Danh Sách Bảng đơn Vị đo Khối Lượng - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Đơn vị đo khối lượng là gì?
  • Danh sách bảng đơn vị do khối lượng
  • Một số lưu ý khi chuyển đổi đơn vị đo khối lượng
  • Các bài tập thường gặp khi chuyển đổi đơn vị đo

Khi nghe đến những đơn vị đo khối lượng như kilogam, tấn, tạ, yến,… chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc. Vậy những đơn vị đo khối lượng này có nghĩa là gì? Danh sách bảng đơn vị đo khối lượng bao gồm những đơn vị nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết ngay sau đấy.

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Trước khi thống kê danh sách bảng đơn vị đo khối lượng chúng ta cùng tìm hiểu đơn vị đo là gì? Khối lượng là gì? Đơn vị đo khối lượng là gì nhé.

Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học và trong cuộc sống.

Ví dụ: Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét. Chiều dài cái bàn là 2,5 mét, chiều rộng cái bàn là 0,5 mét. Một cậu bé cao 1,6 mét.

Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.

Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.

Như vậy có thể hiểu đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân một sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật. Và đối với độ lớn của khối lượng chúng ta sẽ sử dụng các đơn vị đo khối lượng tương ứng để miêu tả độ nặng của vật đó.

Ví dụ: Một người đàn ông nặng 55 kg, đơn vị để đo là kilogam (kg).

Danh sách bảng đơn vị do khối lượng

Như đã nói ở trên thì tùy thuộc vào độ lớn khối lượng của một vật. Mà chúng ta sẽ sử dụng tương ứng các đơn vị đo khối lượng cho phù hợp. Dưới đây là danh sách bảng đơn vị đo khối lượng chúng ta cần nắm vững.

Danh sách bảng đơn vị đo khối lượng bao gồm:

– Tấn: cách gọi là tấn;

– Tạ: cách gọi là tạ;

– Yến: cách gọi là yến;

– Kg: cách gọi là ki lô gam;

– Hg: cách gọi là héc tô gam;

– Dag: cách gọi là đề ca gam;

– g: cách gọi là gam.

Để giúp các bạn hiểu hơn sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc bảng chuyển đổi khối lượng giữa các đơn vị đo.

Tấn

Tạ

Yến

kg

hg

dag

g

1 tấn1 tạ1 yến1 kg1 hg1 dag1 g
= 10 tạ= 10 yến= 10 kg= 10 hg= 10 dag= 10g

Một số lưu ý khi chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Nội dung trên người viết đã cung cấp danh sách bảng đơn vị đo khối lượng cho bạn đọc. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi thực hành chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.

Các bạn cần lưu ý rằng đối với một đơn vị đo khối lượng này sẽ gấp 10 lần đơn vị đo khối lượng ở sau nó. Và như vậy đơn vị ở đằng sau càng xa thì bạn cứ gấp 10 lần lên cho đến đơn vị cần chuyển đến. Các bạn cần đảm bảo chính xác để tránh gặp sai sót.

Ví dụ minh họa: 1 tấn = 10 tạ; 1 tấn = 100 yến; 1 tấn = 1000 kg;…

Tóm lại, Mỗi đơn vị sau bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10:

Các bài tập thường gặp khi chuyển đổi đơn vị đo

Chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc danh sách bảng đơn vị đo khối lượng. Nội dung phần này chúng ta cùng vận dụng vào để làm các bài toán cụ thể nhé.

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

12 yến = …. kg                            10 tấn = … g                            100 tạ = …. hg

13 tạ = … dag                             4 tạ 12 kg = … kg                     4 tấn 6 kg = … kg

Hướng dẫn giải như sau:

a) Khi đổi 12 yến sang kg ta phải xác định được đơn vị cần chuyển.

Đó chính là yến => kg. Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì chia số đó cho 10. Khi đó 1 yến = 1/10 kg

Như vậy: 12 yến = 12/10 kg hay 1,2 kg

b) 10 tấn = …..g

Dựa vào danh sách bảng đơn vị đo khối lượng ở trên ta có 1 tấn = 1.000.000 g nên 10 tấn ta sẽ nhân với 10. Kết quả là 10 tấn = 10.000.000 g.

Tương tự như vậy, các bài toán sau chắc chắn rất dễ dàng rồi phải không các bạn!

Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

17 kg + 3 kg = ?                         23 kg + 123 g =?                        54 kg x 2 =?

1055 g : 5 =?                              6 tạ 4 yến + 20 kg =         10kg 34 dag – 5523 g = ?

Để làm được những bài toán tính toán này, trước hết chúng ta phải đưa về cùng một đơn vị đo sau đó mới được cộng trừ.

Ví dụ: 17 kg + 3 kg = 20 kg (Cùng đơn vị đo là kg)

23 kg + 123 g = 23000 g + 123 g = 23123 g (Đưa về cùng đơn vị đo là g)

Tương tự như vậy, các bạn hãy làm các bài toán còn lại theo hướng dẫn nhé.

Dạng 3: So sánh

600 g và 60 dag               6 kg và 7000 g                 4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg

Đối với dạng toán này, chúng ta cũng phải đưa về cùng đơn vị đo để so sánh.

Ví dụ 600 g và 60 dag. Chúng ta sẽ đưa về cùng một đơn vị đo để so sánh. Bài này mình sẽ đưa về g để so sánh như sau: 1 dag = 10 g nên 60 dag = 600g. Bây giờ ta so sánh 600g vừa đổi và 600g đề bài cho thấy chúng bằng nhau nên 600 g = 60 dag.

Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

Một ôtô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được 3 tạ muối. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu yến?

Bài toán này để tính được ô tô đó chở cả hai lần được bao nhiêu yến thì phải đưa số muối chở ở hai lần về cùng đơn vị đo là yến.

Ta có:

1 tấn = 100 yến => 3 tấn = 300 yến

1 tạ = 10 yến => 3 tạ = 30 yến

Cả hai lần chuyến xe đó chở: 300 yến + 30 yến = 330 yến

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Danh sách Bảng đơn vị đo khối lượng tại chuyên mục Toán học, Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: tbtvn.org

Từ khóa » đo Lường Của Khối Lượng