Đánh Giá Nikon Z50 - "Chú Ngựa ô" Mirrorless đầy Bất Ngờ! - Duy Tom

Nhiều người vẫn tự hỏi giờ Nikon còn ra mirrorless để làm gì, nhưng thực tế đây là "chú ngựa ô" của giải đấu, mạnh mẽ và rất nhiều bất ngờ. Chiếc máy rất ấn tượng với độ nét, dynamic range và chi tiết tuyệt vời.

 

 

 

Chúng ta cùng xem xét con 'át chủ bài' của Nikon trong phần khúc mirrorless tầm trung, đó chính là chiếc Z50.

Giá niêm yết: 20 triệu

THIẾT KẾ 

Vẻ bề ngoài, Nikon Z50 nhỏ gọn, mang vóc dáng hoài cổ với những điểm nhấn hiện đại. Đặc biệt là viền đỏ ở gù nắm, là nét rất đặc trưng của các máy Nikon.

Về tổng thể, Nikon Z50 là chiếc máy đẹp, ưa nhìn. Khi sử dụng thì bạn xoay chiếc lens ra, không cần bấm hay gạt nút gì cả, cứ xoay mạnh tay. Khi nào nghe tách 1 cái là được. Chú ý là tách chứ không phải 'rắc' một cái đâu nhé các bạn! Lens kit đi kèm với máy là ống kính 'thò thụt', giống hầu hết các lens kit khác.

Về màn hình, sản phẩm được thiết kế với LCD lật cảm ứng

 

Ảnh: ImagingResouse

Về các mode chụp thông thường: Auto (tự động hoàn toàn), chế độ Scene (SCN) gồm 1 loạt thiết lập phổ thông: chân dung, phong cảnh, thể thao, macro, v.v...

Về các mode chuyên nghiệp: P, S, A, M. Hai mode U1, U2 lưu lại thiết lập tùy chỉnh.

Mode Effect cũng là chế độ ứng dụng thực tế rất hay, gồm 1 loạt hiệu ứng như: Kính nhìn ban đêm Night Vision, Siêu rực rỡ, Toy camera...

Ảnh: Dentalphotomaster

Về Picture Control, số lượng Preset màu là 20, nhiều hơn hẳn các hãng khác, thường có dưới 10 Preset. Các bạn sẽ tha hồ sáng tác với lượng Preset phong phú này.

View finder điện tử của máy hoạt động rất ổn. Nó hiển thị được mọi thứ, kể cả lấy nét tự động vào mắt.

Z50 có flash đính kèm, Nikon rất khoái đính kèm flash nên kể cả full-frame cũng có flash luôn. Z50 cũng có hot-shoe để cắm thêm flash rời.

CHẤT LƯỢNG CHỤP 

Nói tới chất lượng hình ảnh, Nikon nổi tiếng với câu châm ngôn "được sản xuất bởi nhiếp ảnh gia dành cho nhiếp ảnh gia". Điều này được khẳng định qua nhiều thế hệ máy, khi Nikon luôn cho hình ảnh nét nhất, dynamic range tốt nhất và hậu kỳ "sướng tay" nhất.

 

 

Mặc dù chỉ có cảm biến 20.9Mpx nhưng chất lượng ảnh của Z50 nét và chi tiết đáng kinh ngạc. Nó nét tới từng sợi lông tơ của mẫu theo đúng nghĩa đen.

 

 

Màu da của Z50 cũng không còn ám vàng như các máy crop đời cũ. Nó cũng hồng hào và rất nịnh mắt. Đây là điểm cộng rất lớn dành cho các bạn thích chụp chân dung. Ngoài ra dùng thử với lens Z 85mm f/1.8, tỉ lệ out nét hầu như bằng 0. Khi hậu kỳ là lúc các bạn sướng nhất với chi tiết ảnh siêu nét cộng màu sắc rực rỡ.

 

 

Về dynamic range, các bạn có thể yên tâm khi dùng Nikon, bởi nếu Nikon kém thì không biết máy nào là tốt. Về mặt này, Z50 có khả năng xử lý ấn tượng. 

ISO

Về xử lý ISO, Nikon Z50 có mức ISO không tưởng lên tới 204.800 gấp tới 4 lần các đối thủ. 

KHẢ NĂNG LẤY NÉT

Về lấy nét, Z50 có 209 điểm và phủ kín 90% cảm biến. Nó cũng có lấy nét và mắt và mặt, và điểm lấy nét hiện cả ở view finder lẫn màn hình. Đây là một điều cực kỳ tiện lợi. Khi kết hợp với các lens Nikkor Z, việc chụp out nét hầu như không bao giờ xảy ra.

