Danh Sách Các Khu Công Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Các khu công nghiệp
  • 2 Khu công nghệ thông tin
  • 3 Các cụm công nghiệp
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Đổi hướng từ Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh)
Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Xin hãy giúp cải thiện bài viết này bằng cách thêm các liên kết có liên quan đến ngữ cảnh trong văn bản hiện tại. (tháng 8 2020)

Bắc Ninh hiên nay có 15 khu công nghiệp (KCN) tập trung, 1 khu công nghệ thông tin và hơn 30 cụm công nghiệp.[1] Tổng diện tích 6.847 ha; với tổng diện tích đất công nghiệp được quy hoạch cho thuê 2.138,53 ha, diện tích đã thu hồi 1.682,95 ha, đã cho thuê 1.259,81 ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích quy hoạch đạt 58,91%; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích thu hồi đạt 74,86%.[2]

Các KCN được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, các hệ thống đường giao thông trong KCN, cấp nước sạch, xử lý nước thải được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn, các dịch vụ viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm... cũng được đưa vào KCN. Một số KCN đã gắn việc đầu tư hạ tầng với xây dựng nhà ở cho người lao động, khu đô thị, khu vui chơi giải trí,... Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh - trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề.[3]

Các khu công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Khu công nghiệp Tiên Sơn - Quy mô: 410 ha
  2. Khu công nghiệp Quế Võ 1[4] - Quy mô: 640 ha
  3. Khu công nghiệp Quế Võ 2 - Quy mô: 270 ha
  4. Khu công nghiệp Quế Võ 3 - Quy mô: 521,7 ha
  5. Khu công nghiệp Yên Phong 1[5] - Quy mô: 651 ha
  6. Khu công nghiệp Yên Phong 2 - Quy mô: 1200 ha
  7. Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn - Quy mô: 572 ha
  8. Khu công nghiệp HANAKA - Quy mô: 74 ha
  9. Khu công nghiệp Nam Sơn - Hạp Lĩnh - Quy mô: 1000 ha
  10. Khu công nghiệp Thuận Thành 1 - Quy mô: 200 ha
  11. Khu công nghiệp Thuận Thành 2 - Quy mô: 240 ha
  12. Khu công nghiệp Thuận Thành 3 - Quy mô: Tổng diện tích quy hoạch là 10.000 ha Lớn nhất cả nước
  13. Khu công nghiệp Gia Bình - Quy mô: 300 ha
  14. Khu công nghiệp Gia Bình 2
  15. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP)[6] - Quy mô: 700 ha là hợp tác của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Singapore
  • Trong tương lai sẽ có thêm hai KCN tập trung tại khu vực xã Ngũ Thái và xã Nguyệt Đức thuộc thị xã Thuận Thành và khu vực xã Vạn Ninh thuộc huyện Gia Bình với tổng diện tích là 500,0 ha.

Tổng diện tích quy hoạch là 9070,7Ha chiếm khoảng 11% diện tích cả tỉnh (chưa bao gồm các cụm công nghiệp). Hiện nay, diện tích các khu công nghiệp khoảng 6.847Ha tương đương 8,32% diện tích cả tỉnh (chưa tính các cụm công nghiệp)

Khu công nghệ thông tin

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh[7] - Quy mô: diện tích 95,5ha thuộc 02 xã Liên Bão, huyện Tiên Du và Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, bao gồm một toà nhà điều hành trung tâm 11 tầng, khu thương mại - dịch vụ - triển lãm, các tòa nhà làm việc 5 tầng, khu nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin (CNTT), khu nhà cao cấp cho các chuyên gia và hệ thống CNTT hiện đại bậc nhất Việt Nam. Cùng với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tạo thành ba khu công nghệ cao trọng điểm của đất nước.

Các cụm công nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cụm công nghiệp Đình Bảng
  • Cụm công nghiệp Hà Mãn-Trí Quả
  • Cụm công nghiệp Phong Khê
  • Cụm công nghiệp Đông Thọ
  • Cụm công nghiệp Xuân Lâm
  • Cụm công nghiệp Võ Cường
  • Cụm công nghiệp Thanh Khương
  • Cụm công nghiệp Tân Hồng
  • Cụm công nghiệp Đồng Quang
  • Cụm công nghiệp Châu Khê
  • Cụm công nghiệp Táo Đôi - Lương Tài
  • Cụm công nghiệp Phú Lâm (Tiên Du)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh”. Techftc.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ “CÁC KCN BẮC NINH - ĐIỂM SÁNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ”. Trang tin điện tử Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ “Bắc Ninh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư”. Báo Lạng Sơn. ngày 22 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ K.D. (ngày 26 tháng 4 năm 2003). “Khởi công khu công nghiệp - đô thị lớn nhất miền Bắc”. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ Phan Hiển. “Mở rộng khu công nghiệp Yên Phong I”. Báo điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ “Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore”. Trang web Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2013.
  7. ^ Trần Thủy (27 tháng 4 năm 2004), Khởi công xây dựng Khu công nghệ thông tin Bắc Ninh, Vietnamnet

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức của các khu công nghiệp tại Bắc Ninh
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Danh_sách_khu_công_nghiệp_tỉnh_Bắc_Ninh&oldid=70474920” Thể loại:
  • Khu công nghiệp
  • Địa lý kinh tế Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam
  • Bắc Ninh
  • Kinh tế Bắc Ninh
  • Danh sách (Việt Nam)
Thể loại ẩn:
  • Bài viết có quá ít liên kết wiki
  • Tất cả bài viết cần được wiki hóa

Từ khóa » Các Khu Cn ở Bắc Ninh