Đánh Giá Chi Tiết Surface Pro 8: Hơn Cả Sự Mong đợi!
Có thể bạn quan tâm
Microsoft bắt đầu sử dụng thiết kế 2 trong 1 có chân đế kickstand cho dòng Surface Pro từ phiên bản Surface Pro 1 ra mắt năm 2013 và kể từ đó cho đến nay, hãng dường như đã đóng đinh với thiết kế mang tính biểu tượng đó.
Đối với các phiên bản kế nhiệm, ông lớn này thường chỉ tập trung vào những nâng cấp liên quan đến hiệu năng, tính năng, chất lượng camera và phần mềm mà phớt lờ những cải tiến liên quan đến ngoại hình của thiết bị. Song, hướng đi đó đã không còn phù hợp, đặc biệt là khi nhiều gã khổng lồ công nghệ khác đang bắt đầu theo đuổi thiết kế viền siêu mỏng và hỗ trợ Thunderbolt cho các dòng thiết bị của mình trong vài năm trở lại đây.
Tuy nhiên, trong năm 2021 này, tất cả những thứ mà người dùng từng ước gì dòng Pro có và toàn bộ những cải tiến công nghệ được yêu thích đều đã thật sự có mặt trên Surface Pro 8.
Surface Pro 8: Giá bán
SKU cấu hình thấp nhất của Surface Pro 8 chạy chip i5, RAM 8GB và SSD 128GB được niêm yết tại hãng với giá là 1,099 USD, cao hơn gần 2 lần so với phiên bản cấu hình thấp nhất của Surface Pro 7. Các model cấu hình cao hơn có giá bán giao động từ $1,199 đến $2,600 tùy thuộc bộ xử lý, RAM, bộ nhớ trong và màu sắc. Cụ thể
SKU | Giá bán |
Intel Core i5, RAM 8GB, bộ nhớ 128GB | $1.099,99 |
Intel Core i5, RAM 8GB, bộ nhớ 256GB | $1.199,99 |
Intel Core i5, RAM 8GB, bộ nhớ 512GB | $1.399,99 |
Intel Core i5, RAM 16 GB, bộ nhớ 256 GB | $1.399,99 |
Intel Core i7, RAM 16 GB, bộ nhớ 256 GB | $1.599,99 |
Intel Core i7, RAM 16 GB, bộ nhớ 512 GB | $1.899,99 |
Intel Core i7, RAM 16 GB, bộ nhớ 1TB | $2.199,99 |
Intel Core i7, RAM 32 GB, bộ nhớ 1TB | $2.599,99 |
Surface Pro 8: Thông số kỹ thuật
Kích thước | 11.3 in x 8.2 in x 0.37 in (287mm x 208mm x 9.3mm) |
Màn hình |
|
RAM | 8GB, 16GB, 32GB (LPDDR4x RAM) |
Bộ xử lý |
|
Trọng lượng | 1.96 lb (891 g) |
Bộ nhớ | 128GB, 256GB (Wi-Fi, LTE) 512GB, 1TB (Wi-Fi) |
Đồ họa | Intel Iris Xe |
Cổng kết nối |
|
Kết nối | Wi-Fi 6: 802.11ax compatible Bluetooth Wireless 5.1 technology |
Camera, video và audio |
|
Màu sắc |
|
Surface Pro 8: Thiết kế và Tính năng
Surface Pro 8 được xây dựng dựa trên ngôn ngữ thiết kế có trên dòng Pro X, có viền bezel được làm nhỏ đáng kể, tỉ lệ khung hình 3:2, bàn phím rời và chân đế ở mặt lưng. Vì vậy, nếu đặt Surface Pro 8 bên cạnh Surface Pro X, sẽ rất khó tìm để tìm ra điểm khác biệt.
Song, dù vẫn có chân đế ở mặt lưng nhưng kickstand trên Surface Pro 8 đang được đánh giá là khó đóng mở hơn bình thường do các cạnh được làm nhẵn.
