Danh Sách đỉnh Núi Cao Nhất Việt Nam - Wikipedia

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích Việt Nam, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó địa hình cao dưới 1.000m chiếm 85%, núi trung bình (1.000m - 2.000 m) chiếm 14% và núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1% diện tích. Phần lớn các đỉnh núi cao nhất Việt Nam nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, một số thuộc dãy Trường Sơn và khối núi thượng nguồn sông Chảy.

Bia đỉnh núi Fansipan đánh dấu độ cao và ngôi sao để đánh dấu lãnh thổ của nước việt nam

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách các đỉnh núi nổi bật và có độ cao tuyệt đối từ 2000 mét trở lên đã được khám phá ở Việt Nam.

Hạng Tên (tên khác) Độ cao tuyệt đối (mét) Vị trí Dãy núi Tọa độ Hình ảnh bia đỉnh núi Ghi chú
1 Fansipan[1] 3.147 Sa Pa, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°20′51″B 103°49′3″Đ / 22,3475°B 103,8175°Đ / 22.34750; 103.81750 Đỉnh núi cao nhất Việt Nam và Đông Dương
2 Pu Si Lung[2] 3.083 Mường Tè, Lai Châu Pu Si Lung 22°37′38″B 102°47′9″Đ / 22,62722°B 102,78583°Đ / 22.62722; 102.78583 Đỉnh núi cao nhất nằm ngoài dãy Hoàng Liên Sơn và cũng là điểm cao nhất nằm trên đường biên giới Việt Nam
3 Pu Ta Leng[3] 3.049 Tam Đường, Lai Châu Hoàng Liên Sơn 22°25′22″B 103°36′12″Đ / 22,42278°B 103,60333°Đ / 22.42278; 103.60333
4 Ky Quan San[4] (Bạch Mộc Lương Tử) 3.046 Bát Xát, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°30′28″B 103°35′15″Đ / 22,50778°B 103,5875°Đ / 22.50778; 103.58750
5 Khang Su Văn[5] (Phàn Liên San) 3.012 Phong Thổ, Lai Châu Hoàng Liên Sơn 22°45′12″B 103°26′24″Đ / 22,75333°B 103,44°Đ / 22.75333; 103.44000
6 Tả Liên Sơn[6] (Cổ Trâu) 2.996 Tam Đường, Lai Châu Hoàng Liên Sơn 22°27′47″B 103°33′22″Đ / 22,46306°B 103,55611°Đ / 22.46306; 103.55611
7 Phú Lương[7] (Pú Luông, Phu Song Sung, Chung Chua Nhà, Tà Chì Nhù) 2.985 Trạm Tấu, Yên Bái Hoàng Liên Sơn 21°34′15″B 104°18′23″Đ / 21,57083°B 104,30639°Đ / 21.57083; 104.30639
8 Pờ Ma Lung[8] (Bạch Mộc Luơng) 2.967 Phong Thổ, Lai Châu Hoàng Liên Sơn 22°37′37″B 103°29′10″Đ / 22,62694°B 103,48611°Đ / 22.62694; 103.48611
9 Nhìu Cồ San[9] 2.965 Bát Xát, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°35′4″B 103°35′1″Đ / 22,58444°B 103,58361°Đ / 22.58444; 103.58361
10 Chung Nhía Vũ[10] 2.918 Phong Thổ, Lai Châu Hoàng Liên Sơn 22°36′48″B 103°30′14″Đ / 22,61333°B 103,50389°Đ / 22.61333; 103.50389
11 Lùng Cúng[11] 2.913 Mù Cang Chải, Yên Bái Hoàng Liên Sơn 21°54′9″B 104°13′51″Đ / 21,9025°B 104,23083°Đ / 21.90250; 104.23083
12 Nam Kang Ho Tao[12] 2.881 Văn Bàn, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°09′3″B 103°58′12″Đ / 22,15083°B 103,97°Đ / 22.15083; 103.97000
13 Tà Xùa[13] 2.865

Trạm Tấu, Yên Bái

Hoàng Liên Sơn 21°26′1″B 104°18′13″Đ / 21,43361°B 104,30361°Đ / 21.43361; 104.30361
14 Lảo Thẩn[14] 2.860 Bát Xát, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°36′38″B 103°41′10″Đ / 22,61056°B 103,68611°Đ / 22.61056; 103.68611
15 Ngũ Chỉ Sơn[15] (Tả Giàng Phình) 2.858 Sa Pa, Lào Cai Hoàng Liên Sơn 22°24′46″B 103°44′23″Đ / 22,41278°B 103,73972°Đ / 22.41278; 103.73972
16 Sa Mu[16] (U Bò) 2.756 Bắc Yên, Sơn La Hoàng Liên Sơn 21°21′16″B 104°25′49″Đ / 21,35444°B 104,43028°Đ / 21.35444; 104.43028
17 Pu Xai Lai Leng[17] 2.720

