Đảnh Lễ Là Gì Và ý Nghĩa Của đảnh Lễ? - Sống Đẹp

Đảnh lễ là gì?

Đảnh lễ (Phạn: śirasā'bhivandate, Hán: 頂禮) là hình thức cung kính quỳ lạy, dập đầu trước Phật, Bồ tát, nhằm thể hiện lòng chân thành tín ngưỡng của chúng sinh với các bậc tôn quý, là một nghi tiết quan trọng trong đạo Phật.

danh-le-la-gi-va-y-nghia-cua-danh-le
Đảnh lễ là cung kính quỳ lạy, dập đầu trước Phật, Bồ tát, thể hiện lòng chân thành tín ngưỡng của chúng sinh với các bậc tôn quý.

Để đảnh lễ, đầu tiên phải đứng thẳng chắp tay, tay phải khép lại tựa búp sen, không để trống giữa, hai chân cách nhau khoảng 2 tấc, đứng hình chữ bát (八). Sau khi đứng tịnh tâm quán tưởng, từ từ quỳ xuống, tay phải chạm đất trước, tay trái chắp ngang ngực, khom người xuống. Hai đầu gối, hai cùi chỏ chạm đất, đỉnh đầu lạy xuống, chạm đất, tiếp xúc với hai chân của đối tượng đảnh lễ. Nếu đảnh lễ tượng Phật, Bồ tát thì phải nâng hai tay quá đầu, để khoảng trống chừng 2 tấc giữa hai tay, tựa như tiếp xúc với bàn chân Phật.

Tại Ấn Độ, đây là hình thức thể hiện sự sùng kính tối cao, lấy cái cao nhất của mình là đỉnh đầu mà kính trọng cái thấp nhất của người khác là chân. Đảnh lễ cũng là cách thể hiện sự kính phục, sùng bái.

Trong Tán Di Đà Phật Kệ (Taisho Vol 47, No. 1978) có ghi: "Phật quang chiếu diệu tối đệ nhất, cố Phật hựu hiệu Quang Viêm Vương, Tam Đồ hắc ám mông quang khải, thị cố đảnh lễ Đại Ứng Cúng (佛光照耀最第一、故佛又號光炎王、三塗黑闇蒙光啟、是故頂禮大應供). Câu này có nghĩa là "Hào quang Phật tỏa sáng bậc nhất, Phật hiệu Quang Viêm Vương, Ba Đường tăm tối mong soi tỏ, vậy nên kính lễ Đại Ứng Cúng".

Trong bài thơ Thu Nhật Du Đông Sơn Tự Tầm Thù Đàm Nhị Pháp Sư (秋日游東山寺尋殊曇二法師) do Huệ Tuyên (慧宣) viết có câu rằng: “Tâm hoan tức đảnh lễ, đạo tồn nhưng mục kích (心歡卽頂禮、道存仍目擊). Câu này có nghĩa là "Tâm vui tức kính lễ, đạo còn như mắt thấy".

Đảnh lễ cũng được gọi là Đầu Đảnh Kính Lễ (頭頂禮敬, tức đỉnh đầu kính lạy), Đầu Diện Lễ Túc (頭面禮足, có nghĩa là đầu mặt lạy dưới chân), Đầu Diện Lễ (頭面禮, có nghĩa là đầu mặt lạy); đồng nghĩa với hình thức Ngũ Thể Đầu Địa (五體投地 tức là năm vóc gieo xuống đất), Tiếp Túc Lễ (接足禮 nghĩa là lạy chạm chân). Đây là cách thể hiện lòng tin kính tột cùng, tiêu diệt 5 trược phiền não, thành tựu 5 loại gia tri: thân, miệng, ý, công đức, sự nghiệp.

Cần lưu ý, khi đảnh lễ, phải giữ đầu chạm đất, cứ thế giữ yên một lúc. Việc cúi lạy rồi “giữ yên một lúc" là rất cần thiết, khi ấy không chỉ thân phàm mà cả tâm đều cung kính lễ. Khoảng lặng ấy là để ta dốc hết tâm tư cung kính lễ lạy Phật. Khi lạy Phật thì nên chậm rãi, thong thả, nào vội để làm gì, như thế mới thành kính, trang nghiêm.

danh-le-la-gi-va-y-nghia-cua-danh-le
Người ốm yếu, bệnh tật không lạy được đúng phép thì cũng không mang tội, miễn tâm vẫn thành kính hướng Phật là được.

