Danh Họa Từ Bi Hồng - Kiến Trúc Việt-Vietnam Architecture

Chuyển đến nội dung chính

Danh họa Từ Bi Hồng

Từ Bi Hồng (徐悲鴻) (1895-1953) là một họa sỹ chuyên vẽ tranh về ngựa, người Trung Quốc.Ông sinh ngày 19 tháng 7 năm 1895 tại thôn Chấn Kì, Đình Kiều, huyện Nghi Hưng, tỉnhGiang Tô, Trung Quốc trong một gia đình có 6 anh em. Hồi bé còn có tên là Thọ Khang, bố ông là Từ Đạt Chương, họ Từ ba đời làm nông dân. Bố ông là một họa sĩ dân gian nổi tiếng trong vùng bằng nghề khắc dấu, viết câu đối, vẽ tranh dân gian và canh nông. Vì vậy, Từ Bi Hồng đã sớm phải gánh vác việc gia đình do gia cảnh không mấy khá giả, lại là con trưởng. Năm 6 tuổi, ông đã được bố dạy vẽ tranh dân gian. Sau đó, ông đã cùng cha mình đi rất nhiều nơi để vẽ tranh, khắc dấu cho nhiều đình thờ, miếu mạo quanh vùng. Năm 1912, ông đến Thượng Hải học vẽ theo trường phái hội họa của châu Âu. Sau đó, ông đã về quê dạy học ở một trường trung học. Năm 1916, ông trở lại Thượng Hải và thi vào trường Đại học Mĩ thuật. Nhờ học giỏi, ông đã được du học tại Cao đẳng Mĩ thuật Paris sau đó 3 năm. Chính nhờ thời gian học tại nước ngoài, ông đã tiếp thu được rất nhiều tinh hoa văn hóa hội họa của nhân loại. Ông đã tới nhiều nước ở châu Âu như: Đức, Ý, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, Indonesia... nên tài năng kiệt xuất của ông là một sự tổng hòa của văn hóa hội họa Đông - Tây. Ông về và sinh sống tại Nam Kinh và được bổ nhiệm làm giảng viên Đại học Trung ương Nam Kinh, rồi Viện trưởng Viện Mĩ thuật Trung ương Bắc Kinh. Ông mất ngày 26 tháng 9 năm 1952 tại Bắc Kinh vì bệnh xuất huyết não.Ông là họa sĩ nổi tiếng về vẽ ngựa, ngoài ra là những bức tranh về vẽ chân dung. Những con ngựa được ông vẽ với đủ những tư thế, ông vẽ bằng lối tả ý theo truyền thống hội họa của Trung Quốc, kết hợp với kĩ xảo sáng tối của châu Âu. Những nét vẽ cuồn cuộn nhưng rất phóng khoáng với màu mực nho truyền thống. Thông qua hình ảnh con ngựa, ông bộc lộ tình cảm nhiệt huyết của mình, gửi gắm khát vọng, tinh thần nhân văn của văn hóa Trung Hoa. Ông bày tỏ niềm vui sướng của mình trước mọi thắng lợi và thành công của con người. Những bức tranh chân dung ông vẽ là vợ của ông (Tưởng Bích Vy), của những nữ sinh nơi ông giảng dạy và chân dung của những nhà tư tưởng tiến bộ ông từng tiếp xúc. Không chỉ là một đại danh họa, Từ Bi Hồng còn là một nhà yêu nước, nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và là một nhà giáo dục xuất sắc của Trung Hoa và thế giới. Từ năm 1937 - 1939, Ông được phong hàm giáo sư nghệ thuật, chủ nhiệm hội Mĩ thuật và rồi Viện trưởng Viện Nghệ thuật Bắc Kinh. Ông được coi là một trong những thành viên thành lập phong trào nghệ thuật theo chủ nghĩa hiện thực ở Trung Quốc và là một trong hai danh họa vĩ đại nhất của Trung Quốc thế kỷ 20 (Cùng với Tề Bạch Thạch).