TỐC ĐỘ 

Về tốc độ cửa chập, Z50 chụp được 11 khung hình/giây. Tốc độ rất ổn so với các đối thủ.

TÍNH NĂNG HỖ TRỢ

Về tính năng phụ trợ, ta có HDR, và nó cũng nâng cấp hơn các hãng khác ở chỗ có thể lưu các ảnh gốc trước khi gộp ba ảnh làm một. Z-50 có timelapse, với tên interval timer shooting, nhưng nó khá là khó dùng, lằng nhằng. Ví dụ là để 211 là số ảnh chụp, 2 là số giây giữa mỗi shot chụp. Tổng cộng sẽ ra 422 giây chụp. Tính năng này tạo ra các ảnh riêng rẽ, và bạn phải ghép lại bằng phần mềm. Nếu không muốn ghép thì bạn chuyển sang chế độ time-lapse movie. Cái này đơn gian hơn rất nhiều khi setup. Và kết quả máy sẽ tự ghép cho bạn thành đoạn phim 4K.

Máy có chế độ chụp im lặng, không phát ra tiếng động gì, dành cho những lúc đi chụp sự kiện, các cuộc họp. Về tình năng chống rung ở đây, bạn lưu ý đây là chống rung trên lens, chứ không phải chống rung trong thân máy. Có thể nói thêm chống rung trên lens kit của Z50 hoạt động rất ổn luôn.

Về hậu kỳ JPEG, Z50 có các tính năng hậu kỳ cơ bản như chỉnh màu nhanh, chỉnh méo, chỉnh ánh sáng v.v.. Về hậu kỳ ảnh thô, Nikon gọi là NEF, Z50 có menu riêng. Ở menu này, các bạn có thể chỉnh cân bằng trắng, sáng tối, picture control, Giờ đây máy ảnh có nhiều tính năng không khác gì điện thoại. 

Z50 cũng có chế độ airplane mode - im lặng trên máy bay, nói vui là nếu thêm tính năng nghe gọi là thành smart phone cao cấp.

Về kết nối, Z50 có thể kết nối qua bluetooth hoặc wifi. Ứng dụng điều khiển của Nikon giờ đã chạy rất mượt chứ không lỗi như trước đây.

Để ghi hình, ta phải gạt lẫy chế độ sang Video. Z50 không vừa quay vừa chụp được. Bạn phải dùng lẫy này để chuyển, đây là điều khá bất tiện.

Về độ phân giải, Z50 quay được 4K 30 khung hình/giây, hoặc fullHD 120 khung hình/giây. Slow-motion chậm 5 lần. Z50 có thể dùng chống rung vật lý trên lens, hoặc chống rung điện tử trong thân máy.

KHE CẮM 

Về các khe cắm, Z50 có lỗ cắm mic, có sạc USB, sạc trực tiếp hoặc dùng pin dự phòng đều được. Phía dưới là kết nối HDMI. Pin Z50 là loại pin mới tinh chưa từng có trên trái đất, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không tận dụng được pin cũ từ các loại máy Nikon khác.

Ảnh: imaging-resource

BỘ NHỚ

Thẻ nhớ của Z50 là thẻ SD tốc độ cao, khuyến cáo ít nhất 100MB/giây để quay 4K.

Ảnh: Imaging-resource

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, Z50 là chiếc máy rất ấn tượng với độ nét, dynamic range và chi tiết tuyệt vời. Nhiều người vẫn tự hỏi giờ Nikon còn ra mirrorless để làm gì, nhưng thực tế đây là "chú ngựa ô" của giải đấu, mạnh mẽ và rất nhiều bất ngờ.

Z50 có đầy đủ tính năng cho hầu hết mọi người, từ người chơi nghiệp dư, người chơi bán chuyên cho đến dân làm video, vlogger, du lịch. Kể cả bạn chơi đèn, chơi flash, Z50 vẫn đáp ứng đầy đủ.

Còn nếu bạn chụp dịch vụ, sản phẩm hoặc phong cảnh yêu cầu độ phân giải cao thì nên chọn siêu phẩm full-frame như Z6, Z7.

Bản quyền hình ảnh và nội dung thuộc về duytom.com. 

 DMCA.com Protection Status 

Từ khóa » Danh Gia Z50