Đánh Giá ưu Và Nhược điểm Của Cầu Thang Gỗ Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Cầu thang gỗ là xu hướng thiết kế nội thất đã ra đời từ rất lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa bao giờ bị “lãng quên”. Bởi vì gỗ luôn có một vẻ đẹp riêng, bền bỉ với thời gian nên được rất nhiều người yêu thích. Vậy có những kiểu cầu thang gỗ nào? Loại cầu thang này có ưu và nhược điểm gì? Hãy cùng Kiến Trúc Trang Kim tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Cầu thang gỗ là gì?
- Cấu tạo của cầu thang gỗ
- Một số kiểu cầu thang gỗ phổ biến
- Ưu và nhược điểm của cầu thang gỗ
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Xu hướng thiết kế cầu thang gỗ được yêu thích nhất hiện nay
- Cầu thang gỗ xương cá
- Cầu thang gỗ dây cáp
- Cầu thang gỗ kết hợp giếng trời
- Những lưu ý khi thiết kế cầu thang gỗ cần biết
- Lựa chọn chất liệu gỗ
- Thiết kế cầu thang phù hợp với không gian
- Giá thi công cầu thang gỗ
- Chọn đơn vị thi công cầu thang gỗ uy tín
- Quy trình thi công cầu thang gỗ
- Bước 1: Lắp mặt cầu thang
- Bước 2: Lắp phần cổ bậc cầu thang
- Bước 3: Lắp đặt con tiện cầu thang
- Bước 4: Lắp tay vịn cầu thang
- Bước 5: Ráp phần nẹp – len
- Gợi ý một số mẫu cầu thang gỗ đẹp cho ngôi nhà của bạn
Cầu thang gỗ là gì?
Cầu thang gỗ được làm hoàn toàn từ gỗ hoặc gỗ kết hợp với một số vật liệu khác để tăng độ chắc chắn, an toàn cho kết cầu của cầu thang. Đặc biệt, chất liệu gỗ rất dễ tạo hình, chạm trổ nên có thể thiết kế linh hoạt theo nhiều phong cách khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển cho đến hiện đại.
Cấu tạo của cầu thang gỗ
Cầu thang gỗ gồm có những bộ phận chính sau:
- Dầm móng chân thang
- Bản thang (đan thang, đợt thang)
- Chiếu nghỉ
- Dầm chiếu nghỉ
- Chiếu tới
- Dầm chiếu tới
- Mặt bậc thang
- Dầm cuốn thang
- Lan can tay vịn gỗ
Một số kiểu cầu thang gỗ phổ biến
Ưu và nhược điểm của cầu thang gỗ
Từ lâu gỗ là chất liệu được sử nhiều trong các công trình kiến trúc. Chúng có độ bền, khả năng chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao nên được các gia chủ ưu tiên lựa chọn khi làm cầu thang.
Ưu điểm
Độ bền cao
Đối với loại cầu thang được làm bằng gỗ tự nhiên thì ưu điểm nổi bật nhất chính là độ bền cao, chắc chắn và ít bị thấm nước. Nếu cầu thang gỗ được bảo trì tốt và sử dụng đúng cách có thể duy trì tuổi thọ lên tới hàng trăm năm.
An toàn
Bề mặt gỗ có độ bám tốt nên khi di chuyển trên cầu thang sẽ không bị trơn trượt. Phần lan can, tay vịn làm từ gỗ cũng giúp chúng ta nắm chắc chắn hơn nên rất thuận tiện khi phải thường xuyên đi lên xuống cầu thang.
Vẻ đẹp tự nhiên
So với các chất liệu khác thì gỗ có màu sắc tự nhiên nhất giúp mang lại cảm giác ấm cúng, thư giãn. Đặc biệt, với những loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ sồi, gỗ đỏ… khi dùng làm cầu thang còn góp phần tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp, thời thượng và khẳng định chất riêng của gia chủ.
An toàn cho sức khỏe
Gỗ tự nhiên là chất liệu thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe. Một số loại gỗ quý như gỗ sồi, gỗ hương thường có mùi thơm dễ chịu giúp mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Hơn nữa gỗ tự nhiên còn có đặc tính “mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông” rất thuận tiện cho việc di chuyển.