Từ Bi Hồng - một đại Danh họa kiệt xuất của nhân loại Danh họa Từ Bi Hồng (1895-1953) Danh họa Từ Bi Hồng, nhà giáo dục - nhà hoạt động xã hội kiệt xuất của Trung Hoa và thế giới đã qua đời Ngày 26-9-1953, vì một lý do hết sức "thảm", đó là trượt chân rơi xuống vực... chỉ vì mải đi giật lùi để ngắm ngựa từ phía sau! Từ Bi Hồng (Hsu Pei Hung) sinh trưởng trong một gia đình làm nghề nông, ở trấn Kỷ Đình Kiều, huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Thân phụ của Ông là cụ Từ Đạt Chương, một họa gia dân gian khá nổi tiếng nhưng "lỡ vận" và mẹ là một thôn nữ đảm đang, hiền dịu. Gia đình Từ Bi Hồng có 6 anh chị em và ông là con trai trưởng. Nhờ thừa hưởng "gen hội họa" của cụ Từ Đạt Chương nên ngay từ thuở niên thiếu, Từ Bi Hồng đã được thân phụ truyền dạy về thư pháp, họa pháp, họa luận và cả kỹ thuật vẽ thủy mặc, hoa điểu, chân dung, tĩnh vật… Tuy nhiên, do gia cảnh bần hàn nên từ nhỏ Từ Bi Hồng đã phải sống một cuộc sống lam lũ, vất vả. Mới khoảng 6 tuổi, cậu bé họ Từ đã phải phụ giúp cha chép tranh, vẽ tranh chân dung, tranh phong cảnh để bán kiếm tiền đỡ đần gia đình. Thậm chí, Từ còn phải theo cha đi xa để làm nghề khắc dấu, viết câu đối thuê và vẽ tranh thờ cúng… Vì vậy, mới hơn 10 tuổi nhưng Từ đã tỏ ra tinh thông về Lục pháp luận của Tạ Hách, Lục yếu - Lục trường của Lưu Đạo Thuần và kỹ năng, kỹ thuật của hội họa truyền thống Trung Hoa.Chính những ngày theo cha đi vẽ thuê, vẽ mướn, Từ đã được tiếp cận, tìm hiểu về nghệ thuật phương Tây. Nhận thấy sự khác lạ giữa nghệ thuật Trung Hoa với nghệ thuật phương Tây, Từ tìm đến Thượng Hải để có thể vừa làm, vừa học. Nhưng, dự định của Từ bất thành vì thân phụ đột ngột qua đời. Ông đành phải trở về quê nhà mở lớp dạy vẽ, kiếm tiền giúp mẹ nuôi dạy các em. Song, Từ Bi Hồng vẫn âm thầm rèn luyện, "nuôi chí lớn". Năm 1916, Từ "lều chõng" và thi đậu vào trường Đại học Mỹ thuật Chấn Đán (Thượng Hải). Năm ấy, Từ tròn 21 tuổi. Xuất thân trong một gia đình nghèo khó nên ngay cả khi đã trở thành sinh viên Từ Bi Hồng vẫn phải vừa đi vẽ thuê, vừa học tập, nghiên cứu. Xác định Paris là "Kinh đô nghệ thuật" nên Từ quyết tâm học thêm tiếng Pháp để có thể được đi du học. Năm 1919, nguyện ước của Từ Bi Hồng trở thành hiện thực. Ông được qua Paris du học. Từ cũng tìm cách sang nhiều quốc gia như Italia, Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản và cả một số nước Đông Nam Á như Singapore, Indonesia… để nghiên cứu, học hỏi tinh hoa nghệ thuật của nhân loại. Năm 1927, sau thời gian dài du học ở hải ngoại, Từ Bi Hồng về nước và trở thành giáo sư của nhiều trường Đại học Mỹ thuật, học viện nghệ thuật và là Viện trưởng Học viện Nghệ thuật Bắc Kinh. Năm 1949, Trung Hoa giải phóng, Từ Bi Hồng được cử làm Viện trưởng Học viện Mỹ thuật Trung ương Bắc Kinh cho đến khi từ trần (1953).Ngựa trong tranh của Từ Bi Hồng vô cùng đặc sắc. Có thể nói Từ Bi Hồng là người đầu tiên vẽ phía sau của ngựa, lấy... mông ngựa làm tâm điểm trực diện của bức tranh. Trước đó các bậc tiền bối dù nổi tiếng về tài vẽ ngựa đến mức nào cũng không ai "lỡ" thử vẽ ngựa trong tư thế đó. Do đó, ông sớm nổi tiếng ngay từ hồi còn trẻ vì những bức hoạ có một không hai này. Vì vậy, Từ Bi Hồng được biết đến như một nhà kỳ tài về vẽ ngựa. Lý do thật đơn giản. Là con trong một gia đình địa chủ với hàng nghìn con ngựa quanh nhà, Từ Bi Hồng sớm hình thành sở thích ngắm ngựa. Và thật lạ lùng, ông có cảm giác: sức sống của con ngựa từ phía sau được thể hiện một cách rõ nét nhất. Thế là ông chỉ chuyên tâm tìm cách lột tả sức sống, vẻ đẹp của con ngựa từ phía sau của nó. Những bức tranh của Từ Bi Hồng dù lột tả ngựa ở dáng nào, tư thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc trong tranh của ông. Cuộc gặp gỡ định mệnh: Một lần Từ Bi Hồng đi ngang qua cánh đồng, thấy một nhân vật chăm chú vẽ những con tôm đang oằn mình giữa khoảng ruộng trước mặt. Từ Bi Hồng tò mò đến xem thử thì "bàng hoàng" nhận ra đây là một bậc kỳ tài bởi bức hoạ của ông quá đẹp. Sau đó Từ Bi Hồng kết bạn với người "hoạ sĩ vô danh" này. Và rồi cả hai người bạn trở thành một trong những nhà danh hoạ cận đại hàng đầu của Trung Quốc. Năm 1949, ông trở thành Hiệu trưởng Học viện Mỹ thuật Bắc Kinh với người trợ lý đắc lực là nhà danh họa Tề Bạch Thạch.Với kiến thức đông - tây - kim - cổ, cùng với Tề Bạch Thạch, Từ Bi Hồng là 1 trong 2 danh họa vĩ đại nhất của Trung Hoa thế kỷ XX và là một trong những danh họa lớn của thế giới. Nếu Tề Bạch Thạch nổi tiếng với biệt tài vẽ tôm thì Từ Bi Hồng được cả thế giới biết về biệt tài vẽ ngựa. Mặc dù lịch sử nghệ thuật Trung Hoa đã từng có những họa gia vẽ ngựa "một thời vang bóng" như Hàn Cán (đời Đường), Lý Công Luân (đời Tống), song ngựa trong tranh Từ Bi Hồng vẫn có nét độc đáo riêng và có phần "sống" hơn. Nhờ tiếp thu phương pháp hình họa của phương Tây, Từ Bi Hồng có điều kiện ký họa, nghiên cứu sâu về đặc điểm, cấu trúc, giải phẫu, hình dáng của loài ngựa. Ông đã vẽ rất nhiều về ngựa với đủ loại: độc mã, song mã, tam-tứ mã và cả bầy ngựa tung bờm, tung vó, phi nước đại… cực kỳ sinh động. Không những thế, Từ Bi Hồng còn thể nghiệm và thực hiện nhiều bút pháp, chất liệu: thủy mặc, thư pháp, ký họa, bạch miêu, tốc họa, hý họa, sơn dầu… với đủ các thể tài, thể loại, như: tùng - bách, trúc - mai, hoa - điểu, phong cảnh, chân dung lãnh tụ, danh nhân, anh hùng, công nhân, nông dân, binh sĩ, nhân vật lịch sử, thần thoại và vô vàn tranh vẽ về chim, thú: gà, ngỗng, chim ưng, trâu, hổ, gấu, sư tử… Đặc biệt, nếu Tề Bạch Thạch là người đi tiên phong, đột phá, mở đường cho nền quốc họa Trung Hoa thì Từ Bi Hồng là danh họa đầu tiên có công chấn hưng nền nghệ thuật Trung Hoa đương đại. Đó là việc Từ Bi Hồng đã dung hòa 2 dòng nghệ thuật Đông - Tây, tạo cho nền nghệ thuật Trung Hoa hiện đại một "hơi thở mới". Là một đạo sư danh tiếng của Hội nghiên cứu Họa pháp dân tộc - trường Đại học Bắc Kinh, Từ Bi Hồng đã dung hợp phương pháp tạo hình của hội họa cổ điển châu Âu với lối ước lệ của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, ông đã vận dụng kỹ thuật, phương pháp hình họa, lối tả thực vào quốc họa và là người đầu tiên "Trung Hoa hóa" nghệ thuật sơn dầu. Bên cạnh những tranh vẽ ngựa, Từ Bi Hồng còn để lại cho hậu thế vô vàn tác phẩm trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cửu Phương Cao, Điền hoành ngũ bách sỹ, Ngu Công dời núi, Sư tử vươn mình, Chân dung Tagor, Chân dung Thánh Gandhi…Riêng về lĩnh vực giáo dục và học thuật, Từ Bi Hồng đã có công đào tạo nên nhiều thế hệ họa sỹ, nghệ sỹ cho Trung Hoa và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu như: Phương pháp cách tân quốc họa, Phục