ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC HẬU THIÊN BÁT VỊ ...
Có thể bạn quan tâm
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC HẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HUYẾT ÁP THẤP THỨ PHÁT.Huyết áp thấp (HAT) là một bệnh lí thường gặp, chiếm khoảng 10-20% dân số [1],[2]. Bệnh không những gặp ở người cao tuổi mà còn gặp cả ở những người trẻ tuổi – đối tượng chính trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực của xã hội. Thống kê về tình hình sức khỏe ở một số cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội năm 1997 cho thấy có tới 12% cán bộ, công nhân có HA tâm thu thấp hơn 90mmHg và HA tâm trương thấp hơn 60mmHg [3].
MÃ TÀI LIỆU | CAOHOC.2017.00127 |
Giá : | 50.000đ |
Liên Hệ | 0915.558.890 |
Huyết áp thấp ít ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người, làm giảm sút trí tuệ, giảm hiệu quả và năng suất lao động. Các triệu chứng thường gặp trên lâm sàng là hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, giảm sút trí nhớ, có thể xỉu [1],[4],[5]. Đây là những biểu hiện chính của tình trạng thiếu máu não, tim, cơ vân và những tạng khác. Tỉ lệ tai biến mạch máu não ở bệnh nhân HAT khoảng 10-15% [1]. Đây thực sự là một vấn đề mà các nhà khoa học đang quan tâm đào sâu nghiên cứu.
Điều trị bệnh HAT không phải đơn giản, tuy nhiên nếu được dự phòng và điều trị kịp thời thì thường vẫn cải thiện tốt hơn các tình trạng lâm sàng của người bệnh. Điều trị HAT hiện nay theo YHHĐ chủ yếu là nâng áp, trợ tim, vitamin… mang lại một số hiệu quả nhất định nhưng không duy trì được lâu dài, đặc biệt trong các bệnh mạn tính hay tình trạng cơ thể bệnh nhân bị suy nhược kéo dài.
Theo Y Học Cổ Truyền, huyết áp thấp được qui vào chứng huyễn vựng, một chứng bệnh do hậu quả rối loạn chức năng tạng phủ như: khí huyết lưỡng hư, tỳ vị hư nhược, tâm dương bất túc. Các biểu hiện lâm sàng như: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, ăn kém… [6].
Về điều trị chứng huyễn vựng, YHCT cũng đã biện chứng luận trị xác lập nhiều bài thuốc cổ phương như: bổ trung ích khí, quy tỳ hoàn…điều trị mang lại những kết quả nhất định. Đặc biệt gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu điều trị bệnh HAT bằng các bài thuốc cổ phương, lập phương như: Hồng mạch khang, trà thăng áp An Bình, thăng áp cao…đem lại những kết quả khả quan.
Để làm phong phú thêm các bài thuốc góp phần YHCT điều trị bệnh HAT, giúp cho bệnh nhân có nhiều lựa chọn. Chúng tôi đã tìm hiểu và đưa vào nghiên cứu bài thuốc cổ phương “Hậu thiên bát vị phương” của Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác [7]. Đây là một bài thuốc cổ phương gồm các vị: Đảng sâm, Bạch truật, Cam thảo, Hoàng kỳ, Mạch môn, Ngũ vị tử, Phụ tử chế, Liên nhục. Bài thuốc được viết trong cuốn “Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh” của Hải Thượng Lãn Ông-Lê Hữu Trác, có tác dụng chữa các chứng dương khí hậu thiên hư tổn, hơi thở ngắn, mệt mỏi, ăn kém không biết ngon [7]. Đây là các triệu chứng tương ứng với các triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân huyết áp thấp.
Nhằm tìm hiểu tác dụng trên lâm sàng của bài thuốc “Hậu thiên bát bát vị phương” đối với những bệnh nhân huyết áp thấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng nâng huyết áp và cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bài thuốc “Hậu thiên bát vị phương” trên bệnh nhân huyết áp thấp thứ phát.
2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của bài thuốc “Hậu thiên bát vị phương” trên bệnh nhân huyết áp thấp thứ phát.
MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC HẬU THIÊN BÁT VỊ PHƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HUYẾT ÁP THẤP THỨ PHÁT
ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tổng quan về huyết áp thấp theo Y học hiện đại 3 1.1.1. Huyết áp và các yếu tố ảnh hưởng 3 1.1.2. Định nghĩa huyết áp thấp 5 1.1.3. Phân loại huyết áp thấp 6 1.1.4. Cơ chế làm giảm áp lực máu 7 1.1.5. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán huyết áp thấp 7 1.1.6. Điều trị huyết áp thấp 8 1.1.7. Biến chứng 10 1.2. Tổng quan về huyết áp thấp theo y học cổ truyền 11 1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh dẫn đến huyết áp thấp theo Y Học Cổ Truyền. 11 1.2.2. Các thể lâm sàng của huyết áp thấp theo Y Học Cổ Truyền 12 1.2.3. Các nghiên cứu về sử dụng thuốc Y Học Cổ Truyền trong điều trị huyết áp thấp 14 1.3. Giới thiệu về bài thuốc nghiên cứu 16 1.3.1. Xuất xứ bài thuốc 16 1.3.2. Mô tả tác dụng của các vị thuốc trong bài thuốc như sau: 17 CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Chất liệu nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu: 26 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 27 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.4. Phương pháp nghiên cứu 28 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu lâm sàng 28 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trên bệnh nhân 29 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi 29 2.5.1. Chỉ tiêu theo dõi về lâm sàng và CLS 29 2.6. Phương pháp đánh giá kết quả 31 2.6.1. Phương pháp đánh giá kết quả trên lâm sàng 31 2.6.2. Đánh giá trên cận lâm sàng 32 2.6.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng 32 2.7. Xử lý số liệu 32 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 34 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 34 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi 34 3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 35 3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 35 3.1.5. Những chỉ số thống kê về mức độ HATTh và HATTr trước điều trị 36 3.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kèm theo 37 3.1.7. Các thể lâm sàng theo Y Học Cổ Truyền 37 3.2. Đánh giá kết quả lâm sàng 38 3.2.1. Đánh giá kết quả lâm sàng theo Y Học Hiện Đại 38 3.2.2. Đánh giá kết quả lâm sàng theo YHCT 46 3.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc 51 3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 51 3.3.2. Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học trước và sau điều trị 51 3.3.3. Biến đổi một số chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 52 3.3.4. Biến đổi điện giải đồ trước và sau điều trị 52 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 53 4.1.1. Giới tính 53 4.1.2. Tuổi mắc 53 4.1.3. Nghề nghiệp 54 4.1.4. Thời gian mắc bệnh 54 4.1.5. Yếu tố nguy cơ 55 4.1.6. Trị số huyết áp thấp 55 4.1.7. Đặc điểm theo Y Học Cổ Truyền 56 4.2. Tác dụng của bài thuốc trên bệnh nhân huyết áp thấp 56 4.2.1. Tác dụng trên lâm sàng 56 4.2.2. Kết quả theo YHCT 61 4.2.3. Sự biến đổi về mạch 62 4.3. Tác dụng không mong muốn 63 4.3.1. Tác dụng phụ trên lâm sàng 63 4.3.2. Trên xét nghiệm huyết học 63 4.3.3. Trên xét nghiệm sinh hóa máu 64 KẾT LUẬN 66 KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 35 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 35 Bảng 3.3. Chỉ số HATTh trước điều trị 36 Bảng 3.4. Chỉ số HATTr trước điều trị 36 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính kèm theo 37 Bảng 3.6. Các thể lâm sàng theo YHCT 37 Bảng 3.7. Biến đổi các dấu hiệu lâm sàng sau liệu trình điều trị 38 Bảng 3.8. Biến đổi các dấu hiệu lâm sàng sau liệu trình điều trị 39 Bảng 3.9. Biến đổi các dấu hiệu lâm sàng sau liệu trình điều trị 40 Bảng 3.10. Biến đổi các dấu hiệu lâm sàng sau liệu trình điều trị 41 Bảng 3.11. Thay đổi chỉ số HATTh theo thời gian 42 Bảng 3.12. Thay đổi mức chênh HATTh theo thời gian 42 Bảng 3.13. Thay đổi chỉ số HATTr theo thời gian 43 Bảng 3.14. Thay đổi mức chênh HATTr theo thời gian 43 Bảng 3.15. Thay đổi chỉ số HA