Đánh Giá Doanh Nghiệp Qua BÁO CÁO TÀI CHÍNH Như Thế Nào?

Đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính nhằm giúp đối tác, các nhà đầu tư hiểu được chính xác tình hình kinh doanh và luồng tiền của tổ chức được đánh giá. Việc này giúp họ đưa ra các quyết định hợp tác và đầu tư một cách chính xác và hiệu quả hơn.

Vậy khi đánh giá dựa trên báo cáo tài chính cần lưu ý và xem xét điều gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính

Đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là bản tổng hợp các thông tin kinh tế đã được trình bày dưới dạng bảng biểu, giúp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Các thông tin báo cáo tài chính cung cấp bao gồm:

  • Tài sản.
  • Nợ phải trả.
  • Vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Các luồng tiền

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp sẽ giải thích các chỉ tiêu ghi trong Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán áp dụng trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?

2. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Thông tư 200/2014/TT-BTC được ra đời thay cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC dùng để quy định hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, áp dụng với mọi thành phần kinh tế.

Các biểu mẫu theo quy định gồm:

  • Bảng cân đối kế toán: Là một bảng cân đối tổng hợp giữa vốn chủ sở hữu và tài sản, công nợ phải trả của 1 doanh nghiệp, phản ánh khái quát được tình hình tài sản trong 1 thời điểm nhất định, giúp đánh giá tình hình kinh doanh, triển vọng kinh tế tài chính và khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh: Là 1 bản báo cáo phản ánh tình hình, kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước một cách tổng quát trong giới hạn 1 kỳ hạch toán, giúp so sánh đánh giá, xem xét xu hướng vận động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định tài chính và quản lý phù hợp.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là 1 bản báo cáo phản ánh được việc hình thành và việc sử dụng các dòng tiền trong kỳ báo cáo, giúp đánh giá được khả năng thanh toán, biến động tài sản, khả năng tạo ra tiền và giúp dự đoán tình hình lưu chuyển tiền tệ trong kỳ tiếp theo cũng như dự đoán được nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp đó.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính: Là 1 bản dùng để trình bày, giải thích những vấn đề các báo cáo khác chưa làm rõ ràng và chi tiết được.

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm những biểu mẫu, giấy tờ gì?

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm những biểu mẫu, giấy tờ gì?

3. Mục đích của việc đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính

Đánh giá doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính có ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Trong đó, chính doanh nghiệp được đánh giá và các tổ chức bên ngoài như cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp và khách hàng đều hưởng lợi từ việc đánh giá này. Cụ thể:

Doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên hưởng lợi từ việc đánh giá qua báo cáo tài chính

Doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên hưởng lợi từ việc đánh giá qua báo cáo tài chính

Đối với nội tại doanh nghiệp được đánh giá, việc đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính giúp:

  • Các nhà quản lý doanh nghiệp: Có thể phân tích đánh giá tình hình doanh nghiệp để đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý phù hợp cho sự phát triển theo từng thời điểm.
  • Các cổ đông và công nhân viên: Có thể đánh giá khả năng chi trả các lợi ích cơ bản như cổ tức, lương, bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính. Đây đều là những điều mà các đối tượng này hết sức quan tâm.

Các tổ chức bên ngoài cũng hưởng lợi từ việc đánh giá doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính

Các tổ chức bên ngoài cũng hưởng lợi từ việc đánh giá doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính

Đối với các tổ chức bên ngoài, đánh giá 1 doanh nghiệp khác dựa trên báo cáo tài chính giúp:

  • Các cơ quan nhà nước: Có thể kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế phù hợp, chính xác và đúng luật định.
  • Các nhà đầu tư, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Có thể biết được tình hình thanh khoản, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhờ đó biết được mức độ rủi ro khi đầu tư hoặc cho vay tiền. Nhờ vậy, việc ra quyết định trở nên chính xác hơn, ít rủi ro hơn.
  • Nhà cung cấp: Có thể biết được khả năng thanh toán, phương thức thanh toán, nhờ vậy có thể đưa ra quyết định có cung cấp cho doanh nghiệp đó hay không và hỗ trợ đưa ra phương thức thanh toán phù hợp, tránh rủi ro.
  • Khách hàng: Có thể biết được khả năng, năng lực sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng, nhờ đó có thể đưa ra quyết định mua hàng chính xác, đúng đắn.

4. Cách đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính với các chỉ số quan trọng

Trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều chỉ số. Tuy nhiên, khi đánh giá doanh nghiệp, chúng ta sẽ tập trung vào một số chỉ số quan trọng dưới đây.