Cùng với đó, do bộ xử lý mới đòi hỏi một không gian lớn hơn nên Surface Pro 8 hiện cũng có kích thước và trọng lượng lớn hơn phiên bản tiền nhiệm. Cụ thể, dòng thiết bị này trọng lượng khoảng 1.96 lb (891 gram) và kích thước 287mm x 208mm x 9.3mm, nặng hơn 0,26 pound (118g) khi so sánh với Pro X và dày hơn 1mm so sánh với Pro 7 / Pro 7 Plus.
Thân máy magie quen thuộc hiện đã được thay thế bằng nhôm aluminum, tạm biệt hoàn toàn tình trạng dễ bám vân tay từng xuất hiện trên tùy chọn màu đen có trên các phiên bản trước. Khung máy cũng có 4 góc bo tròn phù hợp với giao diện của Windows 11, tạo cảm giác mềm mại và dễ cầm nắm.
Về hệ thống cổng, Surface Pro 8 đang mang đến một cuộc cách mạng cho dòng Pro nhờ hai cổng Thunderbolt 4 mới. Cụ thể, tất cả các SKU của Pro 8 đều có Thunderbolt 4 của Intel, cho phép PC kết nối nhanh với GPU bên ngoài và sở hữu tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể. Nằm phía dưới hai của Thunderbolt là cổng sạc Surface Connect, hỗ trợ sạc nhanh từ 0 lên 80% trong vòng một giờ. Người dùng cũng có thể sạc bằng Type-C nếu cần. Phía bên trái là giắc âm thanh 3.5mm và hai nút điều chỉnh âm lượng. Dù không thật sự quan trọng nhưng giắc âm thanh có thể sẽ trở thành vấn đề cần cân nhắc nếu người dùng đang phân vân giữa Pro 8 và Pro X.
Surface Pro 8 vẫn có camera trước 5MP giống với phiên bản trước nhưng Microsoft đang sử dụng một số thủ thuật AI để tăng cường độ sáng và cải thiện tính năng Eye Contact từng có trên dòng Pro X. Thiết bị này cũng có một camera sau 10.0MP tự động lấy nét video 1080p và 4K, vượt trội hơn phần lớn các dòng laptop nguyên khối khác. Những người dùng là học sinh, sinh viên cũng có thể sử dụng camera này để chụp lại bài giảng hoặc các ghi chú trên lớp học thay vì sử dụng smartphone.
Ngoài ra, Pro 8 cũng IR camera cho phép đăng nhập vào Windows bằng nhận diện khuôn mặt. Tính năng này hiện cung cấp tốc độ truy cập rất nhanh và gần như không có bất kỳ một sai sót nào.
Microsoft đã cải tiến hai loa 1,6W hỗ trợ Dolby Atmos bằng 2 loa 2W mới. Sự cộng hưởng từ khung máy lớn và hệ thống loa mạnh hơn đang khiến cho âm thanh phát ra từ Pro 8 trở nên sống động và phù hợp cho các trải nghiệm gaming, xem phim, nghe nhạc… ở những không gian mở hơn nếu so sánh với Pro 7 hoặc Pro 7 Plus.
Một điểm chung khác giữa Surface Pro X và Surface Pro 8 đó là tùy chọn bàn phím Surface Pro Signature Keyboard hỗ trợ đặt và sạc bút điện tử. Thiết kế này giúp người dùng có thể dễ dàng bảo quản Surface Slim Pen trong quá trình di chuyển và không cần phải thay pin như khi sử dụng Surface Pen. Bên cạnh đó, những người dùng không có nhu cầu sử dụng bút cũng có thể lựa chọn phiên bản bàn phím Surface Pro Keyboard có giá thấp hơn.
