Đánh Giá Môi Trường Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Đối với các doanh nghiệp nói chung và bộ phận hoạch định chiến lược nói riêng, đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là một nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới việc ra quyết định trong tương lai của doanh nghiệp.
Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là nhiệm vụ rất quan trọng
1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là gì?
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chính là tổng hợp tất cả yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức. Các yếu tố, điều kiện này tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều khác nhau.
Đặc điểm của môi trường kinh doanh:
- Tồn tại tất yếu khách quan: Con người không tác động được.
- Có tính tổng hợp, hệ thống: Tổng hợp các chiều, mức độ tác động của mọi điều kiện, yếu tố.
- Động: Luôn luôn thay đổi do các yếu tố, điều kiện thay đổi.
- Đa dạng: Nhiều yếu tố, điều kiện.
- Phức tạp: Do các yếu tố các mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tác động các chiều, mức độ, trong điều kiện khác nhau tới tình hình doanh nghiệp. Tại một thời điểm, có yếu tố đồng thuận, có yếu tố cản trở.
Các yếu tố môi trường kinh doanh tồn tại khách quan, có hệ thống, luôn biến đổi
Các yếu tố cơ bản của môi trường kinh doanh gồm:
- Môi trường vĩ mô: Kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa xã hội, luật pháp và tự nhiên.
- Môi trường ngành: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh hiện tại, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm dịch vụ thay thế.
Kết hợp với việc đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp, đánh giá, phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp xây dựng tầm nhìn chiến lược cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho doanh nghiệp cũng như giúp xác định mục tiêu doanh nghiệp chính xác, lựa chọn chiến lược và môi trường kinh doanh hiệu quả, thông minh.
Đánh giá môi trường bên trong và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp giúp xây dựng tầm nhìn chiến lược hiệu quả
2. Cách đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp việc đánh giá môi trường vĩ mô và môi trường ngành để tận dụng cơ hội cũng như xóa bỏ rào cản thách thức, thích ứng với tình hình hiện tại.
2.1. Cách đánh giá môi trường vĩ mô
Dựa trên số liệu, dữ liệu và thông tin cụ thể trong bối cảnh, thời gian đang xét đến, chúng ta có thể đánh giá các yếu tố của môi trường vĩ mô doanh nghiệp một cách chính xác. Các chủ doanh nghiệp cũng như nhân viên hoạch định chính sách công ty thường dùng mô hình PEST để đánh giá, phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cấp đến mô hình PEST+ gồm 5 yếu tố:
- P: Politics - Chính trị.
- E: Economics - Kinh tế.
- S: Social - Xã hội.
- T: Technology - Công nghệ.
- E: Environmental - Tự nhiên.
Mô hình PESTE phân tích đánh giá môi trường vĩ mô
2.1.1. Đánh giá môi trường kinh tế
Các yếu tố của môi trường kinh tế cần xem xét đánh giá bao gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chu kỳ kinh tế, mức độ tăng trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hoạt động và cách ra quyết định của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Lãi suất tác động lớn đến chi phí vốn và ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng phát triển doanh nghiệp.
- Tỷ giá hối đoái tác động lớn đến nguồn cung, chi phí hàng hóa xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu.
- Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí tiền lương, lãi suất cũng như khiến doanh nghiệp đối mặt với chiến lược ra quyết định tăng giá bán hay giảm chi phí và gặp khó khăn với khoản trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát.
- Mức độ tăng trưởng tạo điều kiện cơ hội cho doanh nghiệp phát triển.
Đánh giá môi trường kinh tế của doanh nghiệp
2.1.2. Đánh giá môi trường chính trị và luật pháp
Yếu tố môi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển dài hạn, bền vững của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ chế ngành có thể tạo nên ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
Các yếu tố của môi trường chính trị và luật pháp cần xem xét đánh giá bao gồm bao gồm:
- Sự ổn định chính trị.
- Hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện.
- Luật cạnh tranh, chống độc quyền.
- Các chính sách thuế.
- Luật lao động.
- Các quy định về an toàn, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.
- Quy tắc trong thương mại quốc tế.
Đánh giá môi trường luật pháp và chính trị
2.1.3. Đánh giá môi trường công nghệ
Công nghệ giúp xuất hiện vật liệu thay thế và vật liệu mới, ảnh hưởng đến thị trường yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Công nghệ cũng khiến doanh nghiệp có thể nhiều đối thủ cạnh tranh hơn do xuất hiện các sản phẩm dịch vụ thay thế nhiều hơn dựa trên công nghệ, kỹ thuật mới.
Mặt khác, nếu tốc độ phát triển công nghệ kỹ thuật khiến cho các sáng chế, phát minh được tạo ra nhiều hơn, ứng dụng nhiều hơn khiến cho công nghệ của doanh nghiệp bị lỗi thời, năng suất thấp.
