Đánh Giá Oppo F1s: Màn Hình Và Chụp ảnh đẹp
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Thiết kế
- Trải nghiệm hiệu năng
- Camera và thời lượng sử dụng
- Ảnh và video từ camera sau của Oppo F1s
- Lời kết
Oppo F1s là smartphone dòng trung cấp với điểm nhấn là camera Selfie có vẻ hơi dư dùng khi đạt độ phân giải đến 16MP.
Đã từ khá lâu, Oppo hơi co cụm vào các hoạt động truyền thông ở những dòng sản phẩm cao hơn phân khúc giá rẻ – khu vực mà dòng Neo rất thành công của họ đang đạt được. Nhưng với F1s, dòng sản phẩm phân khúc tầm trung với giá 6 triệu đồng, Oppo đã cho thấy họ vẫn nhắm đến các sản phẩm ở tầm cao hơn, phù hợp với đại đa số nhu cầu của người dùng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Thiết kế
Đối với kiểu dáng, Oppo F1s đang đi theo đúng những trào lưu được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay, đó lớp vỏ hợp kim nhôm, màu vàng hồng, mặt kính cong 2,5D… Máy có mặt trước phủ kính và mặt sau hoàn toàn bằng kim loại, cạnh viền của máy được xử lý bóng loáng. Trên cạnh viền này, Oppo bố trí nút tăng giảm âm lượng ở phía trái, nút nguồn và khay SIM ở cạnh phải, cạnh dưới máy là 2 loa Stero, jack tai nghe 3.5mm và cổng sạc microUSB.
Ở mặt sau, Oppo trang bị camera 13MP với đèn Flash LED nằm phía góc trên bên trái, và tạo 2 đường vạch ở trên và dưới máy để phục vụ cho việc thu sóng tốt hơn. Trong khi đó mặt trước máy là camera selfie lên đến 16MP nằm ở phía trên màn hình (bên trái loa), phía dưới là 3 hàng quen thuộc của Android, trong đó phím Home là một nút cứng kiêm cảm biến vân tay, 2 nút còn lại là cảm ứng.
Nhìn chung thiết kế của Oppo F1s khá tương đồng với các smartphone Android dòng trung và cao cấp hiện nay, song chất lượng hoàn thiện và thiết kế có phần chăm chút kỹ hơn ở các tiểu tiết. Phần camera sau của máy hơi lồi nhưng hầu như không đáng kể (dưới 0,5mm).
Trải nghiệm hiệu năng
Từ phiên bản F1 Plus, Oppo đã nâng cấp hệ điều hành Color OS của mình lên phiên bản 3.0, đối với những người đã từng sử dụng qua iPhone thì hệ điều hành Color OS có cách bố trí màn hình chính và phần Cài đặt (Settings) cực kỳ thân quen. Phần màn hình chính, mỗi khung màn hình sẽ là 4 x 5 hàng icon, trong khi phần icon cố định thì là 4. Khi vuốt xuống thì máy sẽ gọi Google Now để tìm kiếm (tương tự Spotlight), và phần màn hình chuyển đổi ứng dụng, hay phần Settings với cách bố trí các tùy chỉnh không còn nhiều hơi hướng của một hệ điều hành Android nữa…
Việc giống nhau một cách cực kỳ giữa Color OS 3.0 và hệ điều hành iOS hẳn sẽ đem lại nhiều ý kiến trái chiều. Ở góc độ người viết bài, việc cầm một chiếc smartphone chạy Android nhưng lại mất nhiều điểm đặc trưng của hệ điều hành này ít nhiều gây ra sự lúng túng, như vào phần Settings > About thì nó lại không nằm dưới cùng, phần Battery không còn thể hiện thời gian onscreen…
Tuy vậy thực tế là giao diện Color OS mới đã sạch và gọn gàng, sử dụng đơn giản hơn. Nếu xét điểm nào đó khác biệt ở giao diện mà người dùng sẽ thấy quen thuộc với Android thì đó chắc hẳn là thành thông báo (Notifications) khi vuốt từ cạnh trên xuống. Tại đây Oppo F1s sẽ hiển thị thành 2 khung, với khung đầu tiên là các thông báo từ ứng dụng, và khi vuốt tay qua trái thì các biểu tượng dùng bật/tắt nhanh chóng các tính năng như đèn pin, WiFi, máy bay, GPS… sẽ xuất hiện như các máy Android khác.
Phần mặt trước, Oppo F1s sở hữu màn hình cảm ứng 5,5 inch với độ phân giải HD, phủ trên bề mặt là lớp kính cong 2.5D bo quanh 4 góc và cả nút Home cứng – kiêm cảm biến vân tay. Trải nghiệm mở khóa trên nút Home này khá thú vị, khi bạn đã đăng ký ngón tay để mở khóa với máy, chỉ cần dùng ngón tay đó bấm vào nút Home để mở. Có cách khác là bạn nhấp nút nguồn để mở màn hình rồi chạm nhẹ (không bấm) vào cảm biến vân tay, nhưng sẽ tốn đến hai bước cho thao tác mở khóa. Và dĩ nhiên, nếu bạn dùng ngón tay không đăng ký trước đó thì máy sẽ chỉ hiện ra màn hình yêu cầu nhập mã khóa hoặc đặt dấu vân tay để xác thực.
Bên cạnh xác thực để mở khóa máy. Bạn có thể tận dụng cảm biến vân tay này để xác thực khi muốn truy cập vào tập tin quan trọng, hay bắt hệ thống mã hóa những ứng dụng để tránh khỏi những ánh mắt tò mò, nếu chẳng may điện thoại của bạn bị thất lạc.
