Đánh Giá Rủi Ro Trong Hợp Tác Doanh Nghiệp - CRIF D&B Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Với việc hợp tác trong kinh doanh thì rủi ro là điều khó tránh. Vậy làm thế nào để đánh giá rủi ro trong việc hợp tác doanh nghiệp? Hãy tham khảo bài viết sau để biết được quy trình đánh giá rủi ro cũng như sử dụng BIR của CRIF D&B Việt Nam để đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp một cách tốt nhất!
Đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp với CRIF D&B Việt Nam
1. Rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp là gì? Tại sao phải đánh giá chúng?
Rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp là những sự kiện có khả năng làm cho doanh nghiệp, tổ chức bị thiệt hại hoặc thực tế đã gây ra nhiều thiệt hại về lợi ích khi doanh nghiệp hợp tác với doanh nghiệp khác.
Lí do cần đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp tính toán được những nguy cơ phải đối mặt.
- Đưa ra giải pháp để giảm thiểu những nguy cơ đó nếu hợp tác.
- Gợi ý cân nhắc lựa chọn hợp tác với doanh nghiệp khác có ít rủi ro hơn.
Xét cho sự phát triển lâu dài, bền vững cũng như sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro trong hợp tác giúp đảm bảo cho doanh nghiệp bạn có thể phát triển ổn định, tránh những nguy cơ không mong muốn, ra được quyết định hợp tác thông minh.
Đánh giá rủi ro trong hợp tác kinh doanh là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có lựa chọn an toàn hơn
2. Quy trình đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp
Để đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp và đưa ra được giải pháp chính xác để giảm thiểu rủi ro, cần tuân thủ 5 bước:
Bước 1: Xác định những rủi ro có thể gặp phải khi hợp tác
Rủi ro có thể bắt nguồn từ trong doanh nghiệp cũng như bên ngoài. Do đó, ta cần phải xác định mọi sự kiện có ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp cũng như có thể gây ra vấn đề.
Để xác định những rủi ro từ bên trong doanh nghiệp, tham khảo Đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp và Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Đối với những rủi ro từ bên ngoài, bạn có thể tham khảo Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp đối tác, cần biết rõ khi hợp tác với họ thì doanh nghiệp bạn có thể gặp những rủi ro gì cụ thể. Tham khảo một số những lưu ý khi đánh giá doanh nghiệp đối tác để có thể xác định được các loại rủi ro:
- Lợi ích và 9 tiêu chí đánh giá sức khỏe doanh nghiệp
- 3 nhóm tiêu chí đánh giá doanh nghiệp: Quy mô - Văn hóa - Hiệu quả kinh doanh
- 5 điều cần biết khi đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích các rủi ro
Phân tích kỹ càng mọi ảnh hưởng dự kiến mà mỗi rủi ro có thể tác động tới doanh nghiệp, hành vi người tiêu dùng hoặc bất kỳ nỗ lực nào đang được thực hiện.
Xác định các loại rủi ro và phân tích ảnh hưởng của chúng có thể tác động đến doanh nghiệp bạn
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Xếp hạng các rủi ro theo khả năng rủi ro để xem mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với doanh nghiệp và chiến lược phát triển.
Có 3 loại khả năng rủi ro phổ biến chia theo tần suất:
- Thường xuyên: Luôn xuất hiện cùng sự xuất hiện của sự kiện, không thể tránh khỏi.
- Thỉnh thoảng: Xuất hiện nhiều lần với sự kiện.
- Hiếm khi: Ít xuất hiện cùng với sự kiện.
Mức độ nghiêm trọng của rủi ro được chia làm 5 cấp độ:
- Thảm khốc: Có khả năng gây thiệt hại lớn, đảo lộn chiến lược và hệ thống quản lý doanh nghiệp.
- Nghiêm trọng: Có khả năng gây thiệt hại lớn, làm thay đổi chiến lược, hệ thống quản lý doanh nghiệp.
- Nhiều: Có khả năng gây thiệt hại làm thay đổi mục tiêu lợi nhuận, vị trí người quản lý.
- Ít: Có khả năng làm giảm lợi nhuận.