Các yếu tố của môi trường công nghệ cần lưu ý xem xét gồm:
- Chính sách phát triển khoa học - công nghệ.
- Vòng đời công nghệ.
- Mức tiêu hao và chi phí sử dụng năng lượng.
- Sự phát triển của thông tin, liên lạc.
- Nghiên cứu phát triển, tự động hóa.
- Sự phát triển công nghệ kỹ thuật hiện đại của toàn ngành.
- Các sáng chế, phát minh, sự độc quyền công nghệ…
Môi trường công nghệ có thể khiến sản phẩm của doanh nghiệp lỗi thời và có thêm nhiều sản phẩm cạnh tranh thay thế
2.1.4. Đánh giá môi trường văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở thích của khách hàng cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngoài. Các yếu tố văn hóa xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Để đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thì các yếu tố của môi trường văn hóa xã hội cần xem xét gồm
- Tăng trưởng dân số.
- Cơ cấu độ tuổi.
- Di dân và nguồn lao động.
- Bình đẳng giới.
- Phân phối thu nhập.
- Sức khỏe.
- Nghề nghiệp.
- Trình độ học vấn chung.
- An sinh xã hội.
Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng, cách thức ứng xử, sở thích của khách hàng
2.1.5. Đánh giá môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức.
Các yếu tố của môi trường tự nhiên cần xem xét gồm:
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Đất đai. Khí hậu.
- Thời tiết.
- Ô nhiễm môi trường.
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và sự phân bố dân cư
2.2. Cách đánh giá môi trường ngành
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter được sử dụng phổ biến khi đánh giá môi trường ngành của doanh nghiệp với việc tập trung phân tích, đánh giá 5 yếu tố sau:
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
- Nhà cung cấp.
- Khách hàng.
- Sản phẩm, dịch vụ thay thế.
Đánh giá môi trường ngành bằng mô hình Michael Porter
2.2.1. Đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại
Việc đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại cần quan tâm đến cường độ cạnh tranh ngành và đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành về các khía cạnh như:
- Đánh giá số lượng và kết cấu của đối thủ cạnh tranh.
- Đánh giá đặc thù và tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Đánh giá tỷ trọng chi phí cố định và chi phí dự trữ.
- Đánh giá sự khác biệt giữa các đối thủ
- Hàng rào cản trở rút lui.
Việc đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại cần quan tâm đến cường độ cạnh tranh ngành
Phân tích đối thủ cạnh tranh cần quan tâm tới:
- Nhận biết đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
- Nhận biết, phân tích chiến lược đối thủ.
- Đánh giá điểm mạnh yếu của đối thủ.
- Dự kiến phản ứng của đối thủ cạnh tranh.
- Thiết kế ngân hàng dữ liệu thông tin đối thủ.
- Đánh giá tương quan về thế lực các đối thủ.
- Phân loại dựa theo quy mô, khả năng cạnh tranh, khu vực địa lý, hình thức sở hữu, theo luật chơi (tốt, xấu).
Cần nhận biết và đánh giá đối thủ cạnh tranh trực tiếp
2.2.2. Đánh giá đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập ngành và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong tương lai.
Những doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn này nếu gia nhập ngành sẽ làm tăng tính cạnh tranh của ngành và tăng năng suất sản xuất của ngành hơn. Điều đó tạo nên sức ép khiến các doanh nghiệp hiện tại cần hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và cạnh tranh với thuộc tính mới.
Đặc điểm của các doanh nghiệp có thể trở thành đối thủ mới gia nhập gồm:
- Công nghệ mới: Có chất lượng cũng như hiệu quả tốt hơn trong sản phẩm, dịch vụ.
- Tài chính mạnh: Có thể quảng cáo, khuyến mãi ồ ạt nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Khi đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, ta cần xác định rào cản gia nhập ngành, tìm ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và xác định áp lực của các đối thủ này gây ra cho doanh nghiệp.
Rào cản gia nhập ngành được xem xét dựa trên:
- Sự trung thành của khách hàng với các doanh nghiệp hiện tại.
- Lợi thế tuyệt đối về chi phí.
- Tính kinh tế nhờ quy mô.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp là những ai?
2.2.3. Đánh giá nhà cung cấp
Các nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo một phần sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch. Đặc biệt, nhà cung cấp có thể tạo sức ép bán giá cao hơn cho doanh nghiệp cũng như bán dịch vụ chất lượng kém hơn khi:
- Có ít nhà cung cấp.
- Chi phí chuyển nhà cung cấp khác cao.
- Sản phẩm khan hiếm, ít có khả năng thay thế.
- Nhà cung cấp có thể sáp nhập dọc, tạo thành đối thủ cạnh tranh.
