Danh Sách Các Loại Gỗ Quý Hiếm Nhóm 1a Và Top ...
Có thể bạn quan tâm
Gỗ nhóm 1a là các loại gỗ quý hiếm nhất, có giá trị cao về mặt kinh tế nên thường bị khai thác trái phép nhiều dẫn đến nguy cơ chúng có khả năng bị tuyệt chủng lớn. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về các loại gỗ quý hiếm nhóm 1A để các bạn hiểu rõ hơn về nó nhé.
Gỗ quý hiếm nhóm 1A có giá trị kinh tế rất cao
Mục lục
- 1 Đặc điểm chung của các loại gỗ nhóm 1a
- 2 Danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm 1A
- 3 Top các loại gỗ quý hiếm nhóm 1A có mùi thơm và quý hiếm nhất
- 3.1 Gỗ Cẩm lai
- 3.2 Giáng hương
- 3.3 Cẩm liên
- 3.4 Bàng lang cườm
- 3.5 Gỗ Cẩm thị
- 3.6 Gỗ Đỏ
- 3.7 Gỗ gụ
- 3.8 Gỗ Du Sam
- 3.9 Gỗ Sưa
- 3.10 Gỗ Huệ mộc
- 3.11 Trầm Hương
- 3.12 Gỗ Hoàng đàn
Đặc điểm chung của các loại gỗ nhóm 1a
Để hiểu hơn vì sao các loại gỗ của nhóm 1A là đểu là các loại gỗ quý hiếm thì các bạn hãy theo dõi những đặc điểm sau đây nhé.
- Tỷ trọng của gỗ nặng (được đo lúc gỗ có độ ẩm là 15%): tỷ trọng càng nặng thì gỗ càng chịu được lực nén và có tính chất cơ lý cực cao.
- Các loại gỗ trong nhóm này đều không bị mối mọt hoặc ít bị tấn công bởi côn trùng.
- Một số loài có mùi thơm đặc trưng và một số loài có mùi hắc.
- Khi sử dụng càng lâu thì các loại gỗ này càng tốt, càng bóng và cứng chắc.
- Các loại gỗ này rất nặng nên khó di chuyển, tạo hình vì vậy cần có các thợ lành nghề mới có thể tạo hình.
- Các loại gỗ ở nhóm này thường phát triển chậm nên phải qua thời gian rất lâu mới có thể có một cây to. Các đường vân gỗ thường rất rõ nét, đẹp thích hợp làm bàn ghế.
Đặc điểm của gỗ quý là vân gỗ rõ ràng
Danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm 1A
Trong nhóm 1A có tổng cộng 41 loại gỗ quý hiếm có các tính chất khác nhau. Dưới đây là danh sách thông tin về các loại gỗ này để các bạn có thể hiểu rõ nhất.
STT | Tên | Tên khoa học | Tên khác | Đặc tính |
1 | Bằng lăng cườm | Lagerstroemia calyculata Pierre ex Laness. | Bằng lăng ổi, thao lao, bằng lăng | Chất lượng trung bình, cứng và nặng, không chịu được thời tiết khắc nghiệt. |
2 | Cẩm lai | Dalbergia oliveri Gamble ex Prain | Trắc lai, cẩm lai bộng, cẩm lai mật | Gỗ có màu trắng vàng với tâm gỗ màu nâu sẫm. Tâm gỗ cứng và nặng |
3 | Cẩm lai Bà Rịa | Dalbergia bariensis Pierr | Vân gỗ đẹp, gỗ có mùi thơm nhẹ | |
4 | Cẩm lai Đồng Nai | Dalbergia dongnaiensis Pierre | Vân gỗ ánh đỏ đẹp | |
5 | Cẩm liên | Shorea siamensis Miq. | Cà gần | Vân ánh đỏ nâu và thớ vân gỗ đẹp. Có giá trị trong y học |
6 | Cẩm thị | Diospyros siamensis Warb | Khó chế tác. Tâm gỗ có màu sắc trắng đen, vân gỗ độc đáo | |
7 | Giáng hương | Pterocarpus pedatus (Pierre) Gagnep. | Độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Có mùi thơm dễ chịu | |
