Đánh Giá Tâm Thần Trong Rối Loạn Tâm Thần

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Chẩn đoán tâm thần dựa trên những nguyên tắc đã được xác lập về thăm khám và nắm rõ tiền sử kỹ lưỡng. Tất cả những gì ảnh hưởng tới cuộc sống của cá nhân đều phải được xác định và điều này chỉ có thể được thực hiện nếu như việc thăm khám gồm hỏi tiền sử; tình trạng tâm thần; các tình trạng y tế (bao gồm cả các thuốc); và tất cả các yếu tố môi trường văn hoá và xã hội tương ứng, ảnh hưởng đến cá nhân.

Phỏng vấn

Mỗi tiền sử tâm thần phải bao gồm các điểm sau đây: (1) sự phàn nàn của người bệnh; (2) bệnh hiện tại hoặc diễn biến của các triệu chứng; (3) những dấu hiệu thần kinh thực vật như nhu cầu tình dục, sự ngon miệng, ngủ; (4) những rối loạn trước đây và thực chất của nó, thời gian điều trị; (5) tiền sử gia đính - đặc biệt lưu ý đến khía cạnh di truyền và những ảnh hưởng của gia đình; (6) tiền sử bản thần - sự phát triển thời nhỏ, sự thích ứng thời kỳ thanh thiếu niên, trình độ văn hoá và cách thức ứng xử ở tuổi trưởng thành; (7) chức trách hiện tại, chú ý đến chức trách nghề nghiệp, xã hội, đào tạo và các lĩnh vực nghiệp dư; và (8) tiền sử về sử dụng rượu và các thuốc khác.

Thường cũng rất cần phải khai thác những thông tin bổ xung từ phía gia đình. Phỏng vấn gia đình về ứng xử của người bệnh với những người khác cũng có thể cung cấp thông tin quan trọng cho chẩn đoán, thậm chí có thể làm sáng tỏ bản chất của vấn đề và giúp cho cách tiếp cận điều trị phù hợp.

Khi có bất kỳ bằng chứng nào hoặc có nguy cơ cao về rối loạn hoạt động nhận thức thì phải khám tình trạng tâm thần thật đầy đủ và chi tiết. Khám tình trạng tâm thần gồm các mục sau: (1) Bên ngoài: chú ý đến kiểu quần áo hoặc trang điểm khác thường. (2) Hoạt động và hành vi: dáng đi, điệu bộ, giữ thăng bằng khi đi V.V.... (3) Cảm xúc: sự thể hiện cảm xúc bên ngoài ví dụ như trầm cảm, giận dữ, phân chân, sợ hãi hoặc không có phản ứng cảm xúc. (4) Khí sắc: những cảm giác và nhửng biểu hiện tình cảm mà người bệnh kể lại. (5) Ngôn ngữ: mạch lạc, tự phát, phát âm, miễn cưỡng trả lời, thời gian đáp lại. (6) Nội dung tư duy: liên tưởng, phân tán, ám ảnh, trầm cảm hoá, hoang tưởng, ảo giác, ý tưởng paranoid, biểu hiện giận dữ, sợ hãi hoặc các biểu hiện bất thường khác, ý tưởng tự sát hoặc giết người. (7) Nhận thức: (a) định hướng bản thân, thời gian, không gian, hoàn cảnh xung quạnh; (b) trí nhớ dài hạn và ngắn hạn, khả năng tái hiện; (c) khả năng tính toán và nhắc lại dãy số (nhắc xuôi được 6 số là bình thường), các phép tính có 7 hoặc 3 chữ số; (d) vốn kiến thức chung (ai là tổng thống, các bang, quãng đường, sự kiện); (e) khả năng trừu tượng hoá, thường trắc nghiệm với các câu tục ngữ phổ biến hoặc với những từ cùng nghĩa và trái nghĩa (ví dụ sự giống nhau và khác nhau giữa nói dối và thiếu sót); (f) khả năng gọi tên, đọc và viết những tên và vật trong bài trắc nghiệm; (g) chức năng tâm thần - vận động, bao gồm sự kết hợp giữa khả năng hiểu và trình bày lại cách làm bài tập (ví dụ “Hãy nói cho tôi rõ cách ném quả bóng như thế nào”); (h) khả năng tái hiện các cấu trúc hình học (ví dụ hình bình hành, các diện tích giao nhau); và (i) sự phân biệt bên phải bên trái. (8) Phán đoán những vấn đề mang tính kinh nghiệm chúng như cần phải làm gì khi một người hết thuốc. (9) Thấu hiểu bản chát và mức độ kéo dài của nhũng khó khăn hiện thời và hậu quả của nó đối với cuộc sống hàng: ngày của người bệnh.

Các trăc nghiệm nhận thức dạng như test rút gọn tình trạng tâm thần được tính điểm theo từng câu trả lời đúng. Tối đa là 30 điểm (dưới 27 điểm nghi ngờ là thực tốn). Ngoài ra cũng có những trắc nghiệm nhận thức chuyên biệt bởi lẽ nhiều người bệnh vẫn còn khả năng che dấu được những khuyết tật trong giao tiếp thông thường.

Khám tâm thần phải bao gồm cả việc xác lập đầy đủ tiền sử và khám thực thể (đặc biệt lưu ý đến khám thần kinh) cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng và những xét nghiệm chuyên biệt khác. Bệnh thực thể cũng có thể biểu hiện như bệnh tâm thần và ngược lại.

Các trợ giúp chẩn đoán chuyên biệt

Có nhiều test và quy trình đánh giá phù hợp, có thể được sử dụng nhằm khẳng định, làm sáng tỏ ấn tượng chẩn đoán ban đầu.

Test tâm lý

Test do các nhà tâm lý thực hiện nhằm đo trí tuệ và chức năng nhận thức, cung cấp thông tin về nhân cách, cảm giác chủ quan, tâm thần - cơ năng và bệnh lý tâm thần; phân biệt những vấn đề tâm thần với thực tổn. Tương tự như các test khác trong y học, các test này rất có ích cho những vấn đề chẩn đoán nhưng có thể là tốn kém không cần thiết

Test đối tượng:

Những test này nhằm so sánh lượng giá với mẫu chuẩn.

Test trí tuệ:

Test trí tuệ được dùng nhiều nhất là test trí tuệ Wechsler (Wechsler Adult Intelligence Sacle - Reviced - WAIS-R). Kết quả của test cho phép đánh giá không chỉ IQ mà cả sự thoái triển trí tuệ (nếu có).

Thống kê nhân cách đa pha Minnesota (Minnesota Multiphasic Personality Inventory - MMPI):

MMPI là một test dựa trên kinh nghiệm để đánh giá nhân cách và những biến đổi tâm thần. Điểm của bệnh nhân được giải thích trong sự so sánh với dữ liệu về những người khác với cùng kiểu đáp ứng với đánh giá thay đổi tâm thần

Các công cụ sàng lọc:

Những test này bao gồm bộ câu hỏi trầm cảm Beck (Beck Depression Inventoy) nhằm xác định mức độ rối loạn cảm xúc và test hưng - trầm cảm ban đầu, đo một cách rộng rãi những nhận xét của người bệnh và hỗ trợ chẩn đoán phân biệt.

Đánh giá tâm lý thần kinh:

Những đánh giá này được thực hiện khi có biểu hiện thiếu hụt thực tổn nhưng cần phải xác định định khu giải phẫu và mức độ rch loạn chức năng.

Test xuất chiếu:

Đây là những test phi cấu trúc do vậy người bệnh trả lời theo cách tưởng tượng của mình. Test đặc biệt có công dụng trong việc xác định các rối loạn tâm thần và động cơ vô thức.

Chẩn đoán tâm lý Rorschach:

Test bao gồm 10 vết mực để cung cấp những thông tin quan trọng về tâm lý - cơ năng và những sai lệch khác.

TAT (Thematic Apperception Test):

Test này sử dụng 20 bức tranh thể hiện con người trong các tình huôhg khác nhau nhăm đánh giá những xung đột liên nhân cách

Đánh giá thần kinh

Nhiều khi cần đến tư vấn, trong đó có thể sử dụng những test chuyên biệt. Chụp hình não có lợí cho việc xác định những bất thường cấu trúc ở những người có tiền sử và thăm khám chưa rõ ràng (ví dụ có những pha rối loạn phân li hoặc loạn thần không bình thường nhưng không giải thích được bằng sự lạm dụng thuốc). Chụp cộng hưởng từ (MRI) rất có giá trị để xác định ổ tổn thương và qúa trình hủy myelin và các bệnh thoái triển (ví dụ bệnh Huntington). Ghi điện não có tác dụng cho chẩn đoán các rối loạn có co giật và chẩn đoán, phân biệt sảng với trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ. Điển hình nhất đối với sảng là sóng chậm lan toả, trong khi đó trầm cảm hay sa sút trí tuệ lại không có những biến đổi như vậy. Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn photon (Single Photon Emisson Computed Tomography - SPECT) cũng giống như PET, là kỹ thuật ghi hình của tia Gamma và cả hai đều cho hình ảnh cắt lớp hoạt động của não. SPECT rẻ hơn nhưng bất tiện hơn bởi lẽ độ phân giải hình ảnh thấp hơn và định lượng hoạt động cục bộ của não kém hơn.

Trình bày chẩn đoán

Chẩn đoán tâm thần phải dựa trên những cứ liệu dương tính từ những phương pháp đề cập ở trên. Nó không thể dựa trên một kết luận đơn thuần từ những dấu hiệu thực thể.

Sự đánh giá tâm thần một cách tỉ mỉ có giá trị chẩn đoán cũng như điều trị và phải được trình bày dễ hiểu nhất đối với cả các bác sĩ khác cũng như người bệnh và gia đình của họ.

Từ khóa » Trắc Nghiệm Minnesota