Tuy nhiên, Microsoft đã không tích hợp Precision Haptic Touchpad có trên Surface Laptop Studio lên Surface Pro 8. Vì vậy, Pro 8 vẫn sử dụng công nghệ touchpad đã từng có trên Pro 7 và Pro X.
Bù lại, vẫn rất đáng hoan nghênh chất lượng bàn phím của Pro 8 bởi nó nhạy, chính xác, có độ nảy cao, có hệ thống đèn nền và được bổ sung thêm một số nam châm nhỏ giúp kết nối giữa tablet với bàn phím rời trở nên chắc chắn hơn.
Surface Pro 8: Màn hình và Bút
Nhờ viền bezel được làm nhỏ, Surface Pro 8 đang sở hữu kích thước màn hình lên đến 13 inch dù vẫn có cùng kích thước thân máy với Pro 7. Microsoft cho biết việc thay đổi viền bezel đã giúp tăng kích thước màn hình của Surface Pro 8 lên 11 %, mang đến không gian lớn hơn đề xử lý công việc và cũng rất phù hợp để giải trí.
Surface Pro 8 đạt 100% sRGB, 81% AdobeRGB và 83% DCI-P3, thật sự vượt trội hơn so với các phiên bản trước. Surface Pro 7 / Pro 7 Plus có các kết quả lần lượt là 98% sRGB, 73% AdobeRGB, 72% DCI-P3.
Bên cạnh đó, Pro 8 còn độ sáng tối đa là 441 nits và tối thiểu là 1,9nits, tương đối phù hợp để sử dụng trong phòng tối mà không gây chói mắt. Tuy nhiên, việc Microsoft không phủ lớp chống phản xạ (AR / Anti -reflective) đang khiến cho Pro 8 không được đánh giá cao khi sử dụng ở ngoài trời. Trong khi đó, HP, Dell, Lenovo và Apple đều đã phủ thêm lớp AR cho các thiết bị của mình trong vài năm trở lại đây.
Bù lại, Surface Pro 8 hiện đang là thiết bị đầu tiên thuộc dòng Pro có tần số quét lên đến 120Hz. Theo mặc định, Microsoft sẽ xuất xưởng Pro 8 ở tần số 60Hz nhưng người dùng có thể vào Settings > Display > Advanced Display > Choose a refresh rate và tùy chỉnh lên 120Hz nếu muốn các hoạt ảnh trở nên mượt hơn hoặc giảm xuống 60Hz để kéo dài thời lượng pin.
Tần số quét cao hơn cũng góp phần làm cho trải nghiệm tương tác bằng bút cảm ứng trở nên mượt và có độ trễ thấp hơn. Cụ thể, Surface Slim Pen 2 đang cho phép mực chảy tốt và mô phỏng trải nghiệm đổ mực chân thực hơn. Đồng thời, nhờ có Windows 11, Pen trên Surface Pro 8 còn có khả năng cung cấp các phản hồi xúc giác, chẳng hạn như rung lên khi người dùng khoanh tròn vào một đối tượng. Tuy nhiên, tính năng này hiện chỉ khả dụng trên các ứng dụng có hỗ trợ, bao gồm Microsoft Word, Microsoft Journal Microsoft, Whiteboard, Microsoft PowerPoint, Adobe, Fresco, Sketchable, LiquidText và Shapr3D.
Người dùng còn có thể tùy chỉnh khả năng phản hồi của tính năng phản hồi xúc giác hoặc vô hiệu hóa nó thông qua ứng dụng Settings. Theo mặc định, Pen Haptic được cài đặt ở mức 50%.
Đây cũng là lần đầu tiên Microsoft sử dụng Dolby Vision cho thiết bị, giúp tăng cường độ tương phản cho các video. Do đó, khi xem phim trên Pro 8, người dùng sẽ có thể nhận thấy rằng hình ảnh trên phim có độ tương phản tối ưu và có màu sắc phong phú hơn. Ứng dụng Settings trên Windows 11 sẽ không cho phép người dùng điều chỉnh Dolby Vision theo ý thích. Tuy nhiên, người dùng vẫn có thể làm điều đó bằng cách truy cập vào ứng dụng Dolby Access có sẵn trên Microsoft Store.