8 | Dáng hương căm-bốt | Pterocarpus cambodianus Pierre | Gỗ đến từ Cambodia, có mùi khá thơm | |
9 | Dáng hương mắt chim | Pterocarpus indicus Willd. | Giáng/dáng hương Ấn | Gỗ chống chống màu mòn cao. Mùi giống hoa hồng |
10 | Dáng hương quả lớn | Pterocarpus macrocarpus Kurz | Gỗ màu nâu xám, tâm màu đỏ nâu. Có độ bền cao | |
11 | Du sam | Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissner | Ngô tùng, du sam đá vôi | Vỏ sần sùi, màu nâu xỉn. Xuất hiện ở vùng núi phía Bắc |
12 | Du sam Cao Bằng | Keteleeria calcarea W.C. Cheng et L.K.Fu | Ngồn gốc từ Cao Bằng. Vân gỗ đẹp | |
13 | Gõ đỏ | Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib | Hồ bì, cà te | Vân gỗ màu đỏ tươi. Vỏ và quả còn dùng được trong y học |
14 | Gỗ Gụ | Sindora maritima Pierre | Loại gỗ thường dùng để làm nhạc cụ | |
15 | Gụ mật | Sindora siamensis Teijsn. ex Miq. | Gõ mật | Có độ bền cao, tâm gỗ màu nâu nhạt hoặc vàng |
16 | Gụ lau | Sindora tonkinensis A.Chev ex K. et S.S. Larsen | Gõ lau, gụ, gõ dầu, gõ sương | Gỗ màu nâu sẫm, mịn. Chống mọt |
17 | Hoàng đàn rủ | Cupressus funebris Endl. | Hoàng đàn liễu, ngọc am | Dùng chưng cất hơi nước để sản xuất tinh dầu |
18 | Huệ mộc | Dalbergia sp | Cứng giống gỗ gụ, có nhiều màu từ nâu đậm đến tím đậm | |
19 | Huỳnh đường | Dysoxylon loureirii (Pierre) Pierre | Sắc ánh đỏ bắt mắt. Dùng làm trang sức | |
20 | Hương tía | Pterocarpus sp | Vân màu cam đỏ. Chống được côn trùng và mối mọt | |
21 | Lát hoa | Chukrasia tabularis A. Juss. | Vỏ cây dùng làm mỹ phẩm và thuốc trị tiêu chảy | |
22 | Lát da đồng | Chukrasia sp | Vân màu vàng hoặc trắng. Vân gỗ không đều | |
23 | Lát chun | Chukrasia sp | Có màu vàng đỏ đến đỏ, hoặc nâu vàng nhạt với màu đỏ nhạt. gỗ gì sẽ bị lão hóa thành màu vàng nhạt hoặc nâu đỏ | |
24 | Lát xanh | Chukrasia var. quadrivalvis Pell | Vân gỗ lượn sóng, đan xen vào nhau, và thường không đều. | |
25 | Lát lông | Chukrasia var. velutina King | Gỗ chịu nước, chống thấm rất tốt | |
26 | Mạy lay | Sideroxylon eburneum A. Chev | Dáng đẹp. Gỗ cứng và dày, chống được mối mọt | |
27 | Mun sừng | Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte | Mun | Màu nâu đen và hơi ánh nâu. Gỗ mịn |
28 | Mun sọc | Diospyros sp | Đắt hơn mun sừng. Vân gỗ màu đen | |
29 | Muồng đen | Senna siamea (Lam.) H.S.Irwin et Barneby | Gỗ màu nâu trung bình đến nâu sẫm, gần như đen. Các sọc có màu nâu sáng hơn tạo độ tương phản bắt mắt | |
30 | Pơ mu | Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.H.Thomas | Gỗ có mùi thơm đặc trưng | |
31 | Sa mu dầu | Cunninghamia konishii Hayata | Sa mộc Quế Phong, thông mụ Nhật | Co mùi thơm ngọt. Chống sâu bệnh, nấm và thối |
32 | Sơn huyết | Melanorrhoea laccifera Pierre | Sơn tiêu, sơn rừng | Thân gỗ chắc chắn. Nhựa gây kích ứng da |