Do đó, đánh giá nhà cung cấp khá quan trọng khi xem xét môi trường ngành của doanh nghiệp. Để đánh giá được yếu tố này, chúng ta cần xác định các yếu tố đầu vào của sản phẩm, dịch vụ hiện tại và đánh giá mức độ quan trọng cũng như sự khan hiếm của các yếu tố này.
Tham khảo thêm: Đánh giá nhà cung cấp với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam
Nhà cung cấp đảm bảo một phần sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch
2.2.4. Đánh giá khách hàng
Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xem xét. Họ có thể tạo nên sức ép bắt doanh nghiệp bán giá thấp hơn cũng như đòi hỏi chất lượng, dịch vụ tốt hơn trong trường hợp:
- Chi phí chuyển đổi của người mua thấp.
- Người mua là khách hàng lớn và quan trọng.
- Doanh nghiệp có ít khách hàng.
- Nguy cơ sáp nhập dọc, trở thành đối thủ cạnh tranh.
- Người mua tạo uy tín cho doanh nghiệp.
- Số lượng, chất lượng thông tin cho người mua tăng lên.
Do đó, ta cần phải xem xét kỹ về đối tượng khách hàng cũng như áp lực họ có thể gây ra cho doanh nghiệp khi đánh giá môi trường kinh doanh.
Khách hàng có thể tạo nên sức ép bắt doanh nghiệp bán giá thấp hơn cũng như đòi hỏi chất lượng, dịch vụ tốt hơn
2.2.5. Đánh giá sản phẩm, dịch vụ thay thế
Sản phẩm dịch vụ thay thế chính là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tương tự mà ngành doanh nghiệp đang cung cấp. Các sản phẩm này có thể tạo ra giới hạn khả năng sinh lời và khả năng đặt giá cao cho doanh nghiệp.
Để đánh giá được áp lực của sản phẩm dịch vụ thay thế, cần xem xét:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành cung cấp sản phẩm dịch vụ thay thế.
- Nhà sản xuất sản phẩm dịch vụ thay thế đang gia tăng lợi nhuận và công suất.
- Sản phẩm thay thế có giá hấp dẫn.
- Chi phí chuyển đổi sản phẩm thấp.
- Sản phẩm thay thế có chức năng tương đương hoặc tốt hơn.
Sản phẩm dịch vụ thay thế chính là các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tương tự mà ngành doanh nghiệp đang cung cấp
3. Chủ động hạn chế rủi ro kinh doanh với giải pháp của CRIF D&B Việt Nam
Có thể thấy rằng, các yếu tố khách quan của môi trường kinh doanh doanh nghiệp không thể tác động được. Do đó, để giảm thiểu các rủi ro kinh doanh, đưa ra quyết định thông minh hơn, doanh nghiệp cần chủ động với các yếu tố chủ quan.
Và để làm được điều này hãy sử dụng các giải pháp quản lý rủi ro, gia tăng doanh số bán hàng của CRIF D&B Việt Nam:
- Sử dụng báo cáo thông tin doanh nghiệp BIR để đánh giá đối tác, đối thủ cạnh tranh.
- Sử dụng báo cáo thông tin nhà cung cấp SIR để đánh giá và quản trị rủi ro nhà cung cấp.
- Sử dụng dữ liệu Hoover để tìm kiếm các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng tiềm năng với cơ sở dữ liệu lớn, xác thực.
Sử dụng các giải pháp của CRIF D&B Việt Nam để hạn chế rủi ro và tăng trưởng kinh doanh
Để liên hệ tư vấn chi tiết, miễn phí về dịch vụ, vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com
Hy vọng rằng việc đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thật tốt bên cạnh các giải pháp quản lý rủi ro và tăng trưởng kinh doanh của CRIF D&B Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp bạn!
Từ khóa » Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp Khác Nhau ở Những Yếu Tố Cơ Bản Nào
-
Sự Khác Biệt Của Hoạch định Chiến Lược Hoạch định Tác Nghiệp
-
Tìm Hiểu Ví Dụ Về Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp
-
Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp Khác Nhau ở ...
-
Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp
-
Sự Khác Biệt Căn Bản Nhất Giữa Hoạch định Chiến ...
-
Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp 2.3.1 ... - 123doc
-
Phận Biệt Sự Khác Biệt Giữa Hoạch định Chiến Lược ...
-
Kế Hoạch Chiến Lược Và Kế Hoạch Tác Nghiệp
-
Sự Khác Nhau Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch định Tác Nghiệp
-
Sự Khác Nhau Giữa Kế Hoạch Chiến Lược Và Kế Hoạch Tác Nghiệp
-
Sự Khác Biệt Căn Bản Nhất Giữa Hoạch định Chiến Lược Và Hoạch ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Các Loại Hoạch định Chiến Lược Chiến Thuật Và ...
-
Hoạch định Là Gì? Quy Trình Hoạch định Chiến Lược Hiệu Quả Tại ...
-
Ma Trận SWOT Là Gì? Và Ứng Dụng Trong Chiến Lược Kinh Doanh