Công nghệ cảm biến màu thích ứng (Adaptive color) mà Apple gọi là True Tone cũng đang xuất hiện trên Surface Pro 8. Cảm biến này được đặt ở camera trước, giúp tự động điều chỉnh cân bằng trắng để phù hợp với ánh sáng xung quanh. Nếu không thích sử dụng, người dùng cũng có thể dễ tắt Adaptive trong ứng dụng cài đặt.
Do đó, nhờ có sự kết hợp của 120Hz, Dolby Vision HDR và Adaptive color, Surface Pro 8 đang mang đến trải nghiệm hiển thị tốt nhất từ trước đến nay, nếu so sánh với các phiên bản khác thuộc dòng Surface.
Surface Pro 8: Hiệu năng và Pin
Surface Pro 7 Plus được trình làng vào đầu năm nay đã sử dụng CPU Gen 11th U-series hiệu năng của Intel nhưng Surface Pro 8 đang mang đến một bản cập nhật lớn hơn. Cụ thể, thay vì Core i7-1165G7 4,7 GHz, Surface Pro 8 đang sử dụng Core i7-1185G7 4,8 GHz có tốc độ nhanh hơn. Microsoft cũng mở bán các SKU chạy chip Intel Core i5 cho những người dùng không đòi hỏi hiệu năng quá khắt khe và SKU chạy chip Core i3 cho nhóm khách hàng doanh nghiệp.
Đồ họa Intel Iris Xe tích hợp cũng đang đi kèm với tốc độ cao 1,35GHz, cao hơn 1,3GHz trên phiên bản tiền nhiệm.
Trong thử nghiệm test hiệu năng PCMark 10 nhằm đo hiệu suất tổng thể kết hợp giữa CPU và GPU, phiên bản Surface Pro 8 chạy chip i7 đạt 4941 điểm, vượt lên trên Surface Pro 7 Plus 4264, Surface Pro 7 3992, Surface Book 3 4392, LG gram 17 (2021) 4882, Samsung Galaxy Book Pro 360 4918 và nhiều sản phẩm phần cứng vốn nổi tiếng về hiệu năng khác.
Trong thử nghiệm đo hiệu năng của riêng CPU Cinebench 23, Surface Pro 8 vươn lên dẫn trước cả Surface Laptop 4 13 inch có điểm đơn lõi 1518, điểm đa lõi 5128 với kết quả lần lượt là 1444 và 5396. Kết quả này cũng giúp Pro 8 giành được lên thế hơn nhiều dòng laptop nguyên khối và tablet được yêu thích hiện nay như Samsung Galaxy Book Pro 360, Surface Book 3, Lenovo ThinkPad X1 Yoga, Dell XPS 13, Surface Pro 7.
Tương tự, trong Geekbench 5, Pro 8 cũng ghi được kết quả ngoài mong đợi, chỉ xếp sau Surface Laptop Studio cao cấp hơn và các dòng gaming laptop. Xem kết quả chi tiết ở hình bên dưới
Dù không được thiết kế để phục vụ cho mục đích chơi game chuyên dụng, nhưng card Iris Xe vẫn đang mang đến nhiều cải tiến hơn so với Intel UHD có trên bản tiềm nhiệm. Thay đổi này đang khiến Pro 8 nhanh chóng bắt kịp với các dòng Ultrabook chạy Core i7 ra mắt năm 2021. Đồng thời, nhờ tính năng phát trực tuyến game trên đám mây qua Xbox Game Pass, khoảng cách giữa PC gaming và PC siêu di động cũng đã được rút ngắn đáng kể, trong đó có cả Surface Pro 8.
