Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?
Đánh Răng Xong Vẫn Hôi Miệng Là Do Đâu? Xử Lý Sao?
Đặt lịch
Đánh răng xong vẫn hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể bạn đã đánh răng sai cách, thức ăn còn bám ở kẽ răng dần dần hình thành mùi hôi hoặc cũng có khả năng mùi bất thường do bệnh lý gây ra. Cần xác định nguyên nhân và khắc phục sớm, tránh tình trạng bệnh răng miệng biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.
Nguyên nhân đánh răng xong vẫn hôi miệng
Hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Đây là một trong số các tình trạng phổ biến, mùi hôi có thể xuất hiện ở các khung giờ nhất định trong ngày. Chẳng hạn như hôi miệng khi ngủ dậy, sau khi ăn, sau khi hút thuốc lá,…
Trường hợp đánh răng xong vẫn bị hôi miệng là vấn đề nhiều người đang gặp phải. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng hôi miệng. Trong đó gồm các nguyên nhân tạm thời và nguyên nhân bệnh lý.
Đối với người bị hôi miệng ngay cả khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể là do ảnh hưởng từ thực phẩm đã ăn, do cơ thể thiếu nước, bệnh sâu răng, viêm nhiễm trong khoang miệng hoặc từ bệnh dạ dày, hô hấp,… Người bị hôi miệng do bệnh lý gây ra cần chủ động thăm khám sớm để phòng tránh rủi ro.
Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh răng xong vẫn hôi miệng, bạn đọc có thể tham khảo:
Cơ thể thiếu nước
Mất nước khiến cơ thể gặp phải nhiều triệu chứng bất thường, trong đó có tình trạng hôi miệng sau khi đánh răng. Tuy nhiên, nhiều người bỏ qua, không lưu ý vấn đề này khiến cho mùi hôi miệng vẫn tiếp diễn khó chịu. Ngoài ra thói quen ít uống nước khiến cơ thể mất nước ngày càng nặng nề có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác.
Trường hợp hôi miệng là do cơ thể không nạp đủ nước, tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển khó loại bỏ. Lúc này hơi thở sẽ trở nên nặng mùi hơn so với bình thường. Do đó, để khắc phục mùi hôi miệng sau khi đánh răng, bạn nên lưu ý vấn đề này, bổ sung đủ nước cần thiết giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
Tham khảo thêm: Bị Hôi Miệng Lâu Năm và Giải Pháp Điều Trị Bệnh Dứt Điểm
Do bệnh tiêu hóa
Ngoài nguyên nhân mùi hôi xuất phát từ tình trạng khô miệng, khả năng cao là do bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa. Dạ dày bị suy yếu khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn. Người bị đau dạ dày thường có biểu hiện bất thường như hay ợ hơi, khó tiêu,… khiến cho khoang miệng có mùi khó chịu.
Dịch tiêu hóa, thức ăn thừa,… trào ngược lên thực quản cũng là bệnh lý gây hôi miệng thường gặp hiện nay. Để điều trị khắc phục hiệu quả hiện tượng đánh răng miệng vẫn hôi nên khám, kiểm tra tình trạng bệnh lý đang gặp phải, sau đó mới thực hiện điều trị theo phác đồ cảu bác sĩ.
Mắc bệnh răng miệng
Bên cạnh bệnh tiêu hóa, một số vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… có thể làm khoang miệng phát ra mùi hôi khó chịu. Mặc dù đã đánh răng sạch sẽ, tuy nhiên mùi hôi vẫn không khắc phục. Ngoài triệu chứng này, bệnh nhân mắc các vấn đề răng miệng còn cảm thấy thường xuyên bị đau răng, sưng nướu, chảy dịch mủ, chảy máu,…
Nếu bệnh răng miệng kéo dài không được xử lý sớm có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu sau khi đánh răng bạn vẫn thấy khoang miệng có mùi hôi, tình trạng lặp lại nhiều lần kèm theo các biểu hiện bất thường như đau nhức răng khó chịu, răng sâu hư hỏng,… nên chủ động đến nha khoa để được hỗ trợ.
Amidan có sỏi
Amidan có sỏi là một trong những nguyên nhân gây mùi hôi khó chịu phát ra từ cổ họng. Tình trạng này thường gặp ở các bệnh nhân mắc viêm amidan mãn tính nhưng không được điều trị đúng cách. Bên cạnh triệu chứng gây mùi hôi khó chịu khi thở, bệnh nhân còn nhận thấy các triệu chứng bất thường khác như đau họng, gặp khó khăn khi nuốt.
