Đánh Giá độ Khả Thi Của Dự án Bằng NPV Và IRR | VACPA Forum
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự toàn cầu hóa hiện nay, thẩm định dự án đầu tư được nhà nước, nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp vô cùng quan tâm, việc thẩm định dự án đầu tư giúp họ có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư tài trợ vào các dự án. Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một dự án, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong thẩm định dự án đầu tư, tiến hành đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp lập dự toán vốn NPP và IRR rất có ý nghĩa. Về NPV (Net present value) Khái niệm: NPV được hiểu là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
Ý nghĩa: Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá? Bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu và xem NPV có dương hay không. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.
Về IRR (internal rate of return) Khái niệm: IRR là suất sinh lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0.
Ý nghĩa: Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá. Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án nào. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên. Nói chung, nhìn IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta thường dùng cả 2 cách để đánh giá. Để tính được NPV và IRR thì công thức khá phức tạp, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của Excel thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Tiên cũng đã thực hiện sẵn một file Excel hữu ích mà ở đó, các bạn chỉ cần điền các chỉ tiêu cơ bản của dự án, ngay lập tức nó sẽ tính được 2 chỉ số NPV và IRR giúp bạn đánh giá nhanh dự án mình đang định thực hiện liệu có khả thi. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng file này kết hợp với các công cụ khác của Excel như Gold seek, Data Table,… giúp giải ngược các bài toán, ví dụ như: Đối với dự án kéo dài 5 năm, dòng tiền mỗi năm biết trước thì cần đầu tư bao nhiêu để NPV dương? để IRR lớn hơn suất chiết khấu … Mọi thứ đều trở nên nhanh chóng và dễ dàng.
Từ khóa » Npv Của Dự án
-
NPV Là Gì? Cách Tính, Ý Nghĩa, Ưu Nhược điểm Khi Nhà đầu Tư áp ...
-
Các Chỉ Số Phân Tích Tài Chính IRR, NPV Và ý Nghĩa Trong Việc đánh ...
-
Chỉ Số NPV Là Gì? Công Thức Và Ưu Nhược Điểm Của NPV
-
NPV Là Gì? Ý Nghĩa, Ưu Nhược điểm & Công Thức Tính NPV
-
NPV Là Gì? Cách Tính Và ý Nghĩa Của Chỉ Số NPV - TheBank
-
NPV Là Gì? Ý Nghĩa Của NPV Và Cách Tính Chỉ Số Này - MISA AMIS
-
NPV Là Gì? NPV Viết Tắt Từ Từ Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Làm Việc Với Dòng Tiền Mặt: Tính NPV Và IRR Trong Excel
-
NPV Là Gì? Ưu Nhược điểm Và Công Thức Tính
-
Cách để Tính NPV - WikiHow
-
Npv & Các Tiêu Chuẩn đầu Tư
-
NPV Là Gì? Công Thức Và Ưu – Nhược Điểm Của NPV
-
Giá Trị Hiện Tại Thuần – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đánh Giá Tính Khả Thi Của Dự Án: NPV Vs IRR