trung bình theo thời gian 44 Bảng 3.16. Thay đổi mức chênh HATB theo thời gian 44 Bảng 3.17. Sự biến đổi của nhịp mạch trước và sau khi điều trị 45 Bảng 3.18. Biểu hiện về chất lưỡi theo YHCT trước điều trị 46 Bảng 3.19. Sự biến đổi về chất lưỡi theo YHCT sau 30 ngày điều trị 46 Bảng 3.20. Biểu hiện về mạch theo YHCT trước điều trị 47 Bảng 3.21. Sự biến đổi về mạch theo YHCT sau 30 ngày điều trị 47 Bảng 3.22. Kết quả phân loại mức độ theo thể bệnh theo YHCT 48 Bảng 3.23. Sự biến đổi huyết áp theo các thể YHCT sau 15 ngày điều trị 49 Bảng 3.24. Sự biến đổi huyết áp theo các thể YHCT sau 30 ngày điều trị 50 Bảng 3.25. Sự biến đổi huyết áp trung bình theo các thể YHCT 50 Bảng 3.26. Sự biến đổi một số chỉ tiêu huyết học trước và sau điều trị 51 Bảng 3.27. Biến đổi một số chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 52 Bảng 3.28. Biến đổi điện giải đồ trước và sau điều trị 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 34 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ HAT theo lứa tuổi 34 Biểu đồ 3.3. Phân loại kết quả điều trị theo thời gian trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo tiêu chuẩn mức độ A-B-C-D 45 Biểu đồ 3.4. Kết quả biến đổi theo YHCT sau D30 48 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ mức độ A và B theo từng thể bệnh YHCT 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phú Kháng (2001), “Bệnh huyết áp thấp”, Lâm sàng tim mạch, NXB y học, tr.143-145. 2. Busby.WJ, Campbell.AJ và Robertson.MC (1996), “low blood pressure is not an independent determinant of survival in an elderly population”, Age- Ageing, 25(6), tr. 49-52. 3. Phòng y tế – Công ty liên doanh Norfolk Hatexco (2008), “Đánh giá sức khỏe cán bộ nhân viên công ty liên doanh Norfolk Hatexco năm 2008 – 2009, Hà Nội”. 4. Lê Văn Trị (dịch) (1998), “Bệnh tim mạch”, tr. 43. 5. Phạm Gia Khải (dịch) (1999), “Các thay đổi huyết áp và hội chứng sốc”, Harrison, NXB Y học, tập 1, tr. 271 – 277. 6. Trần Văn Kỳ (1996), “Đông tây y điều trị bệnh tim mạch”, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 46 – 51. 7. Hải Thượng y tông tâm lĩnh quyển I (2012), “Hiệu phỏng tân phương”, NXB y học, tr. 393 – 94. 8. Bộ môn sinh lý – Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Sinh lý tuần hoàn động mạch”, Sinh lý học tập I, NXB y học, tr. 197 – 202. 9. Phạm Thị Minh Đức (2007), “Sinh lý tuần hoàn”, Sinh lý học, NXB y học, tr.138 – 141. 10. Bộ môn miễn dịch – sinh lý bệnh Trường Đại học Y Hà Nội (2008), “Sinh lý bệnh tuần hoàn”, Sinh lý bệnh học, NXB y học, tr. 367 – 369. 11. Đặng Văn Chung (1987), “Bệnh học nội khoa”, NXB y hoc, tr. 75 – 83. 12. Kapoor M.D Wishwa N (1992), “Hypotension and syncope”, Heart diease 14th, W.B Saunders Company, tr. 875-886. 13. Hội tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa”, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 238-40. 14. Đào Phong Tần (1994), “Lưu huyết não trong bệnh huyết áp thấp”, Y học thực hành, số 307, tr. 8 – 11. 15. Passant-U, Warkentin-S và Gustafson-L (1997), “Orthotatic hypotension and low bleed pressure in organic dementia: a study of prevalence and realated clinical characterics”, Int-j-geratr-Psychiatry, 12(3), tr. 395-403. 16. Piordda-A, Saggese-D, Giausa-G và các cộng sự. (1997), “the role of hypotension in the pathogenesis of sudden hearing loss”, Audiology, 36(2), tr. 98-108. 17. Qiu-C, Fratiglioni-L, Winblad-B và các cộng sự. (2003), “The agedependent relation of blood pressure to congnitive function and dementia”, The Lancet Neurology, Volume 4, Issure 8, tr. 487-499. 18. Katalin Akócsi, András Tislér, Besla Borbás và các cộng sự. (2003), “The effect of frequent or occasional dialysis-associated hypotension on survival of patients on maintenance haemodialysis”, Nephrol Dial Transplant 18, tr. 2601-2605. 19. Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác (1995), “Hải Thượng lãn Ông y tông tâm lĩnh”, Tập y chung quan niệm và huyễn tấn phát vi, NXB y học, tr. 41. 20. Hoàng Bảo Châu (2006), “Huyễn vựng”, Nội khoa y học cổ truyền, NXB y học, tr. 163 – 174. 21. Trần Thúy (2006), “Chuyên đề nội khoa y học cổ truyền”, NXB y học, tr. 151- 55, 471 – 74. 22. Tuệ Tĩnh (1993), “Huyễn vựng”, Nam dược thần hiệu, NXB y học, tr. 162-63. 23. Khoa y học cổ truyền – Trường Đại học y Hà Nội (2005), “Các hội chứng bệnh”, Bài giảng y học cổ truyền tập 1, NXB y học, tr. 89-92. 24. Khoa y học cổ truyền – Trường đại học y Hà Nội (2012), “Bệnh học nội khoa y học cổ truyền”, NXB y học, tr. 35-39. 25. Trần Thúy và Nguyễn Duy Nhạc (1985), “Y học cổ truyền dân tộc”, NXB y học, tr. 67 – 81. 26. Ngô Quyết Chiến và Đoàn Chí Cường (2004), “Nghiên cứu tác dụng điều trị huyết áp thấp của cao lỏng Thăng áp cao “, Tạp chí y dược học quân sự, tập 29, số 3/2004, tr. 116-120. 27. Nguyễn Thị Minh Tâm, Nguyễn Nhược Kim và Nguyễn Trọng Minh (2004), “Nghiên cứu tác dụng điều trị huyết áp thấp của trà tan Sinh mạch Bảo Nguyên”, Thông tin y dược, số 3/2004, tr. 27-29. 28. Ngô Trọng Kim và Lê Văn Thanh (2003), “Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Sinh mạch tán gia giảm trong điều trị huyết áp thấp”, Tạp chí y học quân sự,số 6/2004, tr. 45-47. 29. Ngô Quyết Chiến và Lê Hữu Thuyên (2009), “Nghiên cứu tác dụng điều trị huyết áp thấp của viên thăng áp TA”, Tạp chí sinh lý học Việt Nam, tập 13,số 1, tr. 3-8. 30. Nguyễn Thị Thu Hà (1999), “Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị huyết áp thấp của bài thuốc cổ phương “Bổ trung ích khí thang””, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội. 31. Phí Thị Ngọc (2009), “Nghiên cứu tác dụng điều trị huyết áp thấp của bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học y Thái Bình. 32. Hà Văn Diễn (2010), “Đánh giá tác dụng tăng huyế áp trong bệnh huyết áp thấp của viên Hồng mạch khang trên lâm sàng”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học y Hà Nội. 33. Trần Thị Dung (2011), “Đánh giá tác dụng điều trị huyết áp thấp của bài thuốc Hoàng kỳ bổ huyết thang”. 34. Trần Thị Quyên (2014), “Nghiên cứu độc tính và hiệu quả điều trị huyết áp thấp thứ phát của viên hoàn “Thăng áp dưỡng não””, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học y Hà Nội. 35. 南京中医学院。中医方剂学讲义1964. (Học viện Trung y Nam Kinh. Trung y phương tể học giảng nghĩa 1964) 36. 北京中医学院,中医炮制讲义1975. (Học viện Trung y Bắc Kinh, Trung y bào chế giảng nghĩa 1975) 37. Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB y học, tr. 391-92, 715, 783-86, 811-13, 863-67, 872-75, 877-81, 887-89. 38. Phillipson J.D và Anderson L.A (1984), “Ginseng- quality, safety and efficacy pharmaceutical jounal”, tr. 161-65. 39. Hoang KC (1993), “Herbs with multiple actions in: The pharmacology of Chinese herbs”, Boca Raton, Fl, CRC Press, tr. 137-89. 40. Kun Ying Yen (1992), “The illustrated Chinese material medica – Crude and prepared”, SMC publishing Inc – Taipei, tr. 29-31. 41.陈贵廷,杨思澍1996,中医中西医结合杂志,升压胶 治疗低血压,第十卷. (Trần Quý Đình, Dương Tư Chú 1996, tạp chí Trung Tây y kết hợp, viên nang tăng áp điều trị huyết áp thấp, quyển thứ 10) 42. Viện nghiên cứu Đông y (1992), Trung y khái luận, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 185-201. 43. Bộ y tế (2010) : “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp”, Phụ lục 2
Từ khóa » điều Trị Huyết áp Thấp Theo Yhct
-
Y Học Cổ Truyền Huyết áp Thấp (đông Y)
-
ĐIỀU TRỊ HUYẾT ÁP THẤP BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
-
HUYẾT ÁP THẤP ( Huyễn Vựng ) - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Điều Trị Huyết áp Thấp Bằng Bài Thuốc đơn Giản - Sở Y Tế Tỉnh Hà Tĩnh
-
Chữa Huyết áp Thấp Bằng Đông Dược
-
Điều Trị Huyết áp Thấp Bằng Bài Thuốc đơn Giản
-
Ðiều Trị Huyết áp Thấp, Thuốc Gì? - SO Y TE - TIEN GIANG
-
Bài Thuốc Trị Huyết áp Thấp - UBND Tỉnh Hà Nam
-
Thuốc Chữa Khỏi Bệnh Huyết áp Thấp
-
Huyết áp Thấp Nguyên Nhân, điều Trị Và Dự Phòng - Y Học Cộng Đồng
-
Cách điều Trị Huyết áp Thấp Bằng Đông Y Hiệu Quả Tại Nhà
-
Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Sài Gòn Chia Sẻ Bài Thuốc Trị Huyết áp Thấp
-
Tất Tần Tật Về Huyết áp Thấp - BookingCare
-
Hạ Huyết áp Bằng Cách ấn Huyệt - Bệnh Viện Đại Học Y Dược