33 | Sưa | Dalbergia tonkinensis Prain | Trắc thối | Có nguồn gốc từ Bắc Ninh. Mùi giống trầm hương khi đốt. Sưa đỏ đắt hơn sưa trăng |
34 | Thông ré | Pinus krempfii Lecomte | Thông lá dẹt | Cây có tán hình vòm rộng gồm nhiều nhánh lớn |
35 | Thông tre | Podocarpus neriifolius D.Don | Bách niên tùng | Thân gỗ hình trụ thẳng, rất ít phân nhánh. Thường dùng làm cây cảnh |
36 | Trai(Nam Bộ) | Fagraea fragrans Roxb. | Trai, vàng dành | Có độ bền cao, lên tới 100 năm. Không bị mối mọt |
37 | Trắc | Dalbergia cochinchinensis Pierre | Cẩm lai nam | Gỗ màu nâu đỏ đến nâu sẫm với các vệt màu nâu sẫm đến đen trong suốt. Vỏ gỗ có một màu trắng vàng nhạt |
38 | Trắc đen | Dalbergia nigra Allem. ex Benth | Gỗ màu sô cô la đậm đến màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ nhạt hơn. Loại gỗ hàng đầu để làm đàn Piano | |
39 | Trắc căm-bốt | Dalbergia cambodiana Pierre | Gỗ cứng, màu đỏ đen và trở nên đen sẫm khi già. | |
40 | Trắc vàng | Dalbergia cultrata Graham. ex Benth. | Trắc dạo, cẩm lai | Gỗ chất lượng tốt, khai thác để lấy gỗ, nhựa và dầu |
41 | Trầm hương | Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. | Trầm, gió bầu | Gỗ có mùi thơm đặc trưng. Giá khá chát |
Top các loại gỗ quý hiếm nhóm 1A có mùi thơm và quý hiếm nhất
Gỗ Cẩm lai
Đây là một loại cây chủ yếu chỉ mọc ở Đông Nam Á và có giá trị kinh tế khá cao nhờ lõi gỗ có màu đỏ rất đẹp mắt, thường sử dụng trong trang trí đồ gỗ và đồ nội thất. Loại gỗ này có màu trắng vàng với tâm gỗ màu nâu sẫm rất cứng và nặng vì vậy những đồ nội thất làm từ Cẩm Lai có độ bền cực cao.
Gỗ cẩm lai có độ bền rất cao
Ngoài loại gỗ Cẩm Lai này trong nhóm gỗ quý hiếm 1A còn thêm gỗ Cẩm Lai Đồng Nai và gỗ Cẩm Lai Bà Rịa. Trong đó Cẩm Lai Bà Rịa đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao bởi mức giá của loại gỗ này cực cao, ít nhất là 40 triệu cho 1m3 gỗ.
Giáng hương
Giáng Hương là một loại gỗ có độ bền tốt có thể chịu được nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt loại gỗ này có mùi thơm đặc trưng kết hợp với các đường vân gỗ rõ nét mang đến một loại gỗ cực phẩm được các thợ thủ công săn đón nhiệt tình. Ngoài ra loại gỗ này còn được dùng để nhuộm quần áo.
Giáng hương có mùi rất đặc trưng
Trong danh sách này còn có thêm 3 loại gỗ giáng hương nữa là gỗ Giáng Hương căm bốt, gỗ dáng hương mắt chim, gỗ dáng hương quả lớn.
Cẩm liên
Cẩm Liên là một loại cây rụng lá có thể cao tối đa tới 30 mét, nhưng thường chỉ cao khoảng 15 – 20 mét. Loại cây này có thể chiết ra nhựa để sử dụng trong công nghệ sản xuất cao su, gỗ của nó có giá trị cao và còn có công dụng trong y học dân gian.
Gỗ Cẩm liên có vân khá đẹp
Màu sắc bắt mắt với ánh đỏ nâu và thớ vân trên gỗ rõ ràng đẹp mắt. Vì vậy, gỗ Cẩm Liên thường được dùng chủ yếu để làm các đồ thủ công mỹ nghệ.