hưng nghệ thuật Trung Hoa… Mặt khác, ông còn xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức và giáo trình nghệ thuật Trung Hoa đương thời.Không chỉ là một đại danh họa, Từ Bi Hồng còn là một nhà yêu nước, nhà hoạt động xã hội nhiệt thành và là một nhà giáo dục xuất sắc của Trung Hoa và thế giới. Ông từng là đồng chí và có quan hệ gần gũi, mật thiết với những nhà tư tưởng tiến bộ như: Khang Hữu Vi, Gandhi, Lỗ Tấn, Tagor… Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Từ Bi Hồng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Mỹ thuật gia Trung Hoa. Tiếp đó, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội và là đại biểu của nước CHND Trung Hoa đi dự Đại hội Hòa bình Thế giới lần thứ nhất. Chính vì vậy, Từ Bi Hồng được tôn vinh là nhà cách mạng nghệ thuật kiệt xuất và là danh họa vẽ ngựa số I.Với những công lao đóng góp cho cách mạng và nghệ thuật, khi qua đời, thi hài của danh họa Từ Bi Hồng được mai táng tại Nghĩa trang Công mộ liệt sĩ cách mạng ở Bát Bảo Sơn (Bắc Kinh). Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đại danh họa Từ Bi Hồng đi xa, song tên tuổi và sự nghiệp của ông vẫn sống mãi trong trái tim của hàng triệu người yêu nghệ thuật. Và, cho đên nay, Từ Bi Hồng vẫn là danh họa vẽ ngựa số I của thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ 20, tầm ảnh hưởng của Từ Bi Hồng đã vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc. Hiện nay, tranh của ông vẫn gây tiếng vang cả ở trong lẫn ngoài nước. Tháng 10/2006, họa phẩm Người nô lệ và sư tử đã được mua với giá 53,88 triệu HKD (6,9 triệu USD) tại cuộc đấu giá của hãng Christie’s. Tháng 4/2007, bức Hãy bỏ roi xuống đạt giá 72 triệu HKD.Có một chuyện vô cùng tự hào và hân hạnh đối với gia đình họa sư Nam Sơn mà có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa biết. Đó là,danh họa Nam Sơn (1890-1973), là người Việt Nam đã tu nghiệp tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris cùng thời với những tài năng sáng chói như Từ bi Hồng, Foujita (họa sĩ Nhật bản)...Cụ Nam Sơn là người bạn Việt Nam thân thiết của danh họa Từ bi Hồng. Sau khi Từ Bi Hồng qua đời, Năm 1957 gia đình Cố danh họa Từ Bi Hồng trân trọng mời Cụ Nam Sơn sang thăm bảo tàng Từ bi Hồng tại Bắc Kinh, nhưng thời kỳ đó Cụ Nam Sơn không có điều kiện đáp lễ. Mãi 43 năm sau, Ngày 19/5/2000, kỹ sư Nguyễn An Kiều, con trai của họa sư Nam Sơn mới có dịp đến Bắc Kinh để đáp lễ, thực hiện ước nguyện của họa sư Nam Sơn, người cha kính yêu của ông. MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA ĐẠI DANH HỌA TỪ BI HỒNG Bảo tàng Từ Bi Hồng tại Bắc Kinh – Trung Quốc Chân dung Ta-go-rơ (1861 - 1941) Đại thi hào của Ấn Độ, giải Nobel vềvăn chương với tập Thơ Dâng. Ông là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”, một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ với 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết và hơn 3000 bức họa còn được lưu giữ trong các bảotàng mỹ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 100 truyện ngắn. Bài vẽ hình họa của Từ Bi Hồng Một số tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng BT Vũ Thanh Nhàn

