Đánh Lún Răng Là Gì? Mất Bao Lâu? Quy Trình Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
- 1. Đánh lún răng là gì
- 2. Vì sao nên thực hiện đánh lún khi niềng răng
- 3. Khi nào cần thực hiện kỹ thuật đánh lún răng
- 3.1. Đánh lún chữa cười hở lợi
- 3.2. Đánh lún chữa khớp cắn sâu
- 3.3. Khắc phục răng hô, thân răng dài
- 3.4. Khắc phục hệ lụy do mất răng lâu năm
- 4. Các phương pháp đánh lún áp dụng phổ biến
- 4.1. Đánh lún bằng dây cung
- 4.2. Đánh lún bằng minivis
- 5. Quy trình đánh lún răng diễn ra thế nào
- 6. Đánh lún răng giá bao nhiêu
- 7. Một số câu hỏi thường gặp về kỹ thuật đánh lún răng
- 7.1. Đánh lún răng mất bao lâu
- 7.2. Đánh lún răng có đau không
- 7.3. Đánh lún có nguy hiểm không
- 7.4. Đánh lún có ảnh hưởng đến nói chuyện không
- 7.5. Đánh lún răng có giảm tuổi thọ răng không
1. Đánh lún răng là gì
Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Giám đốc hệ thống chuỗi Nha khoa Paris giải thích: Đánh lún là một kỹ thuật nha khoa kéo 1 răng hoặc 1 khối răng hàm trên lên cao hơn so với vị trí ban đầu. Kỹ thuật trên được sử dụng để hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha, khắc phục các vấn đề như răng lún, răng hô, thân răng dài hoặc mất răng lâu năm.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ cắm trực tiếp 1 – 2 minivis vào xương hàm. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ đặt vị trí của minivis sao cho phù hợp. Sau đó, minivis và mắc cài sẽ được kết nối bằng thun nha khoa để răng nhanh chóng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
2. Vì sao nên thực hiện đánh lún khi niềng răng
Các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định đánh lún nhằm làm ít hở nướu, răng không bị ngắn đi, dịch chuyển răng như mong muốn, hạn chế nhổ răng và không cần phẫu thuật hàm.
– Ít hở nướu nhưng không làm răng ngắn đi: Lực tác động khi thực hiện kỹ thuật đánh lún làm cho phần xương ở phía trên răng bị tiêu đi. Nhờ vậy, nướu sẽ ít bị hở hơn nhưng không hề làm cho răng bị ngắn, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.
– Dịch chuyển răng như mong muốn: Nếu như răng mọc lệch lạc, khớp cắn bị sai lệch nhiều, kỹ thuật đánh lún sẽ giúp cho răng nhanh chóng di chuyển tới vị trí có khớp cắn chuẩn.
– Hạn chế nhổ răng: Mặc dù nhổ răng không gây nguy hiểm nhưng các bác sĩ luôn ưu tiên bảo tồn răng thật để đảm bảo chức năng của hàm răng. Do đó, kỹ thuật đánh lún sẽ được thực hiện nhằm giúp cho răng dịch chuyển theo cả hai chiều một cách dễ dàng mà không cần phải nhổ bỏ răng.
– Không cần phẫu thuật hàm: Nếu cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, đánh lún có thể giúp hàm cân đối hơn, hạn chế phải tiến hành phẫu thuật nắn chỉnh xương.
3. Khi nào cần thực hiện kỹ thuật đánh lún răng
Các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật đánh lún trong những trường hợp sau: chữa cười hở lợi, khớp cắn sâu, răng hô, thân răng dài và mất răng lâu năm.
3.1. Đánh lún chữa cười hở lợi
Trong trường hợp cười hở lợi ở mức độ nhẹ, các mô nướu bị lộ ra khi cười ít hơn 25% chiều dài răng, bác sĩ sẽ chỉ định đánh lún hàm trên. Khi áp dụng kỹ thuật trên, phần xương hàm trên sẽ tiêu giảm bớt nhưng không làm thay đổi chiều dài của răng. Do đó, phần lợi ít bị lộ ra ngoài và nụ cười trở nên hài hòa hơn.
3.2. Đánh lún chữa khớp cắn sâu
Điều trị khớp cắn sâu là một trong những tác dụng của kỹ thuật đánh lún. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng cắn sâu của từng người mà bác sĩ sẽ áp dụng đánh lún tương đối hoặc tuyệt đối.
Với kỹ thuật đánh lún tương đối, bác sĩ sẽ làm thấp nhóm răng cửa hàm dưới hoặc kéo cao răng cửa hàm trên bằng dây cung. Ngoài ra, bác sĩ còn kết hợp làm khu vực răng cối trồi lên và đưa khớp cắn về đúng vị trí.
Với kỹ thuật đánh lún tuyệt đối, bác sĩ sẽ chỉ dùng minivis để điều chỉnh nhóm răng cửa. Tuy nhiên, phương pháp trên chỉ áp dụng khi phần răng hàm không bị sai lệch.
ĐỌC NGAY: Những tác hại của khớp cắn sâu
3.3. Khắc phục răng hô, thân răng dài
Nếu như răng hô, thân răng dài ở mức độ nhẹ, bác sĩ cũng có thể áp dụng kỹ thuật đánh lún kết hợp với niềng răng. Kết quả nhận được là hàm răng đúng khớp cắn, thân răng có tỉ lệ chuẩn. Tuy nhiên, bác sĩ thực hiện cần có kinh nghiệm lâu năm và chuyên môn giỏi thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
3.4. Khắc phục hệ lụy do mất răng lâu năm
Khi răng bị mất lâu ngày, những răng đối diện sẽ không còn sự nâng đỡ. Theo thời gian, chúng có thể bị trồi lên hoặc thụt xuống hướng về phía vị trí răng bị mất. Do vậy, trước khi trồng lại răng, các bác sĩ có thể chỉ định đánh lún để đưa răng về đúng vị trí ban đầu và tránh tình trạng xô lệch hàm, sai khớp cắn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
4. Các phương pháp đánh lún áp dụng phổ biến
Hai phương pháp đánh lún được áp dụng phổ biến gồm có: đánh lún bằng dây cung và minivis.
4.1. Đánh lún bằng dây cung
Đánh lún bằng dây cung là kỹ thuật sử dụng một dây cung CNA khác có kích thước 0.17 x 0.25 dạng Proform để điều chỉnh răng và xương hàm về vị trí mong muốn. Dây cung sẽ được uốn cong theo hình bậc thang với góc 120 độ tại vị trí giữa răng số 2 và 3 trên cung hàm (ở cả hai bên). Sau đó, dây cung được kết nối với hệ thống mắc cài để thực hiện đánh lún cho răng cửa.
Ưu điểm:
– Dây cung có thể dễ dàng uốn cong.
– Hiệu quả tốt.
Nhược điểm:
– Khí cụ gây ra cảm giác vướng víu, khó chịu.
– Thường chỉ hiệu quả cao đối với nhóm răng cửa hoặc ca chỉnh nha đơn giản.
4.2. Đánh lún bằng minivis
Minivis (Vít niềng răng) có thiết kế tương tự như chiếc ốc vít với kích thước nhỏ, được bác sĩ cắm vào xương hàm trên và sử dụng dây thun gắn trực tiếp vào hook. Mục đích của kỹ thuật trên là để tạo lực, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn.
Ưu điểm:
– Minivis được làm bằng chất liệu Titanium, có độ tương thích cao nên rất an toàn.
– Đẩy nhanh tiến độ niềng răng mà không gây ảnh hưởng xấu tới xương hàm, chân răng.
– Phù hợp với cả những ca niềng khó, có độ phức tạp cao.
Nhược điểm:
– Minivis được cắm vào xương hàm nên chắc chắn sẽ gây ra cảm giác đau nhức.
– Vị trí cấy minivis nếu như không được vệ sinh cẩn thận thì sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm.
5. Quy trình đánh lún răng diễn ra thế nào
Quá trình đánh lún được tiến hành theo các bước như sau:
– Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng, tư vấn
Trước khi cắm minivis, bác sĩ sẽ xác định tình trạng răng miệng và tư vấn tác dụng của kỹ thuật đánh lún cũng như quy trình thực hiện để bạn có thể chuẩn bị tâm lý tốt nhất.
– Bước 2: Vệ sinh miệng sạch sẽ, gây tê
Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ nhằm loại bỏ mọi vi khuẩn gây ảnh hưởng đến quá trình cắm minivis. Sau đó, bác sĩ sẽ gây tê để quá trình đánh lún không gây đau đớn.
– Bước 3: Đánh lún
Bác sĩ thực hiện đánh lún bằng dây cung hoặc minivis theo đúng phác đồ đã được xây dựng từ trước. Toàn bộ quá trình đều được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để đảm bảo an toàn, tránh biến chứng nhiễm trùng.
– Bước 4: Bác sĩ tư vấn biện pháp chăm sóc
Sau khi đã hoàn tất quy trình đánh lún bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc răng tại nhà để hiệu quả được tốt nhất.
