ngắm, nhưng mọi thứ vẫn như 80D. Tỉ lệ lấy nét thấp, máy khóa nét hoặc lấy nét liên tục không đáng tin cậy. Cũng không lạ khi các máy ảnh Canon DSLR chụp AF qua kính ngắm trước đây cũng đều như thế, và rõ ràng Canon vẫn chưa thực sự cải tiến ở đây.
- Bám nét AF qua live view
Tốc độ lấy nét ở mục này rất tốt, với phần lớn ảnh được lấy nét hoặc gần như lấy nét. Tuy nhiên tốc độ 3 fps chậm hơn, bạn vẫn chụp được nhiều ảnh vào nét khi chụp qua kính ngắm ở 10 fps.
6.4. Nhận diện mặt/mắt: live view
Ở chế độ live view, chế độ ‘Face+Tracking’ trên 90D giờ đây có nhận diện mắt và trong lần đánh giá này, chế độ này được chứng minh là bám rất chặt. Máy chuyển đổi mượt mà từ nhận diện mắt sang nhận diện khuôn mặt và ngược lại khi chủ thể quay đầu hoặc bị tạm che khuất. Tuy không đến mức chuẩn xác, ví như giống Eye AF của Sony – vón là chuẩn mực của cả ngành máy ảnh, nhưng ‘Face+tracking’ của 90D với nhận diện mắt vẫn rất hữu dụng.
Khi nhiều khuôn mặt xuất hiện trong cảnh, 90D sẽ ưu tiên khuôn mặt gần nhất, nhưng cũng ngầm thể hiện sự có mặt của những khuôn mặt khác thông qua một mũi tên nhỏ ở hai bên khung nhận diện khuôn mặt. AF joystick hoặc D-pad sẽ cho phép bạn chuyển đổi sang một khuôn mặt khác và bám nét khuôn mặt đó. Thỉnh thoảng hệ thống của Canon sẽ bị nhảy nét giữa các khuôn mặt với nhau.
Một điều đáng lưu ý là nếu chuyển sang lấy nét trước trong chế độ ‘Face+Tracking’ từ ‘Auto’ sang chọn điểm bằng tay, thì máy ảnh sẽ ưu tiên khuôn mặt ngay dưới điểm khởi đầu của bạn. Nếu không có khuôn mặt nào dưới điểm AF bạn chọn, máy sẽ chỉ lấy nét và bám nét đối tượng đó. Ưu điểm là nó cho phép bạn sử dụng ‘Face+Tracking’ cho nhiều thể loại nhiếp ảnh.
6.5. Nhận diện mặt: qua kính ngắm
Như đã nói trên, Canon đồng thời bổ sung nhận diện khuôn mặt khi chụp qua kính ngắm. Tính năng này làm việc khá ổn khi tìm kiếm các khuôn mặt nhưng chỉ làm việc với 45 điểm, gần như không chính xác như nhận diện khuôn mặt ở live view. Ngoài ra cũng không có cách nào dễ dàng để chuyển đổi giữa các khuôn mặt với nhau nếu nhiều khuôn mặt cùng xuất hiện. Nếu không có mặt để nhận diện, máy ảnh sẽ tự lấy nét lên bất kỳ đối tượng nào ở gần nhất.
Tương tự live view, nếu bạn thiết lập điểm lấy nét trước ở ‘Auto Area’ từ ‘Auto’ sang chọn tay, máy sẽ ưu tiên lấy nét chung lên bất kỳ thứ gì nằm dưới điểm này thay vì như ‘Auto’ ưu tiên khuôn mặt khác nằm đâu đó trong cảnh.
7. Video
Về video, video 4K/30p toàn chiều rộng cảm biến quay trên 90D trông ổn dù không quá chi tiết như các đối thủ có khả năng quay 4K dư mẫu. Việc thiếu đi tùy chọn 24p ở cả 4K và FHD gây thất vọng đáng kể. Điểm cộng là video AF bám nét đối tượng rất chắc.
Các điểm chính:
- Video AF hiệu quả xuất sắc
- Video 4K/30p không crop soft và thiếu chi tiết hơn các máy đối thủ
- Phim FHD ổn
- Ổn định hình ảnh kỹ thuật số đi đôi với crop nặng
- Không có tùy chọn 24p ở 4K hay 1080p
- 1080/120p không có âm thanh hay AF
- Méo hình được kiểm soát tốt
7.1. Chất lượng video
Việc Canon bỏ đi tùy chọn 24p ở cả 4K và FHD tạo nên hạn chế khó hiểu cho 90D. Máy vẫn có các tùy chọn như 1080/60p và 1080/120p để quay slow motion, nhưng tốc độ khung hình nhanh hơn lại không đi kèm AF (để mở khóa 1080/120p thì kết nối ‘High Frame Rate’ dưới mục ‘Movie rec quality’ trong menu).