Người bệnh cần thăm khám và điều trị viêm amidan càng sớm càng tốt. Mặc dù không phải là chứng bệnh nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên viêm nhiễm kéo dài có khả năng phát sinh nhiều biến chứng. Hiện tượng trong amidan có sỏi, cứng là giai đoạn nặng của bệnh, cần được khám và can thiệp khắc phục bằng biện pháp chuyên sâu.
Chảy dịch sau mũi
Một trong những trường hợp chẩn đoán hôi miệng là do gặp phải tình trạng chảy dịch mũi sau. Dịch mũi tràn xuống cổ họng, gặp phải vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển ồ ạt phát ra mùi khó chịu. Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng chảy dịch mũi sau gồm nhiễm trùng xoang, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…
Thực phẩm đã ăn
Các thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi sau khi đánh răng vẫn còn để lại mùi trong khoang miệng. Mặc dù mùi hương có thể giảm bớt, tuy nhiên bạn có thể cảm nhận được qua hơi thở, khi nói chuyện với người xung quanh. Do đó, một trong những nguyên nhân tạm thời khiến bạn bị hôi miệng sau khi đánh răng có thể là do thực phẩm có mùi nồng gây ra.
Tham khảo thêm: Trám Răng Có Bị Hôi Miệng Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng hôi miệng ngay cả khi đánh răng xong có thể xảy ra do các yếu tố liên quan khác. Chẳng hạn như:
- Đánh răng không đúng cách, sử dụng kem đánh răng hết hạn sử dụng.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Nhịn đói trong thời gian dài khiến cho miệng phát ra mùi hôi.
- Tình trạng hôi miệng gặp ở người ăn kiêng, ăn uống kiêng khem.
- Mùi hôi do ảnh hưởng từ các hàm tháo lắp, răng giả,…
- Người mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, hội chứng Sjogren.
- Nhiễm ký sinh trùng, giun sán,…
Mùi hôi miệng khó chịu xuất hiện gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Theo đó, việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn khiến công việc của nhiều người gặp trở ngại. Không những thế, nếu mùi hôi do bệnh lý gây ra kéo dài không kiểm soát có nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Biện pháp khắc phục hôi miệng sau khi đánh răng
Đánh răng xong vẫn hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, như đã đề cập kể trên. Một số người gặp phải tình trạng này do nguyên nhân tạm thời và có thể khắc phục trong thời gian ngắn. Tuy nhiên trường hợp mùi lạ do bệnh lý răng miệng, bệnh tiêu hóa, hô hấp ảnh hưởng cần được khám và điều trị theo phác đồ.
Bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra ngay khi nhận thấy mùi hôi miệng kéo dài, thậm chí không cải thiện sau khi đánh răng sạch sẽ. Nếu liên quan đến các nguyên nhân tạm thời, người bệnh có thể điều chỉnh bằng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng kết hợp với các phương pháp giảm mùi tại nhà. Dưới đây là một số cách được áp dụng:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng với lực vừa phải, sử dụng kem đánh răng phù hợp, chứa các chất làm sạch, khử mùi hôi. Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Hạn chế các món ăn có mùi nồng để tránh làm tình trạng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khi ăn các món có mùi có thể dùng kẹo cao su, kẹo ngậm thơm miệng, đánh răng, súc miệng sạch sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mùi hôi đọng lại trong khoang miệng gây khó chịu.
- Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết để phòng ngừa nguy cơ mất nước. Loại bỏ thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
- Dùng thảo dược thiên nhiên nấu nước súc miệng giảm mùi hôi tại nhà. Một số loại như lá trà xanh, bạc hà, lá ổi,…. Sử dụng kiên trì, kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng.
Đối với trường hợp hôi miệng sau khi đánh răng do ảnh hưởng từ bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp sao cho phù hợp, hiệu quả và an toàn nhất. Nếu nhận thấy mùi hôi kéo dài bạn không nên chủ quan, bởi bệnh lý sẽ ngày càng biến chứng nếu cơ thể không được khắc phục, kiểm soát sớm.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều sản phẩm giúp làm thơm miệng, khử mùi khó chịu. Các dạng như kẹo ngậm, nước súc miệng, xịt thơm miệng,… Bạn có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm chất lượng để sử dụng. Tuy nhiên cần xác định nguyên nhân gốc rễ gây mùi hôi để có biện pháp xử lý triệt để, phòng ngừa rủi ro.