Bàng lang cườm
Gỗ Bàng lang cườm là loại gỗ mọc chủ yếu ở khu vực vườn quốc gia Cát Tiên. Cái tên này được bắt nguồn từ việc vỏ cây có những vệt đốm rất đặc trưng và độc đáo giống như những hạt cườm. Kích thước trung bình của loại cây này cao tới 10 đến 20 m.
Bàng lang cườm được dùng trong rất nhiều mục đích khác nhau
Giống như các loài cây khác cùng họ, gỗ của bàng lang cườm có chất lượng trung bình, cứng và nặng, nhưng không chịu được trong thời tiết khắc nghiệt, thường được sử dụng trong các công trình dân dụng, sàn nhà, vách ngăn và các bộ phận nội bộ khác nói chung, trong trang trí nội thất, nông cụ, thủ công mỹ nghệ,…
Gỗ Cẩm thị
Đây là loại gỗ ít được mọi người biết đến nhất vì hình đáng của loại cây này thường cong, khó chế tạo và phần vỏ cây có màu đen trông không được bắt mắt nên ít được sử dụng. Nhưng sự thật đây là loại gỗ rất đẹp, khi bào đi lớp vỏ đen xấu xí bên ngoài phần gỗ bên trong sẽ có màu sắc trắng đen hòa quyện vào nhau, đường vân rõ nét trông rất độc đáo và bắt mắt.
Gỗ Cẩm thị khá khó chế tác
Gỗ Đỏ
Nó còn có tên gọi khác là hồ bì là một trong các loại gỗ được đánh giá cao nhờ vân gỗ hấp dẫn của nó. Hiện nay, loại gỗ này chỉ còn rất ít nên có giá thành rất cao. Ngoài ra, vỏ cây và quả của cây Gõ Đỏ còn có công dụng tốt trong y học Đông Y.
Gỗ Đỏ có màu vân rất nổi bật
Gỗ gụ
Loại gỗ này được dùng chủ yếu để làm nhạc cụ vì chiều cao thông thường của nó chỉ khoảng 6 – 10m. Vỏ cây có chứa tannin và nhựa có thể được sử dụng làm mồi dụ cá. Không những thế gỗ Gụ còn có hình dáng rất đẹp nên thường được làm cây cảnh và tạo bóng mát.
Gỗ gụ thường dùng để chế tác nhạc cụ
Trong bảng gỗ quý hiếm 1A còn có thêm 2 loại gỗ Gụ nữa là gỗ Gụ mật và gỗ Gụ lau. Cả 2 loại gỗ này đều cứng cáp và được dùng để làm nội thất. Tuy nhiên gỗ gụ mật lại có giá thành thấp hơn và không được ưa chuộng lắm. trong khi gỗ gụ lau lại có giá thành cao và thường được dùng để làm đồ nội thất cao cấp.
Gỗ Du Sam
Đây là loại gỗ mọc ở vùng núi rừng miền bắc, những nơi có độ cao từ 200m – 1500m. Vỏ cây sần sùi có màu nâu xỉn đến đen xám và có vảy. Khi mới chặt loại gỗ này sẽ có màu vàng nhạt nhưng sau một thời gian nó sẽ chuyển sang màu trắng ngà. đây là loại gỗ thường hay được sử dụng để làm thi công cầu đường và đồ nội thất trong nhà.
Gỗ Du Sam dùng nhiều trong nội thất
Trong danh sách gỗ quý hiếm nhóm 1A cũng có loại gỗ Du Sam Cao Bằng. Hiện nó cũng đang bị khai thác quá mức nên các chính quyền tại đây có lệnh cấm khai thác đối với loại gỗ này để đảm bảo nó không bị tuyệt chủng.
Gỗ Sưa
Loại gỗ này có nguồn gốc từ Bắc Ninh, có giá trị rất cao. Nó có khả năng bền bỉ, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt. Loại gỗ này cũng được ưa chuộng và sử dụng nhiều bởi có màu đỏ ruby đẹp mắt. Có 2 loại gỗ Sưa là gỗ đỏ và trắng, gỗ trắng đốt lên không có mùi nhưng gỗ đỏ đốt lên lại có mùi như mùi trầm hương.