Kỳ Sơn, Nghệ An

Trường Sơn Bắc 19°11′52″B 104°10′54″Đ / 19,19778°B 104,18167°Đ / 19.19778; 104.18167 Đỉnh núi cao nhất nằm ngoài miền Bắc Việt Nam
18 Cú Nhù San[18] 2.662 Bát Xát, Lào Cai Hoàng Liên Sơn
19 Ngọc Linh[19] 2.605 Đăk Glei, Kon Tum Trường Sơn Nam 15°04′9″B 107°58′30″Đ / 15,06917°B 107,975°Đ / 15.06917; 107.97500 Đỉnh núi cao nhất nửa phía nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân)
20 Chư Yang Sin[20] 2.442 Krông Bông, Đắk Lắk Trường Sơn Nam 12°24′22″B 108°25′27″Đ / 12,40611°B 108,42417°Đ / 12.40611; 108.42417
21 Tây Côn Lĩnh[21] 2.428 Vị Xuyên, Hà Giang Tây Côn Lĩnh (thượng nguồn sông Chảy) 22°48′26″B 104°47′14″Đ / 22,80722°B 104,78722°Đ / 22.80722; 104.78722 Điểm cao nhất vùng Đông Bắc
22 Chiêu Lầu Thi[22] (Kiều Liêu Ti) 2.402 Hoàng Su Phì, Hà Giang Tây Côn Lĩnh (thượng nguồn sông Chảy) 22°39′40″B 104°36′10″Đ / 22,66111°B 104,60278°Đ / 22.66111; 104.60278

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nẵng, Báo Công an TP Đà. “Xác định độ cao chính xác của đỉnh Fansipan”. cadn.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Chinh phục đỉnh Pu Si Lung - Lai Châu”. laichau.gov.vn. 2 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “Chinh phục đỉnh Pu Ta Leng hùng vĩ”. laichau.gov.vn. 16 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ VnExpress. “Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ VnExpress. “Chinh phục cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “Trekking Tả Liên Sơn - Khám phá khu rừng cổ tích”. laichau.gov.vn. 18 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “Núi Phú Lương”, Wikipedia tiếng Việt, 10 tháng 11 năm 2024, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2024
  8. ^ VnExpress. “Chinh phục đỉnh Pờ Ma Lung miền biên ải”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ VnExpress. “Băng rừng leo đỉnh Nhìu Cồ San”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ “Cổng thông tin du lịch Lai Châu”. dulich.laichau.gov.vn. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ vietnamtourism.gov.vn https://vietnamtourism.gov.vn/post/36928. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  12. ^ viettrekking (7 tháng 4 năm 2020). “Nam Kang Ho Tao cung trekking khó leo nhất Tây Bắc Việt Nam”. Viettrekking. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ VnExpress. “Núi non hùng vỹ trên đỉnh Tà Xùa - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  14. ^ “Kinh nghiệm du lịch núi Lảo Thẩn (nóc nhà Y Tý) 2 ngày 1 đêm”. Cẩm nang du lịch Việt Nam. 28 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ Trí, Dân. “Hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn - đệ nhất hùng sơn Tây Bắc”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  16. ^ La, Báo Sơn. “Kỳ vĩ đỉnh U Bò -”. baosonla.org.vn. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  17. ^ VnExpress. “Thám hiểm đỉnh Pu Xai Lai Leng hơn 2.700 m - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ VnExpress. “Đến Cú Nhù San ngắm dải ngân hà”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ “Lên đỉnh trời Ngọc Linh đi tìm miền sâm cổ”. namtramy.quangnam.gov.vn (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  20. ^ “Đỉnh núi Chư Yang Sin, "nóc nhà" của Đắk Lắk”. bachmahotel.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  21. ^ VnExpress. “Tây Côn Lĩnh, nóc nhà Đông Bắc”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  22. ^ VnExpress. “Săn mây trên đỉnh Chiêu Lầu Thi”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2023.
  • x
  • t
  • s
Việt Nam 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam
  • Fansipan
  • Pu Si Lung
  • Pu Ta Leng
  • Ky Quan San
  • Khang Su Văn
  • Tả Liên Sơn
  • Phu Luông
  • Pờ Ma Lung
  • Nhìu Cồ San
  • Chung Nhía Vũ
  • Di tích đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » Dãy Núi Cao Nhất Việt Nam