Tham khảo thêm: Top 15 Loại Nước Súc Miệng Trị Hôi Miệng Được Review Tốt
Hướng dẫn cách đánh răng đúng, an toàn
Đánh răng xong vẫn hôi miệng cũng có khả năng liên quan đến thói quen đánh răng hàng ngày của bạn. Nhiều trường hợp chải răng không đúng cách khiến thức ăn đọng lại ở kẽ răng, lâu dần tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, gây mùi hôi và hình thành nhiều triệu chứng bất thường khác.
Đánh răng hàng ngày trước và sau khi ngủ dậy, đánh răng sau khi ăn là cách mà nhiều người áp dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách đánh răng đúng để tránh gây tổn thương nướu và giúp loại bỏ hết thức ăn tồn đọng ở kẽ răng. Trường hợp đánh quá mạnh, đánh sơ sài có thể khiến cho vi khuẩn ngày càng phát triển, gây hại cho hệ thống răng miệng.
Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp trị hôi miệng sau khi đánh răng từ cơ bản đến chuyên sâu, bạn nên điều chỉnh thói quen đánh răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dưới đây là hướng dẫn cách đánh răng đúng, giúp bạn có hàm răng chắc khỏe, thơm tho:
- Súc miệng với nước sạch trước khi đánh giúp làm sạch khoang miệng.
- Sau đó rửa bàn chải dưới vòi nước trước khi đánh, tiếp đến mới lấy kem đánh răng. Lưu ý chỉ sử dụng lượng kem vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều kem đánh răng.
- Tiến hành chải răng. Đặt bàn chải nằm ngang hơi nghiên một gốc 45 độ với viền nướu, sao cho phần lông bàn chải tiếp xúc được cả nướu và răng. Đánh răng mặt ngoài từ hàm trên xuống hàm dưới, chải nhẹ nhàng, có thể đánh theo vòng tròn nhỏ, mỗi vùng chải kỹ để loại bỏ hết thức ăn thừa, vi khuẩn.
- Tiếp tục đánh mặt trong của răng, chải nhẹ nhàng tương tự như mặt ngoài.
- Đánh răng nhai, chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
- Ngoài ra, một số loại bàn chải có mặt chải lưỡi, bạn nên sử dụng để giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng được tốt hơn, cách này cũng giúp giảm mùi hôi miệng đáng kể.
- Súc miệng lại với nước, súc sao cho kem đánh răng sạch hoàn toàn.
Không nên đánh răng ngay sau khi ăn và không nên ăn ngay sau khi vừa đánh răng. Bạn nên đợi khoảng 30 phút để bảo vệ hệ thống men răng, tránh tình trạng tổn thương, phá hủy men răng. Đánh răng đúng, đánh 2 – 3 lần mỗi ngày là phù hợp.
Đánh răng xong vẫn hôi miệng là tình trạng nhiều người gặp phải. Có nhiều yếu tố tác động khiến mùi hôi xuất hiện cản trở sinh hoạt đời sống, sức khỏe. Trường hợp mùi do bệnh lý cần được khám chữa sớm để phòng ngừa các biến chứng gây hại.
Có thể bạn quan tâm
- 5+ Loại Thuốc Trị Hôi Miệng Tốt Nhất Được Sử Dụng Nhiều
- Hôi Miệng Sau Khi Ngủ Dậy và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhanh
Từ khóa » Cách đánh Răng để Không Bị Hôi Miệng
-
Cách Vệ Sinh Răng Miệng đúng Cách để Tránh Hôi Miệng
-
6+ Cách Chữa Hôi Miệng Dứt điểm Ngay Tại Nhà
-
Phải Làm Thế Nào để Hết Hôi Miệng? | Vinmec
-
10 Mẹo Trị Hôi Miệng Tại Nhà HIỆU QUẢ - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
6 Bước đơn Giản Giúp Tránh Xa Nỗi Lo Hôi Miệng
-
Sâu Răng Gây Hôi Miệng – Cách Giúp Hơi Thở Thơm Mát
-
Cách Làm Hết Hôi Miệng Nhanh Chóng, Hiệu Quả | Colgate®
-
Hôi Miệng Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân & Cách Chữa | Colgate®
-
Hướng Dẫn đánh Răng đúng Cách để Phòng Bệnh Răng Miệng
-
Cách Trị Hôi Miệng | P/S
-
Chữa Hôi Miệng Bằng Cách Nào? Mách Bạn 5 Mẹo Giúp
-
Cách Chữa Hôi Miệng - Nha Khoa Minh Khai
-
Hôi Miệng Sâu Răng Là Gì Và Những Vấn Đề Cơ Bản Cần Biết
-
Hôi Miệng Dù đánh Răng Vệ Sinh Sạch Sẽ, Nguyên Nhân Do đâu?