Đánh Giá Hiệu Lực Tồn Lưu Diệt Muỗi Anopheles Và Sự Chấp Thuận ...

 

Cán bộ Trung tâm KSBT Hà Tĩnh bắt muỗi tìm ký sinh trùng sốt rét tại các hộ dân 

 

Hoạt động này nhằm đánh giá hiệu lực tồn lưu diệt muỗi anopheles bằng biện pháp phun tồn lưu tẩm màn tại thực địa hẹp và Đánh giá sự chấp thuận của cộng đồng đối với hóa chất phun tồn lưu tẩm màn. Trong đợt này một số hóa chất được dùng thử nghiệm như: Fendona 10SC; Icon 2,5 CS và K-Othrin Polyzon 62,5 SC để phun trong nhà, trên tường gạch và tường gỗ cũng như sử dụng cho tẩm màn... Các phương pháp kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu là: điều tra muỗi trước và sau phun; thử độ nhạy cảm của muỗi; phun tồn lưu trong nhà; phương pháp tẩm màn bằng chế phẩm Fendona 10SC; Icon 2,5 CS và đánh giá hiệu lực diệt muỗi. Trong quá trình thử nghiệm,  sẽ tổ chức đánh giá  hiệu lực của các loại hóa chất sau khi phun 24 giờ, 1 tuần, 1, 2, 3 tháng và khi đánh giá đến tháng thứ 4 nếu tỷ lệ chết của muỗi đạt trên 70% với hóa chất tẩm màn hoặc trên 50% với hóa chất phun tồn lưu thì hóa chất đó đạt hiệu lực diệt và tồn lưu theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả việc sử dụng Fendona 10SC; Icon 2,5 CS và K-Othrin Polyzon 62,5 SC phun tồn lưu trên tường gạch, tường gỗ và tẩm màn đúng liều để phòng, chống muỗi truyền bệnh sốt rét đạt tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ thử nghiệm đều là 100% đối với muỗi An.maculatus và muỗi An.minimus; có hiệu lực diệt muỗi tốt sau 01 tuần và sau 3 tháng tỷ lệ muỗi chết đều đạt trên 80%. 

Nhất là các chuồng trại chăm nuôi

 

Bên cạnh đó, các loại hóa chất trên đều ít có ảnh hưởng đến người sống trong khu vực sử dụng trong vòng 24 giờ ngoài ra không thấy ảnh hưởng gì đến người trực tiếp phun tẩm và người dân sống trong khu vực sử dụng trong vòng 01 tuần. 100% người dân được phỏng vấn thích sử dụng các loại hóa chất này trong phun tẩm phòng, chống muỗi.

Huy Hoàng

Từ khóa » Tồn Lưu Là Gì