Các chỉ số quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính

Các chỉ số quan trọng khi đánh giá doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính

4.1. Chỉ số phản ánh khả năng sinh lời

Có 4 chỉ số giúp phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp 1 cách chuẩn xác bao gồm:

  • Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Giúp phản ánh 1 đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp thể hiện năng lực tạo ra sản phẩm bán được giá cao hoặc có chi phí thấp của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

  • Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Giúp phản ánh một đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả năng đảm bảo mọi đối tác góp vốn của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân

  • Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA): Giúp phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, giúp thể hiện thước đo hiệu quả sử dụng tài sản.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

  • Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI): Giúp phản ánh một đồng vốn đầu tư đem tới bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp đánh giá khả năng sinh lời của vốn đầu tư.

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Chỉ số khả năng sinh lời của doanh nghiệp

4.2. Chỉ số phản ánh hệ số thanh toán

Có 5 chỉ số giúp thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ nần của doanh nghiệp một cách tổng quát nhất.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tổng giá trị tài sản/ Tổng nợ phải thanh toán

  • Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: Phản ánh khả năng thanh toán tạm thời các khoản nợ ngắn hạn (dưới 1 năm) dựa trên tài sản có khả năng chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm).

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn dựa trên tài sản ngắn hạn đã trừ đi hàng tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

  • Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn dựa trên tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền và khoản tiền hiện có của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn

  • Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Phản ánh khả năng chi trả các khoản lãi vay trong kỳ thông qua khoản lợi nhuận kế toán trước lãi vay và thuế.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lãi vay phải trả + Lợi nhuận trước thuế)/ Lãi vay phải trả

Chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp

4.3. Chỉ số phản ánh khả năng hoạt động

Khi đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính, có 3 chỉ số quan trọng thường dùng để phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh được trong 1 kỳ báo cáo, hàng tồn kho quay được mấy vòng và giúp đo lường hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân

  • Vòng quay khoản phải thu: Phản ánh được tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu, thể hiện được khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân

  • Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh bình quân 1 đồng vốn lưu động sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần, giúp đánh giá, đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân

Các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp

Các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động của doanh nghiệp

4.4. Chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản

Khi đánh giá doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính, có 4 chỉ số phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản cần chú ý. Bao gồm:

  • Hệ số nợ: Phản ánh 1 đồng tài sản đang có bao nhiêu đồng vay nợ, giúp thể hiện mức độ phụ thuộc tài chính với chủ nợ của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản

  • Hệ số vốn chủ sở hữu: Phản ánh mức độ phụ thuộc hoặc độc lập tài chính với chủ nợ và khả năng tự tài trợ cho hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp đó.

Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn

  • Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu gồm bao nhiêu đồng vay nợ, thể hiện quy mô doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn chủ sở hữu

  • Cơ cấu tài sản: Phản ánh tỷ lệ của tài sản ngắn hạn trên tài sản dài hạn của 1 doanh nghiệp.

Cơ cấu tài sản = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản dài hạn

Các chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu tài chính

Các chỉ số phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu tài chính

5. Sử dụng BIR để đánh giá doanh nghiệp trong hợp tác kinh doanh

Báo cáo tài chính không phải là tài liệu dễ kiếm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chưa lên sàn chứng khoán. Do đó, việc đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính sẽ gặp trở ngại rất lớn vì thiếu tài liệu. Nếu đây cũng là vấn đề bạn gặp phải khi muốn đánh giá 1 doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR của CRIF D&B Việt Nam là dành cho bạn:

  • Cung cấp các thông tin cơ bản của một doanh nghiệp về đối thủ, nhà cung cấp, đối tác giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
  • Cung cấp báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong từ 3 - 5 năm - nguồn thông tin giá trị để đánh giá 1 doanh nghiệp.
  • Đem tới nhiều thông tin hữu ích khác như lịch sử hình thành, các mối quan hệ đối tác, nhà cung cấp, nhân sự …
  • Hỗ trợ đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính thuận lợi.

Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR của CRIF D&B Việt Nam

Báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR của CRIF D&B Việt Nam

Để được tư vấn kỹ hơn về báo cáo BIR nhằm giúp cho việc đánh giá doanh nghiệp qua báo cáo tài chính được dễ dàng hơn, bạn có thể liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
  • Hotline: 02839117288
  • Email: csvietnam@crif.com
  • Website: https://dnbvietnam.com

CRIR D&B Việt Nam - Người bạn đồng hành giúp mọi doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh thông minh.

Từ khóa » Các Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp