Đánh Giá Tình Trạng Dinh Dưỡng Người Trưởng Thành Bằng Chỉ Số BMI

protein
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành

Tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành được đánh giá bằng chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index). Chỉ số được tính theo công thức:

Chỉ số BMI

 

Ngưỡng đánh giá chỉ số BMI theo tiêu chuẩn của WHO:

  • ≥ 40                Béo phì độ 3
  • 35 – 39,9        Béo phì độ 2
  • 30 – 34,9        Béo phì độ 1
  • 25,0 – 29,9     Tiền béo phì
  • 18,5 – 24,9     Bình thường
  • 17,0 – 18,4     Thiếu năng lượng trường diễn độ 1
  • 16,0 – 16,9     Thiếu năng lượng trường diễn độ 2
  • < 16,0            Thiếu năng lượng trường diễn độ 3

Ngưỡng đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của hiệp hội đái tháo đường châu Á:

  • ≥ 35                     Béo phì độ 3
  • 30,0 – 34,9          Béo phì độ 2
  • 23,0 – 29,9          Béodiễn độ 1
  • 16,0 – 16,9          Thiếu năng lượng trường diễn độ 2
  • < 16,0                 Thiếu năng lượng trường diễn độ 3

Áp dụng:

Chỉ số khối cơ thể theo ngưỡng trên cho người từ 20 – 60 tuổi.

Đánh giá TTDD bằng chỉ số khối cơ thể không áp dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú, ít có giá trị ở người trên 60 tuổi. Cần thận trọng khi sử dụng ngưỡng BMI này cho vận động viên TDTT, cán bộ lực lượng vũ trang.

Đối với trẻ vị thành niên (9 – 19 tuổi) cũng có thể dùng chỉ số khối cơ thể nhưng phải áp dụng ngưỡng phân loại theo percentile. Nếu BMI dưới 5% percentile là thiếu dinh dưỡng, nếu BMI > 85 percentile là thừa dinh dưỡng.

Để đánh giá mức độ phổ biến thiếu năng lượng trường diễn tại cộng đồng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dùng các ngưỡng sau đây đối với người trưởng thành (20 – 60 tuổi):

Tỷ lệ thiếu năng lượng

trường diễn (BMI<18,5)

Tỷ lệ thấp 5 – 9%
Tỷ lệ trung bình 10 – 19%
Tỷ lệ cao 20 – 39%
Tỷ lệ rất cao 40%

Từ khóa » Bmi Người Trưởng Thành