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến

Hình ảnh

Nhà tranh vách đất - Nghệ thuật kiến trúc độc đáo Á Đông

Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh thể hiện một loại hình kiên-trúc dân-gian độc-đáo, mang đậm tính nghệ-thuật của Á Đông.         Nhà tranh mà dân gian thường gọi là "nhà tranh vách đất" là những ngôi nhà mà số đông người Việt ăn ở, sinh sống từ thời xa xưa. Thời gian đó, loại hinh kiên-trúc dân-gian nầy không những có ở hầu khắp các vùng nông thôn Việt-Nam, là mái ấm che nắng, che mưa cho hầu hết người nông dân Việt ở những vùng nông thôn nghèo khó; ngay ổ vùng đất giáp ranh kinh kỳ hay một số nơi ở kinh-kỳ thì mái tranh cũng là nơi cư ngụ của những người lao động, những người thợ thủ công...       Tuy chỉ là những "mái tranh vách đất" nhưng nhiều ngôi nhà tranh rất đẹp, không xa hoa nhưng rất thanh-lịch, không lầu các nguy nga nhưng lại tạo ra một không gian ấm cúng đến kỳ lạ. Nhiều ngôi nhà tranh lại thể hiện rõ nét tín ngương Á Đông ngay từ cửa ngõ đi vào.        Người xưa tin là muốn Hình ảnh

Trận Bắc Ninh (1884)

  Trận Bắc Ninh   hay   Trận Pháp đánh thành Bắc Ninh   là một phần của cuộc   chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884   diễn ra từ ngày 7 tháng 3 năm   1884   và kết thúc vào ngày 12 tháng 3 cùng năm. Đây là trận đánh lớn thứ hai, sau   trận thành Sơn Tây , do quân đội   Pháp   tổ chức tấn công nhằm hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ   Việt Nam   của chính phủ Pháp. Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô  Thăng Long , là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, đây là một tỉnh rất lớn bao gồm toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết  Bắc Giang , một phần  Hà Nội , một phần  Vĩnh Phúc  và một ít của  Lạng Sơn , chia thành 20 huyện:  Đông Ngàn ,  Tiên Du ,  Yên Phong ,  Quế Dương ,  Võ Giàng , Siêu Loại,  Gia Bình ,  Lang Tài ,  Văn Giang ,  Gia Lâm ,  Thiên Phúc ,  Hiệp Hòa ,  Kim Anh , Phượ

500 câu đối chữ Hán - Việt

Trân trọng giới thiệu tới quý vị bộ sưu tập 500 câu đối chữ Hán - Việt 1. 花朝日暖青鸞舞 柳絮風和紫燕飛 Hoa triêu nhật noãn thanh loan vũ. Liễu nhứphong hòa tửyến phi. Sớm hoa ngày ấm loan xanh múa. Liễu bông gióthuận én biếc bay. 2.- 度花朝適逢花燭 憑月老試步月宮 Độhoa triêu thích phùng hoa chúc. Bằng nguyệt lão thíbộnguyệt cung. Độhoa sớm đúng giờhoa đuốc. Nguyệt lão se sánh bước cung trăng. 3.- 花月新粧宜學柳 雲窗好友早裁蘭 Hoa nguyệt tân trang nghi học liễu. Vân song hảo hữu tảo tài lan. Trăng hoa vẻmới nên tìm liễu. Cỏthơm bạn tốt sớm trồng lan. 4.- 蕭吹夜色三更韻 粧點春容二月花 Tiêu suy dạsắc tam canh vận. Trang điểm xuân dung nhịnguyệt hoa. Tiếng tiêu thủthỉsuối ba canh. Vẻxuân tôđiểm hoa hai tháng. 5.- 汗濕紅粧花帶露 雲堆綠鬢柳拖煙 Hãn thấp hồng trang hoa đới lộ. Vân đôi lục mấn liễu đàyên. Hoa nặng sương đêm áo đẫm nước. Liễu tuôn khói sớm tóc vờn mây. 6.- 花朝春色光花竹 柳絮奇姿畫柳眉 Hoa triêu xuân sắc quang hoa chúc. Liễu nhứkỳtưhoạliễu my. Hoa sớm sắc xuân rạng đuốc hoa. Liễu trông vẻlạtômày liễu. 7.- 已見衣將柳汁染 行看鏡以菱花懸 Dĩ kiến y tương liễu trấp nhiễm. Hàn

Từ khóa » Tranh Từ Bi Hồng