Về chất lượng video, phim 4K sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến trông hơi soft, nhất là khi so sánh với phim 4K dư mẫu của Sony a6400. Phim 4K của 90D đồng thời thiếu chi tiết thấy rõ khi so với phim trên Nikon D7500 và Fujifilm X-T30.
Chế độ crop 4K trên 90D cải thiện độ chi tiết hơn một chút nhờ thắt trường nhìn lại. Các cải thiện này không đáng kể nhưng đủ thấy rõ. Dù vậy chế độ crop này không đủ giúp 90D đạt độ chi tiết như chế độ crop 4K trên a6400.
Mặt khác, 1080p lại có vẻ chi tiết hơn trên a6400, cải thiện từ 80D và tương đồng trên X-T30. Cuối cùng là tốc độ khung hình cao 1080/120p trông ổn hơn trên a6400 và tương tự loại video tốc độ cao trên X-T30.
7.2. Video crop
Các chế độ video full frame vs. Các chế độ video crop
90D có thể quay video 4K/30p hoặc 1080/60p với toàn bộ chiều rộng của cảm biến hoặc tăng mức crop để thêm 2 mức chống rung kỹ thuật số. Phim 4K/30p có vẻ nhiều chi tiết hơn một chút và xuất 1080/120p đi cùng mức crop 1.2x. Hai mức crop thêm cũng cho chống rung ở chế độ 4K.
7.3. Tính hữu dụng
Đối với vlogger và những ai quay phim thông thường, 90D rất hấp dẫn nhờ AF video bám chặt kèm nhận diện mắt, màn hình xoay lật, giắc headphone và microphone và video 4K không crop cho trường nhìn rộng. Máy nặng và không có tự chống rung, do đó bạn sẽ cần trang bị thêm phụ kiện chống rung. Như đã nói ở trên, Canon bổ sung hai nấc chống rung kỹ thuật số nhưng đi cùng độ crop nặng.
Với những ai chuyên quay dựng phim, 90D kém hấp dẫn hơn. Máy có focus peaking – thứ 80D không có, nhưng lại thiếu các tính năng chuẩn mực hiện nay như dải zebra, Log gamma. Hướng dẫn của 90D có khẳng định rằng máy có xuất 10 bit qua HDMI nhưng tính này này chỉ dùng để chiếu xem trước HDR cho file RAW, khi kết nối dây với TV hoặc màn hình chiếu.
Tổng kết
Kết luận
Canon EOS 90D là mẫu máy ảnh DSLR làm việc tốt nhất ở chế độ live view.
Với chất lượng được cải thiện đáng kể, 90D sở hữu cảm biến APS-C phân giải cao nhất trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại, bên cạnh người ảnh em ra mắt cùng lúc là EOS M6 II. Máy cho khả năng chụp Raw giàu chi tiết và hiệu suất nhiễu tuyệt vời, sánh ngang với các đối thủ như Sony a6400. Màu ảnh JPEG vẫn là một thế mạnh được ưa chuộng, nhưng giảm nhiễu JPEG mặc định của hãng vẫn bị quá tay, dù điểm này có thể chỉnh lại.
Bám nét AF qua kính ngắm theo lý thuyết đáng ra nên đáng tin cậy hơn 80D nhờ cảm biến đo sáng nâng cấp, tuy nhiên bất kỳ khả năng nhận diện hình ảnh nào cũng đều có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống lấy nét và điều này chẳng khác gì người tiền nhiệm của nó, với độ bao phủ có phần giới hạn và độ chính xác kém thấy rõ. Dual Pixel CMOS AF ở live view thì ngược lại, làm việc xuất sắc với độ bao phủ và chính xác tuyệt vời. Nhận diện khuôn mặt và mắt đều đáng tin cậy dù chụp ảnh hay quay phim.
90D quay video 4K không crop, nhưng chất lượng video dù hữu dụng nhưng soft hơn các đối thủ, cũng như không có tùy chọn Log gamma để hậu kỳ, không có thiết lập 24p bất kể ở chất lượng video nào. Dù vậy phim 1080p trông khá ổn, có giắc microphone và headphone và màn hình xoay lật để quay vlog. Nên lưu ý là ổn định hình ảnh (chỉ có loại kỹ thuật số) sẽ gây crop nặng.
