Đánh Giá Việc Quản Lý Và Sử Dụng đất đai Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Khái niệm giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai
  • Các chủ thể thực hiện quyền giám sát quản lí sử dụng đất 

Khái niệm giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý và sử dụng đất đai

Giám sát là một thuật ngữ thường được nhắc tới trong nhiều mối quan hệ xã hội như giám sát xây dựng, giám sát thương mại, giám sát kĩ thuật, giám sát tài chính… Vậy giám sát cần được hiểu như thế nào?

Một cách thông dụng nhất, giám sát là hoạt động theo dõi, kiểm tra, xem xét việc thực hiện, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã quy định. Thông qua đó mà xác định những tồn tại để tìm ra những giải pháp khắc phục. 

Đánh giá là quá trình xem xét một cách khách quan và có hệ thống một sự việc, hiện tượng, một chính sách… đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành, nhằm xác định những căn cứ để đưa ra các quyết định phù hợp. 

Với ý nghĩa đó, trong hoạt động quản lí nói chung và hoạt động quản lý đất đai nói riêng, giám sát và đánh giá có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau.

Quá trình giám sát cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Bởi vậy, hai biện pháp này đều là các biện pháp quan trọng nhằm định hướng cho các hoạt động đạt được những mục tiêu đề ra. 

Trong lĩnh vực đất đai, hoạt động giám sát được thực hiện để xác lập căn cứ cho quá trình theo dõi, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, tính hiệu quả trong hoạt động quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với vị thế là chủ thể đại diện cho quyền sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền thống nhất quản lý đất đai, Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được đặt trong mối quan hệ chịu sự chi phối và giám sát của chủ sở hữu.

Luật đất đai năm 2013 đã thực sự pháp lí hoá những mối quan hệ cần phải được thừa nhận.

Đó là, trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất – một nội dung mang tính chất then chốt trong hoạt động quản lí, cho việc khai thác, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vì sự phát triển bền vững cho tương lai của đất nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân;

Xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Người dân với tư cách là chủ sở hữu đất đai có quyền theo dõi, đánh giá hoạt động quản lí đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Các chủ thể thực hiện quyền giám sát quản lí sử dụng đất 

Thông thường, các hoạt động giám sát ở Việt Nam được chia thành giám sát mang tính chất quyền lực và giám sát không mang tính chất quyền lực. KIDO 

Thứ nhất, giám sát mang tính chất quyền lực do Quốc hội và hội và hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND. 

Thứ hai, giám sát không mang tính chất quyền lực do Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Thứ ba, giám sát của công dân đối với quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

Việc giám sát này được thực hiện theo hình thức giám sát trực tiếp thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết hoặc giám sát gián tiếp theo cách thức phản ánh, gửi đơn đến các tổ chức đại diện để các tổ chức này thực hiện quyền giám sát. 

Nội dung giám sát đối với công dân, nội dung giám sát trong quản lý và sử dụng đất bao gồm: 

– Việc lập, điều chỉnh, công bố thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 

– Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; 

– Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; 

– Việc đăng kí đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 

– Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai, định giá đất; 

– Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân phải kiểm tra, xử lí, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền, chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh. 

Với cơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá việc quản lý sử dụng đất đai, Luật đất đai năm 2013 đã đặt nền tảng cho việc phát hiện, ngăn ngừa và loại trừ sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Từ khóa » Cách Quản Lý đất đai Là Gì