Theo quy định thì khi đảnh lễ là lạy 3 lần, tương ứng với lễ lạy Tam bảo - tức Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Vì lòng thành kính với Phật, ta lạy bao nhiêu cũng được, vừa tôn kính trang nghiêm vừa xả bỏ tâm ngã mạn. Dù vậy, với người ốm yếu, bệnh tật không lạy được đúng phép thì cũng không mang tội, miễn tâm vẫn thành kính hướng Phật là được.

Ý nghĩa của đảnh lễ là gì?

Trong Kinh Hoa Nghiêm có ghi: Khi lễ kính tam bảo phải thực hiện Ngũ thể đầu địa (tức năm vóc sát đất), nhờ tâm kiền mà nhiếp nhục kiêu mạn (tiêu trừ kiêu căng ngạo mạn). Có 5 ý nghĩa khi đảnh lễ là:

danh-le-la-gi-va-y-nghia-cua-danh-le
Ta tán thán Phật sinh độ cảm, lạy Phật để thân tâm thanh tịnh, đưa tâm về với thực tại bình an, cảm nhận màu nhiệm nội tâm rõ rệt.

Người hành lễ khi gối phải chạm đất, nguyện chúng sinh được giác ngộ.

Người hành lễ khi gối trái chạm đất, nguyện chúng sinh ngoại đạo không khởi tà niệm, ai nấy đầu an trụ trong chánh giác đạo.

Người hành lễ khi tay phải chạm dất, nguyện Thế Tôn ngồi tại Kim Cang Tòa, đại địa chấn động, bày hiện điềm lành, chứng nhập đại giác ngộ.

Người hành lễ khi tay trái chạm đất, nguyện chúng sinh xa lìa ngoại đạo, dùng tứ nhiếp pháp mà thu nhiếp người chưa điều phục.

Người hành lễ khi đỉnh đầu chấm đất, nguyện chúng sanh xa lìa tâm kiêu mạn, đầu thành tựu vô kiến đảnh tướng.

Ta tán thán Phật sinh độ cảm, lạy Phật để thân tâm thanh tịnh, đưa tâm về với thực tại bình an, cảm nhận màu nhiệm nội tâm rõ rệt. Hàng thượng căn thượng trí vào đạo qua cửa pháp, cửa tâm. Người thấp hơn thì nghe Phật dạy điều hay tương ưng với họ liền liễu ngộ mà điều chỉnh tâm thanh tịnh. Hạng người thứ ba không chứng ngộ lời Phật dạy, cần lạy Phật rồi sám hối mà tiêu nghiệp ác, thấy được đạo.

Ta lạy Phật, Bồ tát, thành kính hướng tâm tới các Ngài, thể hiện lòng thiết tha, ngưỡng mộ, cầu gia bị, khi ấy tâm cũng tự nhiên mà thanh tịnh hơn. Lòng thành kính với Phật, không quan tâm tới chúng sanh, chỉ tập trung tu tập, qua thời gian mà độc cảm tâm cao lên, phiền não không còn ảnh hưởng, nghiệp báo tiêu trừ, tâm sinh hoan hỷ, hướng thiện.

Ban đầu lạy Phật, ta thấy người mệt, mồ hôi đầm đìa là vì nghiệp còn nặng, lâu dầu nghiệp tiêu, không còn thấy mệt, trái lại ta thấy vui tươi. Khi không lạy Phật mà có cảm giác thiếu hụt, khi ấy chứng tỏ nghiệp ác đã thuyên giảm, phước bác tăng trưởng, càng phải nuôi dưỡng, không quên đảnh lễ.

Người đệ tử Phật mỗi ngày siêng năng đảnh lễ Phật, tụng kinh, tu tập theo lời Phật dạy, căn lành sẽ lớn tương ứng với thành quả tu hành, phước bác cứ tích lũy đời đời kiếp kiếp. Đảnh lễ là nghi tiết quan trọng trong đạo Phật, trước Phật Bồ tát tâm cung kính kiền thành mà dập đầu, quỳ lạy, giúp ta nhận thức rõ rệt nội tâm, khiến cho tâm quay về chốn an yên, thanh tịnh.

Ý nghĩa chắp tay trong đạo Phật

Từ khóa » Cách đảnh Lễ Phật