Về công thái học, 90D là xuất sắc, với báng cầm lớn thoải mái và kính ngắm quang học vừa phải có độ bao phủ 100%. Thân máy kháng thời tiết và cứng cáp, bộ công cụ điều khiển được bố trí hợp lý. Joystick AF thì tuyệt đấy, nhưng không có cải tiến gì đáng kể với AF qua kính ngắm, nhưng với tính năng cảm ứng AF live view được kiểm soát hiện quả.
Tựu chung, 90D là mẫu máy ảnh DSLR làm việc tốt nhất khi xem nó như một máy ảnh mirrorless. AF live view cạnh tranh và dễ dùng, chất lượng hình ảnh hàng đầu, các thông số video hấp dẫn, và thiết kế DSLR quen thuộc. Bạn cũng dễ nâng cấp với dòng ống kính EF, và/hoặc bạn muốn trải nghiệm trước khi lấn sân sang phân khúc máy ảnh mirrorless. Ngược lại, nếu bạn không muốn sử dụng cùng một thiết kế và không đầu tư nhiều vào dòng ống kính EF thì chiếc EOS M6 II rẻ hơn sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.
Chấm điểm
Canon EOS 90D là chiếc máy ảnh DSLR hoạt động gần như đáng tin cậy khi dùng LCD nhờ hệ thống Dual Pixel AF xuất sắc của nó. AF quá kính ngắm thì ít đáng tin cậy hơn. Máy cũng cho chất lượng Raw tuyệt vời và video 4K sử dụng toàn bộ chiều rộng cảm biến hữu dụng trên thiết kế kháng thời tiết cứng cáp và công thái học hoàn chỉnh.
Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn chụp ảnh gia đình và bạn bè, những ai đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh DSLR dễ dùng và vừa chụp ảnh, vừa quay video ổn. và nhất là với những ai thích chụp live view.
Tuy nhiên các nhiếp ảnh gia chụp thể thao, hành động và động vật hoang dã muốn sử dụng AF qua kính ngắm đáng tin cậy sẽ muốn tham khảo một lựa chọn khác.
Theo DPReview
Canon 90DCanon DSLRCanon EOS 90DCanon mirrorlessmáy ảnh canonđánh giá Canon 90Dđánh giá máy ảnh Canon 90DPost navigation
Previous ArticleSo sánh thông số kỹ thuật: iPhone 2019 vs iPhone 2018
Next ArticleTổng hợp 72 thuật ngữ nhiếp ảnh cần để sử dụng máy ảnh thành thạo và học chụp ảnh nhanh hơn
Từ khóa » Canon 90d Sản Xuất Năm Nào
-
Canon Chính Thức Ra Mắt Loạt Sản Phẩm: EOS 90D, EOS M6 Mark II ...
-
Canon EOS 90D Giá 36 Triệu đồng - VnExpress Số Hóa
-
Canon Ra Mắt Bộ đôi Máy ảnh 90D Và M6 Mark II Tại Việt Nam
-
Canon 90D Và M6 Mark II Ra Mắt Tại Việt Nam: Lấy Nét Cực Nhanh ...
-
Đánh Giá Canon EOS 90D: Máy ảnh DSLR Tầm Trung Về Nhiều Mặt!
-
Đánh Giá Canon EOS 90D: "Con Lai" Giữa Dòng 2 Số & 7D Trứ Danh?
-
Canon EOS 90D Sẽ Ra Mắt Tại Photokina?
-
Canon Ra Mắt Máy ảnh EOS 90D, EOS M6 Mark II Chuyên Chụp Thể ...
-
Đánh Giá Máy ảnh Canon EOS 90D
-
Canon Ra Mắt Bộ đôi Máy ảnh EOS 90D Và M6 Mark II Tại Việt Nam
-
Canon Ra Mắt Bộ đôi Máy ảnh EOS 90D Và M6 Mark II Tại Việt Nam
-
Đánh Giá Nhanh Canon EOS 90D - "truyền Nhân" EOS 80D
-
Canon Giới Thiệu 2 Tân Binh EOS 90D Và EOS M6 Mark II Sử Dụng ...
-
[Ấn Tượng] EOS 90D: Đưa Máy ảnh DSLR APS-C Lên Những Tầm ...