- Không đáng kể: Rất ít khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Rủi ro có thể chia làm 5 cấp độ với mức độ nghiêm trọng
Bước 4: Xử lý rủi ro
Đây là bước xem xét các cách để giảm xác suất rủi ro, tăng xác suất xuất hiện các sự kiện có ảnh hưởng tích cực, chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa và dự phòng cần thiết. Có 4 cách để xử lý rủi ro phổ biến:
- Tránh rủi ro: Làm biến mất tất cả các hoạt động gây rủi ro, cũng tức là bỏ qua lợi nhuận, cơ hội tiềm năng liên quan.
- Giảm rủi ro: Thực hiện các thay đổi nhỏ để giảm mức độ rủi ro cũng như phần thưởng.
- Chuyển nhượng hoặc chia sẻ rủi ro: Phân phối lại gánh nặng thua lỗ hoặc lợi nhuận bằng cách tham gia vào quan hệ đối tác hoặc đưa vào các thực thể mới.
- Chấp nhận rủi ro: Chấp nhận gánh vác hoàn toàn mọi rủi ro cũng như lợi nhuận có thể đạt được. Thường được áp dụng cho trường hợp rủi ro nhỏ và mọi tổn thất doanh nghiệp có thể đảm đương, chấp nhận.
Bước 5: Theo dõi rủi ro
Trong trường hợp chấp nhận rủi ro khi hợp tác, doanh nghiệp cần theo dõi rủi ro thường xuyên bằng cách theo dõi các sự thay đổi cũng như các mối đe dọa có thể xảy ra và bình tĩnh đưa ra giải pháp khi xác định được.
Cần có chiến lược quản trị rủi ro trong hợp tác kinh doanh phù hợp
3. Đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp với BIR của CRIF D&B Việt Nam
Cơ sở của việc đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp chính là thông tin của các đối tác. Điều này đồng nghĩa với việc để đánh giá được chính xác, doanh nghiệp bạn cần báo cáo về thông tin cơ bản của đối tác. Và báo cáo BIR của CRIF D&B Việt Nam sẽ giúp bạn đạt được điều này.
BIR (Business Information Report) của CRIF D&B Việt Nam gồm các thông tin:
- Chi tiết đăng ký công ty và phí đăng ký của đối tác.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đối tác gồm: giám đốc doanh nghiệp, cổ đông và các công ty liên quan.
- Xu hướng thanh toán của đối tác.
- Hoạt động kinh doanh của đối tác.
- Báo cáo tài chính của đối tác.
- Lịch sự kiện tụng của đối tác.
- Đánh giá rủi ro D&B.
- Điều khoản giao dịch.
Đánh giá rủi ro hợp tác doanh nghiệp cùng với BIR của CRIF D&B Việt Nam
Lợi thế của BIR do CRIF D&B Việt Nam cung cấp:
- Tổng hợp mọi thông tin giá trị bạn muốn về doanh nghiệp đối tác.
- Nguồn dữ liệu toàn cầu, đầy đủ và khổng lồ với hơn 249 triệu hồ sơ toàn cầu.
- Xếp hạng và phân tích rủi ro từ tổ chức đẳng cấp thế giới, được tin dùng bởi nhiều doanh nghiệp trong hơn 179 năm, đứng đầu tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
- Nhận báo cáo nhanh chóng chỉ trong 5 ngày làm việc với báo cáo doanh nghiệp Việt Nam và khoảng 7 - 14 ngày làm việc với báo cáo về doanh nghiệp nước ngoài.
Trên đây là mọi điều bạn cần biết về đánh giá rủi ro trong hợp tác doanh nghiệp cùng với CRIF D&B Việt Nam. Để được tư vấn kỹ hơn về báo cáo BIR cũng như các giải pháp báo cáo quản lý rủi ro khác của chúng tôi, vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
- Hotline: 02839117288
- Email: csvietnam@crif.com
- Website: https://dnbvietnam.com
Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp
-
4 RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƯỜNG PHẢI ĐỐI MẶT
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất - MISA AMIS
-
Các Loại Chính Của Các Rủi Ro Kinh Doanh - Business
-
Các Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp | Trí Phúc |Tư Vấn Quản Lý Hệ Thống
-
Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong Kinh Doanh Và Cách Khắc Phục
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất
-
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP | SLEADER
-
Cách Phân Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp | Viện FMIT
-
Các Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Và Cách Khắc Phục
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG
-
Các Loại Rủi Ro Trong Đầu Tư | VCBF
-
[PDF] Quản Lý Rủi Ro Doanh Nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) Là
-
Cách Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Cho Doanh Nghiệp - Velotrade Blog
-
Rủi Ro Trong Sản Xuất Là Gì? - Isocert