Đối với SSD, dù không được trang bị dung lượng lớn như phiên bản Surface Laptop Studio nhưng Surface Pro 8 hiện đã được bổ sung thêm SSD có thể thay thế, có tốc độ đọc và tốc độ ghi lần lượt là 2400MB và 1600MB. Kết quả này không quá cao nhưng cũng đã cải thiện so với tốc độ đọc 2000MB và tốc độ ghi 752MB trên Surface Pro 7.
Về thời lượng pin, Microsoft tuyên bố Surface Pro 8 có thời lượng lên đến 16 giờ. Trên lý thuyết, có thể thấy Surface Pro 8 đang có dung lượng pin 50,2WHr, lớn hơn 43,2WHr có trên Surface Pro 7. Đồng thời, Surface Pro 8 cũng đang hưởng lợi từ bộ xử lý Intel Gen 11th tiết kiệm năng lượng hơn. Do đó, việc Surface Pro 8 cung cấp thời lượng pin dài hơn Surface Pro 7 cũng là điều hiển nhiên.
Trên thực tế, khi sử dụng PCMark 10 Modern Office, một bài test thực hiện các công việc năng suất từ nhẹ đến trung bình gồm trò chuyện video, duyệt web và sử dụng Office, Surface Pro 8 có thể hoạt động liên tục trung 9 giờ 3 phút ở tần số quét 120Hz. Với thử nghiệm tương tự nhưng ở tần số 60Hz, Surface Pro 8 gây ấn tượng với thời lượng lên đến 10 giờ 45 phút. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn con số 11 giờ 12 phút mà Surface Pro 7 Plus từng ghi được.
Tất nhiên, nếu người dùng tăng độ sáng lên 80% (hoặc cao hơn) và tùy chỉnh Dynamic rate lên 120Hz để chơi game hoặc sử dụng các ứng dụng có khai thác GPU, thời lượng nói trên vẫn có thể giảm xuống thấp hơn nữa.
Cuối cùng, xét đến khả năng tản nhiệt và độ ồn, Surface Pro 8 hiện đang được xếp chung vào danh mục thiết bị “yên tĩnh” cùng với các dòng Ultrabook cao cấp hơn. Được biết, hệ thống tản nhiệt trên dòng Pro này chỉ thật sự phát ra tiếng ồn khi cập nhật Windows Update, render video kích thước lớn hoặc chơi game trong thời gian dài. Cùng với đó, nhiệt trên mặt lưng cũng ổn định hơn so với model tiền nhiệm, đạt đỉnh 108 ° F (42 °C) nhưng cũng nhanh chóng hạ nhiệt khi CPU và GPU bình thường trở lại.
Surface Pro 8: Tính cạnh tranh
Để tìm ra đối thủ cạnh tranh của Surface Pro 8, cần phải dựa vào cảm nhận của mỗi người dùng về thiết kế tổng thể, bộ tính năng, giá bán cũng như mục đích sử dụng.
Giữa Surface Pro 8 với Surface Pro X, phiên bản chỉ hỗ trợ wifi có giá khoảng 899$ của Surface Pro X có thể sẽ trở thành một sự thay thế hợp lý cho SKU chạy Core i3 của Pro 8 nhờ mức giá thấp hơn, hiệu năng không quá chênh lệch, kích thước nhỏ gọn và thời lượng pin dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là phiên bản Core i3 của Pro 8 chỉ khả dụng với người dùng doanh nghiệp. Do đó, với các SKU chạy i5, i7 thuộc dòng Pro 8 mà Microsoft đang mở bán cho mọi người dùng, Surface Pro X hầu như không giành được nhiều ưu thế.