Về cấu hình, Oppo F1s dùng chip 8 lõi MediaTek MT6750 có tốc độ xung nhịp 1,5GHz, tích hợp GPU Mali-T860, bộ nhớ RAM 3GB. Bài kiểm tra AnTuTu Benchmark v6.2.1 đánh giá cấu hình của F1s đạt con số điểm 42.556, trong khi đó GeekBench 4 cho điểm xử lý đơn lõi của máy đạt 635 và đa lõi là 2484, qua đó cho thấy máy có thể chạy mượt hầu hết các ứng dụng hiện nay, thậm chí chơi một số game đòi hỏi đồ hoạ ở mức tương đối khá.
Thực tế sử dụng, người viết hầu như không gặp bất kỳ tình huống thoát hay treo ứng dụng. Đặc biệt Oppo còn cung cấp bộ tiện ích Security Center với các tính năng như dọn dẹp cũng như kiểm tra virus, các thiết lập bảo mật để giúp máy luôn trong tình trạng tối ưu. Khi được kích hoạt, tiện ích này sẽ đặt một icon mờ ở màn hình chính, hiển thị số phần trăm bộ nhớ đang sử dụng, nếu bạn cần một lượng RAM lớn để chạy một trò chơi nặng về đồ hoạt thì có thể chọn vào nó để tối ưu hóa, ra lệnh cho Android đóng các ứng dụng đang chiếm bộ nhớ. Trên thực tế người viết hầu như không dùng tính năng này, vì 3GB đã là dung lượng RAM dồi dào.
Bên cạnh đó, Security Center còn là công cụ đo điểm an toàn của hệ thống, khi hệ thống cảnh báo có những ứng dụng được cho là không an toàn được khởi động cùng hệ thống, hoặc có ứng dụng nghi ngờ thì chương trình này sẽ đưa ra cảnh báo, đồng thời đưa hướng xử lý giúp hệ thống an toàn.
Camera và thời lượng sử dụng
Là một sản phẩm được quảng bá rất mạnh ở tính năng camera, vì vậy ứng dụng camera của Oppo F1s cũng được trang bị rất nhiều tính năng. Giao diện camera của Oppo F1s cũng khá tương đồng với giao diện của ứng dụng cùng tên trên iOS, trừ việc khu vực nút phải phía dưới màn hình là để lựa chọn các chức năng chụp chuyên dụng hơn như các bộ lọc (filter) phơi sáng kép (double exposure) chụp độ phân giải cao (Ultra HD), chế độ hiệu chỉnh (Expert Mode) ảnh GIF.
Ở chế độ hiệu chỉnh khi chụp, F1s cũng hỗ trợ khá đầy đủ như chụp bằng cách chạm màn hình, chụp bằng giọng nói, chụp khi phát hiện có bàn tay giờ lên (palm selfie) cũng như chụp hẹn giờ và các cỡ ảnh chụp (toàn màn hình, chụp vuông hay tiêu chuẩn). Tuy có camera sau chỉ 13MP – thấp chấm hơn camera trước – nhưng Oppo F1s cho chất lượng ảnh chụp từ camera sau vẫn rất ấn tượng.
Ảnh và video từ camera sau của Oppo F1s
Những tấm bên dưới chụp tại đêm pháo hoa 2/9
Chụp thử một chậu bông với sắc tím và dưới ánh đèn vàng
Ảnh chụp ngoài biển vào buổi chiều
Video quay bằng Oppo F1s
Ảnh chụp từ camera trước, mời các bạn xem ở bài viết kế
Ở thời lượng dùng pin, Oppo F1s với viên pin 3075 mAh tuy khá đáng tiếc là không hỗ trợ sạc nhanh, song với người viết, mức dung lượng này là hoàn toàn đủ dùng cho 1 ngày dài bận rộn. Với thời gian bật màn hình (onscreen) khoảng hơn 4 tiếng và chạy luân phiên các ứng dụng từ duyệt web, facebook, chụp ảnh cho đến xem các đoạn video thông qua kết nối WiFi, Oppo F1s cho thời gian trụ pin vào khoảng hơn 13 tiếng kể từ rút sạc.
Lời kết
Với mức giá 6 triệu đồng, Oppo F1s là một chiếc điện thoại đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng, từ việc hỗ trợ chụp ảnh selfie cho đến sáng tác những khoảnh khắc đẹp, cũng như khả năng sử dụng đơn giản và hiệu quả.
Góc quảng cáoTừ khóa » Chụp ảnh đẹp Oppo F1s
-
Tất Tần Tật Về Cách Chụp ảnh Oppo F1s - Viettopcare
-
Trải Nghiệm ảnh Chụp Từ Oppo F1s 2017: "Đáng đồng Tiền Bát Gạo"
-
5 Cách Chụp ảnh đẹp Trên OPPO Mà Rất Có Thể Bạn Chưa Từng Thử Qua
-
Hướng Dẫn Chụp Màn Hình Oppo F1S Nhanh Nhất
-
OPPO F1s Chụp ảnh Cực đẹp, Giá Vừa Tầm Tay Sinh Viên "nghèo"
-
OPPO F1s - Lựa Chọn Hàng đầu Của Những Tín đồ Selfie
-
Đánh Giá OPPO F1s: Đúng Chất Chuyên Gia Selfie! - Stereo.VN
-
Ảnh Chụp Từ Oppo F1s - BeeCost
-
Điện Thoại Oppo F1s (A59)- 2016 Chơi Game Nặng Xem Youtube ...
-
Nhìn Tận Mắt, Sờ Tận Tay Oppo F1s "bằng Xương Bằng Thịt" Tại ...
-
Top Những Phần Mềm Chụp ảnh Cho Oppo đẹp Nhất Hiện Nay
-
Cách Chụp Màn Hình điện Thoại Oppo F1s - Daihoangde