Dành Hay Giành Là Gì? Để-Giành/Dành? Dành/Giành-Cho?

Dành hay Giành là gì? Để giành hay Để Dành? Dành cho hay Giành cho? Có rất nhiều từ ngữ và câu hỏi được đặt quanh chữ “D” và chữ “Gi”. Bởi trong từ điển tiếng Việt thì đây chính là từ có phát âm giống nhau và khó phân biệt nhất.

Trong bài viết dưới đây, Antimatter.vn sẽ củng cố kiến thức cho bạn bằng cách phân tích chi tiết về những từ ngữ này.

Dành hay Giành là gì
Dành hay Giành là gì

Dành hay Giành từ nào là đúng chính tả?

Trong từ điển tiếng Việt, từ Dành và Giành đều đúng chính tả.

Dành là gì?

Dành là động từ được dùng để nói về hành động giữ lại hay để dành riêng việc gì đó cho ai. Mang ý nghĩa sở hữu cất đi, giữ đi.

Ví dụ: dành tiền, dành riêng, dành thời gian, dành thức ăn, để dành, dành phần,…

  • Hiện nay, ở trung tâm Kim Phước đã có lớp học riêng dành cho người khiếm thính.
  • Thời gian hiện tại, tôi đang dành hết mọi thời gian rảnh rỗi cho việc viết content.

Giành là gì?

Từ “Giành” có nhiều lớp nghĩa:

  • Danh từ: nói tới đồ vật dùng để đựng đồ được đan bằng tre hay nứa có thành cao, đáy phẳng.
  • Động từ: nói tới việc cố gắng dùng mọi tâm trí, sức lực để lấy về cho mình thứ mong muốn từ tay người khác, không để ai đó có cơ hội sở hữu nữa.

Các từ tiếng Việt có “Giành” như: giành độc lập, giành giải, tranh giành, giành quyền lợi, giành mồi, giành giật,…

Ví dụ:

  • Ngày xưa ông bà ta đã cố gắng chiến đấu và hy sinh để giành độc lập cho dân tộc.
  • Ngoài bờ sông, hai con quạ đang giành mồi với nhau.

Nên sử dụng từ Dành hay Giành khi nào?

Hai từ ngữ DànhGiành có cách phát âm giống nhau. Để sử dụng chính xác 2 từ ngữ này bạn nên phân biệt được từng ngữ cảnh nên sử dụng như sau:

*Cách dùng từ Dành: dùng trong câu để nói về 1 thứ gì đó được ai nhường lại hay cho mình.

Ví dụ:

  • Anh Long đã dành tình cảm quá nhiều cho chị Bi.
  • Con gái hay giận bởi luôn muốn được người yêu dỗ dành.
  • Mẹ tôi luôn để dành đồ ăn cho con cái.
  • Bao năm vất vả, bả đã dành dụm được 1 khoản tiền để xây căn nhà.

*Cách dùng từ Giành: là hành động cố gắng giành giật của người khác để thuộc về mình cho bằng được. Hay dùng để chỉ đồ vật đan bằng tre nứa có đáy phẳng.

Ví dụ:

  • Đừng cố gắng tranh giành những thứ không thuộc về mình.
  • Giành giật 1 người đàn ông không tốt chỉ khiến bạn thêm mất giá trị.
  • Đừng bao giờ giành ăn với người khác vì lúc đó bạn thật sự rẻ tiền.

Để Giành hay Để Dành là đúng chính tả?

→Đáp án: Để Dành là cụm từ chính xác.

Để dành là hành động cất giấu đi 1 vật gì đó và để dùng cho sau này. Để giành là từ sai chính tả không hề có trong từ điển Tiếng Việt.

Dành Cho hay Giành Cho là chính xác?

→Đáp án: Dành cho là từ đúng.

Bởi chúng thể hiện được tâm nguyện của người muốn gửi gắm tới người nhận. Đem lại những điều tốt đẹp nhất dành cho ai đó. Đây là một từ chuẩn xác mà bạn nên ghi nhớ.

Hậu quả khi dùng sai từ Dành và Giành

Như đã nói ở trên, 2 từ ngữ này thật sự rất khó để có thể phân biệt. Khi bạn sử dụng nhầm lẫn sẽ khiến người đọc hay người nghe hiểu nhầm ý nghĩa của câu từ.

Ví dụ 1: “Nam là một đứa con có hiếu, luôn để giành thức ăn cho mẹ”

-> Phân tích ví dụ:

Giành là động từ nói về hành động lấy 1 vật gì đó của người khác để trở thành vật sở hữu của mình. Trong câu trên, Nam không thể là 1 đứa con có hiếu khi giành đồ ăn của mẹ về mình được.

Nên từ chính xác sẽ là dành thức ăn. Câu này sẽ mang hàm ý rằng dù Nam có đồ ăn gì đi nữa, thì vẫn luôn luôn để lại cho mẹ mình ăn cùng chứ không tham ăn hết của mẹ. Đây là một biểu hiện của người con có hiếu và yêu thương mẹ mình.

Ví dụ 2: “Vì quá mê cái túi xách của Ly mà Hương đã cố gắng dành giật cho bằng được”

-> Phân tích ví dụ:

Dành là từ mang ý nghĩa cất đi, giữ đi cho 1 ai đó. Nhưng ở câu trên muốn nói về hành động chiếm đoạt túi xách của Hương nên từ dành là sai ngữ pháp.

Từ chính xác là từ Giành giật. Nói tới hành động của Hương đang cố gắng chiếm lấy cái túi xách của Ly để nó thuộc về riêng bản thân của mình.

Với những người chưa hiểu rõ ý nghĩa của DànhGiành hay thường xuyên nhầm lẫn giữa chữ “Gi” và chữ “D sẽ thường xuyên mắc phải lỗi này.

Xem thêm:

  • Dữ và Giữ là gì?
  • Dã dời hay Rã rời?
  • Dỗi hơi hay Rỗi hơi?
  • Rảnh rỗi hay Rảnh dỗi?

Thông qua bài viết chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về Dành hay Giành? Để giành hay Để Dành? Dành cho hay Giành cho? Từ nào là đúng chính tả? Nên sử dụng chúng trong trường hợp nào là hợp lý nhất. Hãy cùng theo dõi Antimatter.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

Từ khóa » Chữ Dành Hay Giành