So sánh Surface Pro 8 với một dòng thiết bị có nhiều điểm chung là HP Elite X2, có thể thấy hai gà cưng đến từ hai ông lớn trong giới công nghệ này đều chạy Intel Gen 11, có cùng kích thước 13 inch, chân đế và cổng Thunderbolt. Tuy nhiên, Pro 8 đến từ Microsoft ghi được dấu ấn riêng nhờ trọng lượng nhỏ hơn đáng kể và còn được phát hành đi kèm với hệ điều hành Windows 11 mới.
Với ThinkPad X12, một đối thủ nặng ký khác trong danh mục table 2 trong 1, Surface Pro 8 cũng không tỏ ra lép vế do sở hữu màn hình chất lượng và hệ thống âm thanh được đánh giá là tốt hơn.
Việc so sánh Surface Pro 8 – một thiết bị 2 trong 1 với các dòng Ultrabook là hơi khập khiễng bởi mỗi dòng đều có hướng đến mỗi nhóm đối tượng người dùng khác nhau. Tuy nhiên, nếu buộc phải tìm ra một đối thủ có thể thay thế Surface Pro 8, đó có lẽ sẽ là các cái tên như Surface Laptop 4, LG gram 17, Razer Book 13.
Tổng quan
Microsoft đã kiên trì theo đuổi thiết kế 2 trong 1 của dòng Surface Pro trong suốt gần 10 năm, và có lẽ Surface Pro 8 chính phiên bản thành công nhất của hãng tính đến thời điểm này.
Surface Pro 8 hiện thực hóa những ý tưởng và những mong muốn mà các tín đồ của dòng Surface đã đặt ra trong nhiều năm qua, chẳng hạn như Thunderbolt 4, màn hình 120Hz, hiệu suất cải thiện, viền mỏng hơn,... Cũng có thể nói rằng xét về mọi mặt, Surface 8 đều đang vươn lên dẫn trước tất cả các phiên bản tiền nhiệm.
Ưu điểm
Màn hình 120Hz
Thunderbolt 4
Bút Surface Slim Pen 2
Màn hình lớn 13 inch
Viền mỏng
Loa tốt hơn
Hiệu suất vượt trội
Webcam nâng cấp
Cảm biến Adaptive color
Nhược điểm
Không có lớp phủ chống chói
Không có phiên bản core i3 cho người dùng thông thường
Không có USB-A
Không hỗ trợ 5G
Theo dõi mục Review Sản Phẩm của SurfacePro.vn để xem nhiều bài đánh giá về các sản phẩm mới nhất!
Từ khóa » Surface Pro 8 đánh Giá
-
Đánh Giá Surface Pro 8: Microsoft đã Lắng Nghe Người Dùng!
-
ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT SURFACE PRO 8 - Liệu Có đáng để Trải Nghiệm?
-
Đánh Giá Surface Pro 8 - Có Gì Mà Giá đến Tận 42 Triệu Đồng?
-
Đánh Giá Chi Tiết Surface Pro 8 2022 Sau 2 Tháng Sử Dụng Trải ...
-
Trên Tay Surface Pro 8: Mỏng Nhẹ, Bàn Phím Có Khe đựng Bút, RAM ...
-
Đánh Giá Surface Pro 8 – Liệu Có đáng Mua? - NewTechShop
-
Đánh Giá Surface Pro 8 - Tổng Quan Về Hiệu Năng, Cấu Hình Chi Tiết
-
Cảm Nhận Surface Pro 8: đắt, Nhiều Tiền Hãy Mua
-
Đánh Giá Surface Pro 8 Chi Tiết Nhất - Có Nên Mua Hay Không?
-
Đánh Giá Surface Pro 8: Bản Nâng Cấp Mong đợi Từ Lâu - Laptop Vàng
-
Microsoft Surface Pro 8 Review - Tom's Guide
-
Microsoft Surface Pro 8 Review: Surface Perfection Comes At A High ...
-
Microsoft Surface Pro 8 Review: The King Of Windows Tablets
-
Surface Pro 8 (8GB/128GB) Chính Hãng | Giá Rẻ, ưu đãi Lớn