Dễ dàng vệ sinh và làm mới
Cầu thang gỗ rất dễ vệ sinh, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm để lau chùi bụi bẩn. Tuy nhiên, không nên đổ trực tiếp nước lên bề mặt gỗ vì lâu dần sẽ làm cầu thang bị ẩm mốc. Sau một thời dài sử dụng, nếu cầu thang có dấu hiệu đổi màu thì có thể bảo dưỡng định kỳ với dầu bóng để làm mới cầu thang.
Nhược điểm
Bề mặt gỗ dễ bị trầy xước
Bề mặt gỗ của cầu thang dễ bị trầy xước do các tác động bên ngoài như vật cứng cọ vào, vật nặng chà xát hoặc bị thú nuôi cào… sẽ làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Do đó, bạn phải thường xuyên bảo dưỡng cầu thang nếu có những dấu hiệu trầy xước.
Cầu thang phát ra tiếng kêu
Khi di chuyển qua các bậc cầu thang gỗ thường có tiếng động lớn hơn so với mặt cầu thang làm từ đá. Đồng thời, phần ốc vít hoặc khớp nối ở tay vịn cầu thang sau một thời gian dài sử dụng sẽ có dấu hiệu lung lay nên khi di chuyển sẽ phát ra tiếng kêu nhẹ.
Mối mọt và ẩm mốc
Gỗ là chất liệu tự nhiên nên dễ bị mối mọt, ẩm mốc làm ảnh hưởng tới độ chắc chắn của cầu thang. Vì vậy, khi sử dụng gỗ làm cầu thang cần xử lý mối mọt trước để duy trì độ bền về sau.
Dễ bạc và xỉn màu
Màu sắc của gỗ tự nhiên dễ bị biến đổi do thời tiết, ánh nắng và nhiệt độ. Để giữ cho màu gỗ được lâu hơn và luôn sáng bóng bạn nên bố trí cầu thang ở khu vực ít bị nắng chiếu trực tiếp, dùng tấm màn che hoặc dùng vecni (một loại sơn giúp giữ màu gỗ được màu tươi mới).
Giá thành cao
So với cầu thang gỗ công nghiệp thì cầu thang gỗ tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều, nhất là các loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ hương, gỗ đỏ… Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như loại hình cầu thang mà bạn nên lựa chọn chất liệu gỗ phù hợp để vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.
Xu hướng thiết kế cầu thang gỗ được yêu thích nhất hiện nay
Cầu thang gỗ xương cá
Cầu thang gỗ xương cá có hình dáng tương tự những đốt xương cá, các bậc cầu thang với khoảng mở lớn giúp tạo sự thông thoáng cho không gian. Loại cầu thang này có thiết kế tối ưu hóa không gian nên rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
Cầu thang gỗ dây cáp
Cầu thang gỗ dây cáp được cấu tạo chủ yếu từ dây cáp treo và mặt cầu thang bằng gỗ. Với thiết kế giúp đón ánh sáng và không khí tự nhiên từ bên ngoài, kiểu cầu thang này tạo cảm giác không gian trong nhà không bị phân tách.
Cầu thang gỗ kết hợp giếng trời
Với kiểu thiết kế này, cầu thang sẽ được đặt tại trung tâm ngôi nhà nên giúp đón ánh sáng và gió từ bên ngoài tốt hơn. Khu vực chân cầu thang có thể tận dụng trồng tiểu cảnh, cây xanh để mang lại không khí trong lành và thoáng mát.
Những lưu ý khi thiết kế cầu thang gỗ cần biết
Để thiết kế được một mẫu cầu thang gỗ phù hợp với ngôi nhà và sở thích là việc không hề dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số lưu ý dưới đây để có thêm kinh nghiệm khi thiết kế cầu thang cho không gian sống của bạn.
Lựa chọn chất liệu gỗ
Chất liệu gỗ là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến độ an toàn và tính thẩm mỹ của cầu thang. Hiện nay, có 2 loại gỗ được dùng làm cầu thang phổ biến nhất là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp.
Trong đó, gỗ tự nhiên có nhiều ưu điểm hơn so với gỗ công nghiệp. Nó có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, dễ chạm trổ và thi công. Đặc biệt, với các loại gỗ quý thì ít bị mối mọi và cong vênh trong quá trình sử dụng. Một số loại gỗ tự nhiên thường dùng làm cầu thang như gỗ óc chó, gỗ sồi trắng, gỗ căm xe, gỗ lim, gỗ giáng hương…
Đối với gỗ công nghiệp thì có 3 loại được dùng nhiều nhất là gỗ MDF, MFC và HDF. Các loại gỗ này đều có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, bề mặt mịn bóng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, cầu thang làm từ gỗ công nghiệp sẽ có tuổi thọ thấp và vẫn bị thấm nước.
Mặc dù gỗ công nghiệp có nhiều ưu điểm và giá thành thấp, nhưng phần lớn các gia đình ở Việt Nam lại lựa chọn cầu thang gỗ tự nhiên nhiều hơn. Nguyên nhân chính là do thời thiết của nước ta thuộc nhóm nhiệt đới ẩm gió mùa nên gây nhiều bất lợi khi dùng gỗ công nghiệp như dễ bị phai màu, tuổi thọ thấp hay màu vân gỗ không thật.
Ở miền Bắc với thời tiết nồm ẩm quanh năm khi lau chùi cầu thang với nước thường xuyên sẽ làm giảm chất lượng và độ bền của gỗ công nghiệp. Ở miền Nam thì lại nắng nóng quanh năm mà gỗ công nghiệp thì không có khả năng hạ thấp nhiệt như gỗ tự nhiên dẫn tới nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, giá thành của gỗ tự nhiên tương đối cao nên bạn cũng hết sức cân nhắc về chi phí.
Thiết kế cầu thang phù hợp với không gian
Tùy thuộc vào diện tích và phong cách thiết kế mà bạn sẽ lựa chọn các mẫu cầu thang phù hợp. Đối với những ngôi nhà có diện tích lớn có thể chọn nhiều mẫu cầu thang gỗ đẹp như cầu thang dạng xương cá, cầu thang chữ L hay cầu thang gỗ đổi chiều 180 độ.
Ngược lại, những gia đình cho diện tích nhỏ khi thiết kế cầu thang phải chú ý đến chiều ngang để không chiếm quá nhiều không gian của ngôi nhà. Bạn nên chọn mẫu cầu thang gỗ thẳng có độ rộng từ 0,9 – 1,2m và chiều cao mỗi bậc khoảng 150mm. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư để có thể thiết kế cầu thang tối ưu cho không gian, đúng phong thủy.
Theo phong thủy, cầu thang không nên đặt ở giữa nhà, có hướng lao thẳng ra cửa chính, đối diện với nhà vệ sinh, bếp hay những nơi thiếu ánh sáng. Bởi vì, khi đặt ở những vị trí này sẽ làm ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của gia chủ.
Giá thi công cầu thang gỗ
Giá thi công cầu thang gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu gỗ, kích thước mặt gỗ, kích thước lan can, số bậc, chiều dài và rộng của cầu thang… Dưới đây là mức giá của một số loại cầu thang gỗ phổ biến nhất hiện nay:
Cầu thang gỗ sồi Mỹ
- Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.000.000 VNĐ/m2
- Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 900.000 VNĐ/m2
- Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 120.000 VNĐ/m
- Tay vịn cầu thang: Giá từ 550.000 VNĐ/md
- Con tiện gỗ sồi: Giá từ 80.000 VNĐ/con
Cầu thang gỗ lim Nam Phi
- Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.100.000 VNĐ/m2
- Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 1.000.000 VNĐ/m2
- Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 120.000 VNĐ/m
- Tay vịn cầu thang: Giá từ 600.000 VNĐ/md
- Con tiện gỗ lim: 100.000 VNĐ/con
Cầu thang gỗ đỏ Nam Phi
- Mặt bậc cầu thang (dày 30mm): Giá từ 2.600.000 VNĐ/m2
- Cổ bậc (dày 15mm): Giá từ 1.200.000 VNĐ/m2
- Nẹp cầu thang (dày 15mm): Giá từ 160.000 VNĐ/m
- Tay vịn cầu thang: Giá từ 650.000 VNĐ/md
- Con tiện gỗ đỏ : 120.000 VNĐ/con
Lưu ý: Giá thi công cầu thang gỗ sẽ thay đổi theo thời gian và vùng miền
Cầu thang gỗ công nghiệp
Chi phí thi công cầu thang gỗ công nghiệp thấp hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên, chỉ dao động khoảng từ 300.000 – 600.000 VNĐ/m2 tùy thuộc vào loại gỗ và độ dày của các phụ kiện đi kèm.
Chọn đơn vị thi công cầu thang gỗ uy tín
Bạn nên lựa chọn những công ty uy tín, nhiều kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ thiết kế và lắp đặt trọn gói để tiết kiệm chi phí, thời gian và nhận được các chính sách bảo dưỡng tốt nhất.
Quy trình thi công cầu thang gỗ
Bước 1: Lắp mặt cầu thang
Mặt cầu thang là bộ phận được lắp đặt đầu tiên, thông thường có 3 cách thực hiện, đó là: dùng đinh đóng, dùng vít hai đầu cố định bề mặt và lắp mặt cầu thang bằng chốt măng cá. Tùy thuộc vào loại cầu thang mà thợ thi công sẽ áp dụng cách lắp phù hợp.
Bước 2: Lắp phần cổ bậc cầu thang
Cổ bậc là nơi tiếp xúc giữa bề mặt bê tông và cổ bậc cầu thang. Khi lắp ráp phần mặt bê tông sẽ được trát một lớp keo, sau đó đặt phần cổ bậc thang lên và dùng búa gõ nhẹ để cố định 2 bề mặt này lại với nhau.
Bước 3: Lắp đặt con tiện cầu thang
Con tiện giúp tăng độ kiên cố và tính thẩm mỹ của cầu thang. Khoảng cách của các con tiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng kiểu dáng cầu thang, nhưng khoảng cách phổ biến nhất là 150 – 200mm.
Bước 4: Lắp tay vịn cầu thang
Kích thước và chiều dài của tay vịn được tính toán từ trước. Người thợ sẽ đục lỗ phía dưới tay vịn bằng phần đầu phía trên của con tiện, sau đó con tiện sẽ được lắp vào tay vịn bằng keo dính.
Bước 5: Ráp phần nẹp – len
Người thợ dùng cưa cắt mặt bậc để đưa nẹp len tường vào trong, sau đó cố định bằng đinh vít. Thông thường nẹp có độ dày khoảng 1.5 cm và rộng từ 8-9 cm.
Quý khách có thể tham khảo quy trình thi công hoàn thiện cầu thang gỗ trong video dưới đây:
Gợi ý một số mẫu cầu thang gỗ đẹp cho ngôi nhà của bạn
Trên đây là những thông tin cơ bản về cầu thang gỗ, nếu bạn có thắc mắc hoặc nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở hãy liên hệ với Kiến Trúc Trang Kim qua Hotline: 0985.999.895 để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi hiện là đơn vị chuyên thiết kế và xây dựng hàng đầu tại Hà Nội với hơn 10 năm kinh nghiệm. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, thiết kế và thợ thi công lành nghề, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những công trình an toàn và chất lượng nhất.
Từ khóa » Gỗ Làm Cầu Thang
-
Nên Làm Cầu Thang Bằng Gỗ Gì Và Các Loại Gỗ Làm Cầu Thang?
-
Tư Vấn Cầu Thang Gỗ Và Tất Cả Những điều Bạn Cần Phải Biết để Sở ...
-
Nên Chọn Loại Gỗ Gì Làm Cầu Thang Và Những Mẫu Cầu Thang Gỗ đẹp ...
-
Bảng Giá Mặt Bậc Cầu Thang Gỗ Tự Nhiên Năm 2022
-
ĐỪNG LÀM Cầu Thang Gỗ NẾU Chưa đọc Bài Này
-
Các Loại Gỗ Thường được Sử Dụng để Làm Cầu Thang
-
Nên Chọn Gỗ Gì để Làm Cầu Thang
-
Báo Giá Thi Công Cầu Thang Gỗ được Cập Nhật Mới Nhất
-
Làm Cầu Thang Gỗ ở đâu đẹp Giá Tốt Nhất? - Ecovuhoang
-
Hơn 100+ Mẫu Cầu Thang Gỗ Đẹp, Hiện Đại [Báo Giá Rẻ Nhất 2022]
-
20+ Mẫu Cầu Thang Gỗ đẹp. Các Loại Gỗ Phổ Biến Trong Làm Cầu Thang
-
Báo Giá Tay Vịn Cầu Thang Gỗ 2022 Mới Nhất - Nội Thất Điểm Nhấn
-
NÊN CHỌN GỖ NÀO ĐỂ LÀM CẦU THANG??... - Nội Thất Cầu ...