6. Đánh lún răng giá bao nhiêu
Dịch vụ đánh lún có mức giá 5.000.000 đồng/răng. Tuy nhiên, chi phí thực hiện kỹ thuật trên sẽ còn phụ thuộc vào mức độ khiếm khuyết của hàm răng. Nếu như răng mọc lệch, cười hở lợi nhiều… thì chi phí sẽ càng cao.
Bên cạnh đó, chi phí đánh lún cũng có sự chênh lệch giữa các cơ sở nha khoa. Những nha khoa lớn, uy tín thường có mức giá cao hơn do vật liệu đánh lún chất lượng, đầu tư nhiều vào trang thiết bị, công nghệ…
7. Một số câu hỏi thường gặp về kỹ thuật đánh lún răng
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến kỹ thuật đánh lún mà nhiều người quan tâm.
7.1. Đánh lún răng mất bao lâu
Đánh lún bằng minivis hay dây cung đều mất khoảng 15 – 20 phút. Kỹ thuật trên được thực hiện nhanh chóng nên không mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả nắn chỉnh răng, xương hàm, bạn cần phải đeo khí cụ đánh lún trong vòng 3 – 6 tháng. Răng bị sai lệch càng nặng thì thời gian đeo khí cụ sẽ càng lâu.
7.2. Đánh lún răng có đau không
Quá trình đánh lún không có cảm giác đau nhức do được gây tê trước khi thực hiện. Sau khi hết thuốc tê, cơn đau nhức, khó chịu sẽ nhanh chóng xuất hiện. So với đánh lún bằng dây cung, kỹ thuật sử dụng minivis sẽ gây đau nhiều hơn. Nguyên nhân là do minivis được cấy trực tiếp vào trong xương hàm.
Tuy nhiên, tình trạng trên cũng chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày rồi nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn. Điều quan trọng là bạn phải chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu không, vị trí đánh lún có thể bị viêm nhiễm, gây đau nhức dai dẳng.
7.3. Đánh lún có nguy hiểm không
Kỹ thuật đánh lún được đánh giá cao về mức độ an toàn, không hề gây nguy hiểm tới sức khỏe. Bởi vị trí đánh lún luôn được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới răng, xương hàm. Bên cạnh đó, các khí cụ cũng có khả năng tương thích cao với răng miệng nên không gây kích ứng cho răng, nướu.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn thực hiện tại những địa chỉ nha khoa kém uy tín thì vẫn có khả năng gặp phải những rủi ro như đào thải minivis, đau nhức dai dẳng, nhiễm trùng… Nguyên nhân là do bác sĩ thiếu kinh nghiệm, thiết bị lạc hậu và khí cụ kém chất lượng.
7.4. Đánh lún có ảnh hưởng đến nói chuyện không
Giọng nói của bạn có thể bị thay đổi trong thời gian đầu khi mới đánh lún. Bởi răng, lưỡi chưa thích ứng được với khí cụ. Tuy nhiên, tình trạng trên cũng không kéo dài nên bạn không cần phải lo lắng.
Sau một thời gian, khi các bộ phận trong khoang miệng đã làm quen với sự tồn tại của khí cụ, giọng nói sẽ trở lại như bình thường.
7.5. Đánh lún răng có giảm tuổi thọ răng không
Đánh lún không hề làm giảm tuổi thọ của răng. Bởi kỹ thuật trên được thực hiện nhằm mục đích nắn chỉnh răng và hàm như mong muốn. Quá trình thực hiện không hề làm tổn thương tới cấu trúc răng, nướu, mô nha chu… nên sẽ không làm răng bị yếu đi.
Trên đây là những thông tin quan trọng về đánh lún răng. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào khác liên quan đến kỹ thuật trên thì hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Từ khóa » Khe Phòng Lún Tiếng Anh Là Gì
-
Nghĩa Của Từ Khe Lún - Từ điển Việt - Anh
-
Settlement Joint - Khe Lún
-
Khe Co Giãn Sàn Bê Tông – CẤU TẠO & THI CÔNG (chi Tiết)
-
[Tư Vấn] Khe Lún Là Gì Vậy? Khi Nào Nên Dùng Khe Lún? - Học Đấu Thầu
-
Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Xây Dựng (tải Trọng)
-
[Tư Vấn] Khe Lún Là Gì? Khi Nào Nên Dùng Khe Lún?
-
Tiêu Chuẩn Bố Trí Khe Lún Mới Nhất Trong Xây Dựng Việt Nam
-
Từ điển Việt Anh "hệ Số Nén Lún" - Là Gì?
-
Lún ... Lún... Và... Khe Lún!
-
Hố Sụt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Móng Khe Lún Là Gì