Gỗ Sưa có giá trị rất cao
Gỗ Huệ mộc
Đây là loại gỗ có cùng nguồn gốc với gỗ Cẩm Lai, rất cứng và được sử dụng để làm nội thất. Gỗ Huệ mộc có rất nhiều màu từ nâu đậm đến tím đậm cùng những vệt đen đậm sắc và rõ nét mang lại giá trị cao cho các sản phẩm được làm ra. Nó rất khó để xử lý tạo kiểu bằng các dụng cụ cầm tay, vì vậy nên rất tốn kém và cần thợ tay nghề cao mới làm được.
Chế tác gỗ Huệ mộc không hề dễ dàng
Trầm Hương
Đây là là loại gỗ đắt nhất thế giới hiện nay và được sử dụng để làm nhang chất lượng cao từ nhiều thế kỷ. Nó có mùi hương dễ chịu, ngọt ngào thường thấy trong các ngày lễ, giỗ, cúng. Trầm hương là một laoij hương liệu được dùng phổ biến trong y học giúp trị các bệnh cảm lạnh.
Trầm hương là gỗ đắt nhất thế giới
Ngoài các loại gỗ bên trên thì trong nhóm 1A còn có các loại gỗ ít được biết đến như: gỗ Huỳnh đường, hương tía, lát hoa, lát da đồng, lát chun, lát xanh, lát lông, mạy lay, mun sừng, mun sọc, muồng đen, pơ mu, sơn huyết, thông ré, thông tre, trai, trắc, trắc đen, trắc căm bốt, tắc vàng
Gỗ Hoàng đàn
Loại gỗ này còn được gọi là ngọc am, là một loài cây bách có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây có thể mọc cao tới tận 30 mét, tán lá rậm rạp, độ che phủ lớn và thường được trồng để làm cây cảnh. Loại gỗ này thường được chưng cất hơi nước để sản xuất ra tinh dầu nhưng vẫn được nhiều người sử dụng để làm nội thất vì nó có độ bền cao.
Tinh dầu từ Gỗ Hoàng đàn rất giá trị
Việt nam có hơn 500 loại gỗ khác nhau và được phân loại quý hiếm dựa vào đặc tính nổi bật của từng loại. Các loại gỗ quý hiếm có giá trị rất cao nên rất nhiều khai thác trái phép dẫn đến nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hy vọng bài viết này giúp giải đáp mọi thắc mắc về các loại gỗ quý hiếm nhóm 1a cho các bạn.
Từ khóa » Các Loại Gỗ Quý Nhóm 1
-
Gỗ Nhóm I - Các Loại Cây Gỗ Nhóm 1, đặc Tính, ứng Dụng
-
DANH SÁCH Gỗ Quý Hiếm Nhóm 1a Hiện Nay Và đặc điểm Từng Loại
-
Các Loại Gỗ Quý Nhóm 1, 2, 3, 4 Và 10 Loại Gỗ ... - Sửa đồ Gỗ Tuấn Đạt
-
Danh Sách Cây Cho Gỗ Nhóm 1 ở Việt Nam - Wikipedia
-
Danh Sách Các Loại Gỗ Nhóm 1 Quý Giá Tại Việt Nam [CẬP NHẬT 2021]
-
Gỗ Nhóm 1 Gồm Những Loại Nào? Loại Gỗ Nào Bị Cấm Khai Thác?
-
Phân Loại Các Nhóm Gỗ Theo Quy định Mới Nhất ở Việt Nam
-
Tổng Hợp Danh Sách Gỗ Quý Hiếm Nhóm 1a đắt Hơn Cả Vàng
-
Gỗ Nhóm 1 Việt Nam Gồm Những Loại Nào?
-
DANH SÁCH Gỗ Quý Hiếm Nhóm 1a Hiện Nay Và đặc điểm Từng Loại
-
Các Loại Gỗ Quý Nhóm 1, 2, 3, 4 Và 10 Loại Gỗ đắt Nhất Thế Giới
-
Tổng Hợp Danh Sách Các Loại Gỗ Quý ở Việt Nam
-
Danh Sách Cây Gỗ Thuộc Nhóm 1 Quý Hiếm Tại Việt Nam
-
Bảng Phân Loại Nhóm Gỗ Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam